Sắt(II) carbonat
Sắt(II) carbonat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Sắt(II) cacbonat |
Tên khác | Ferơ cacbonat Sắt cacbonat Sắt monocacbonat Sắt(II) cacbonat(IV) Ferơ cacbonat(IV) Sắt cacbonat(IV) Sắt monocacbonat(IV) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | FeCO3 |
Khối lượng mol | 115,8562 g/mol |
Bề ngoài | bột màu trắng hoặc tinh thể |
Khối lượng riêng | 3,9 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | phân hủy |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,0067 g/l;[1] Ksp = 1,28 × 10-11 |
Độ hòa tan | tan trong hydroxylamin (tạo phức) |
MagSus | +11,300·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Chóp lục phương / ba nghiêng (32/m) |
Nhóm không gian | R 3c, a = 4,6916 Å, c = 15,3796 Å |
Tọa độ | 6 |
Nhiệt hóa học | |
Các nguy hiểm | |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(II) cacbonat Kẽm cacbonat |
Cation khác | Sắt(III) cacbonat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sắt(II) cacbonat, hoặc sắt cacbonat, là một hợp chất hóa học vô cơ với công thức FeCO3, xuất hiện ở tự nhiên như khoáng siderit. Ở nhiệt độ bình thường, nó là một chất rắn màu trắng bao gồm các ion Fe2+
và anion cacbonat CO2−
3.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(II) cacbonat có thể được điều chế bằng phản ứng của hai ion, như sắt(II) chloride và natri cacbonat:
- FeCl2 + Na2CO3 → FeCO3↓ + 2NaCl
Sắt(II) cacbonat có thể được điều chế từ các dung dịch của muối sắt(II), như là sắt(II) perchlorat, với natri bicacbonat, giải phóng carbon dioxide:
Sel và những người khác sử dụng phản ứng này (nhưng với FeCl2 thay vì Fe(ClO4)2) ở 0,2 M để tạo FeCO3 vô định hình.
Cần cẩn thận để loại trừ O2 khỏi dung dịch, bởi vì ion Fe2+ dễ bị oxy hóa đến Fe3+, đặc biệt ở pH trên 6.
Sắt(II) cacbonat cũng tạo thành trực tiếp trên các bề mặt thép hoặc sắt tiếp xúc với các dung dịch của carbon dioxide, tạo thành một khối sắt(II) cacbonat:
- Fe + CO2 + H2O → FeCO3 + H2↑
Tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Sự phụ thuộc của độ hòa tan trong nước vào nhiệt độ được Wei Sun xác định theo công thức:[2]
Trong đó T là nhiệt độ tính theo Kenvin, I là độ ion hóa.
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(II) cacbonat đã được sử dụng làm chất bổ sung sắt để điều trị chứng thiếu máu.
Độc hại
[sửa | sửa mã nguồn]Sắt(II) cacbonat là chất độc; liều gây tử vong là từ 0,5 đến 5 g/kg (từ 35 đến 350 g đối với người 70 kg).
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]FeCO3 còn tạo một số hợp chất với NH2OH, như FeCO3·2NH2OH có màu đỏ đậm trong dung dịch.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Patty, F., ed. (1963): "Industrial Hygiene and Toxicology"; volume II: 'Toxicology". 2nd ed. Interscience. Page 1053.
- ^ Wei Sun, 2006: Kinetics of iron carbonate and iron sulfide scale formation in CO2/H2S corrosion. PhD Thesis, Ohio University, công thức 16, trang 37.
- ^ Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie (J.A. Barth; 1894), trang 142. Truy cập 7 tháng 6 năm 2020.