Sắt(III) sulfat
Sắt(III) sunfat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Sắt(III) sulfate |
Tên khác | Ferric sunfat Sắt sesquisunfat Sắt(III) sunfat(VI) Ferric sunfat(VI) Sắt sesquisunfat(VI) Ferrum(III) sunfat Ferrum sesquisunfat Ferrum(III) sunfat(VI) Ferrum sesquisunfat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEBI | |
Số RTECS | NO8505000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Fe2(SO4)3 |
Khối lượng mol | 399,8848 g/mol (khan) 489,9612 g/mol (5 nước) 562,02232 g/mol (9 nước) 724,15984 g/mol (18 nước) |
Bề ngoài | tinh thể xám nhạt (khan) chất rắn màu da (5 nước) chất rắn màu cam (9 nước) |
Khối lượng riêng | 3,097 g/cm³ (khan) 1,898 g/cm³ (5 nước) |
Điểm nóng chảy | 480 °C (753 K; 896 °F) (khan) 175 °C (347 °F) (9 nước) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | hòa tan ít (khan) 440 g/100 mL (20 °C, 9 nước) |
Độ hòa tan | hòa tan ít trong cồn không tan trong axeton, etyl axetat không hòa tan trong axit sunfuric, tạo phức với amonia |
Chiết suất (nD) | 1,814 (khan) 1,552 (9 nước) |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
LD50 | 500 mg/kg (đường miệng, chuột) |
REL | TWA 1 mg/m³[1] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Sắt(III) chloride Sắt(III) nitrat |
Hợp chất liên quan | Sắt(II) sunfat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sắt(III) sunfat là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học Fe2(SO4)3, muối sunfat của sắt hóa trị 3. Thường màu vàng, đó là muối tinh thể hình thoi và hòa tan trong nước ở nhiệt độ phòng. Nó được sử dụng trong công nghiệp nhuộm như một chất giữ màu, và như một chất kết tụ cho các chất thải công nghiệp. Nó cũng được sử dụng trong các chất nhuộm, và trong các bồn tẩy tạp chất cho nhôm và thép.[2] Về mặt y học, nó được sử dụng làm chất làm se vết thương.[3]
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(III) sunfat được sản xuất trên quy mô lớn bằng cách kết hợp phản ứng giữa axit sunfuric, một dung dịch sắt(II) sunfat nóng và một chất oxy hóa (như axit nitric hoặc hydro peroxide).[4]
- 2FeSO4 + H2SO4 + H2O2 → Fe2(SO4)3 + 2H2O
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]Fe2(SO4)3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Fe2(SO4)3·2NH3 là chất rắn màu nâu, Fe2(SO4)3·3NH3 là chất rắn màu nâu sáng, Fe2(SO4)3·8NH3·4H2O là bột màu đỏ nâu, Fe2(SO4)3·9NH3 tương tự triamin[5], Fe2(SO4)3·12NH3 là bột màu nâu đen[6] hay Fe2(SO4)3·13NH3 là chất rắn màu nâu.[5]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards #0346”. Viện An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH).
- ^ Ferric sulfate. The Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. Truy cập November, 2007.
- ^ Ferric sulfate Lưu trữ 2008-09-26 tại Wayback Machine. Online medical dictionary. Truy cập tháng 11, 2007
- ^ Iron compounds. Encyclopædia Britannica Article. Truy cập tháng 11, 2007
- ^ a b Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 391–392. Truy cập 22 tháng 3 năm 2021.
- ^ Chemical Abstracts, Tập 11,Số phát hành 21-24 (American Chemical Society., 1917), trang 2979 – [1]. Truy cập 8 tháng 5 năm 2020.