Bước tới nội dung

Trận Vittorio Veneto

45°57′21″B 12°20′49″Đ / 45,95583°B 12,34694°Đ / 45.95583; 12.34694
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Vittorio Veneto
Một phần của Mặt trận Ý trong Chiến tranh thế giới thứ nhất

Trận Vittorio Veneto
Thời gian23 tháng 10-3 tháng 11 năm 1918
Địa điểm45°57′21″B 12°20′49″Đ / 45,95583°B 12,34694°Đ / 45.95583; 12.34694
Kết quả

Ý chiến thắng

Đế quốc Áo-Hung sụp đổ
Tham chiến
Ý Ý
 Đế quốc Anh
 Pháp
Bohemia Quân đoàn Tiệp Khắc
 Hoa Kỳ
 Áo-Hung
Chỉ huy và lãnh đạo
Ý Armando Diaz Đế quốc Áo-Hung Svetozar Boroevic von Bojna
Lực lượng

57 sư đoàn[1] bao gồm

  • 51 sư đoàn Ý
  • 3 sư đoàn Anh
  • 2 sư đoàn Pháp
  • 1 sư đoàn Tiệp Khắc
  • 1 trung đoàn Hoa Kỳ[2]
    7.700 pháo
61 sư đoàn[3]
6.030 pháo
Thương vong và tổn thất
37.461 người chết và bị thương 35.000 người chết
100.000 bị thương
300.000 bị bắt làm tù binh

Trận Vittorio Veneto là trận đánh diễn ra từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1918 giữa ÝĐế quốc Áo-Hung tại Vittorio Veneto trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của mặt trận Ý trong đệ nhất thế chiến với thắng lợi thuộc về Ý[4][5][6] và sau thất bại ở trận này, ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đã đầu hàng các nước phe Hiệp ước và chẳng lâu sau đó Đế quốc Áo-Hung cũng tan rã vào ngày 16 tháng 11 năm 1918.

Hoàn cảnh dẫn đến trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận Caporetto từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 9 tháng 11 năm 1917 tại Kobarid, Quân đội Ý thảm bại và mất 300 000 người. Thất bại này đã khiến quân đội Italia phải tổ chức rút lui và dẫn đến sự thay đổi tổng tư lệnh, tướng Armando Diaz lên thay tướng Luigi Cadorna. Tướng Diaz ngay lập tức tổ chức lại quân đội, chặn lại các đợt tấn công của quân đội Áo-Hung và ổn định lại phòng tuyến sông Piave. Chiến thắng của quân đội Ý trong trận sông Piave vào tháng 6 năm 1918 lấy lại hi vọng cho họ về chiến thắng cuối cùng tại chiến trường Ý. Đến tháng 7 năm 1918, quân Đức đã suy kiệt ở mặt trận phía Tây và không còn đủ sức giúp đỡ đồng minh Áo-Hung nên quân đội Ý quyết định tổ chức 1 cuộc tổng tấn công lớn cuối cùng để đánh bại hoàn toàn Đế quốc Áo-Hung.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 10 năm 1918, quân đội Ý do tướng Armando Diaz chỉ huy có sự trợ giúp của liên quân Anh-Pháp-Mỹ tổ chức cuộc phản công cuối cùng ở mặt trận Ý.

Sau khi vượt sông Piave, quân đội Italia đã nhanh chóng chiếm lấy Vittorio ("Veneto" được đưa thêm vào địa danh này năm 1925) rồi tiến lên chiếm Trento, chặn đường rút lui của quân Áo. Tướng Graziani của tập đoàn quân 11 Ý cho quân tiến lên với sự yểm trợ của tập đoàn quân số 9. Ngày 30 tháng 10 năm 1918, quân đội Áo-Hung đã bị chia làm hai và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 3 tháng 11 năm 1918 khi Đế quốc Áo-Hung đầu hàng các nước phe Hiệp ước thì trận Vittorio Veneto cũng kết thúc. Kết quả cuối cùng là Áo-Hung tổn thất 300.000 người và từ 300.000 đến 500.000 người bị bắt làm tù binh (50.000 vào ngày 31 tháng 10, 100.000 vào ngày 1 tháng 11, 428.000 vào ngày 4 tháng 11). Ý mất 38.000 người, phía liên quân tỏn thất 145 lính Pháp và 374 lính Anh.

Trận đánh này cũng đánh dấu sự kết thúc của mặt trận Ý trong Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như sự tan rã của Đế quốc Áo-Hung.[7][8] Nhiều phần lãnh thổ của đế quốc này đã tuyên bố độc lập, ngay cả trước khi Áo-Hung tuyên bố đầu hàng. Sự đầu hàng của đồng minh chính trong cuộc chiến cũng khiến cho đế quốc Đức không thể tiếp tục chiến tranh.[7][9] Ngày 11 tháng 11, đế quốc Đức đã chính thức đầu hàng khi trước đó hoàng đế Đức Wilhelm II đã phải thoái vị và chạy sang Hà Lan vào thời điểm cách mạng Đức bùng nổ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stavenson, David, With our backs to the wall. Victory and defeat in 1918, ISBN 978-0-7139-9840-5, Harvard University Press, 2011, p. 157: "According to the Comando supremo the Allies had 57 divisions and 7,700 guns."Google Book
  2. ^ Duffy, Michael (1 tháng 2 năm 2002). “The Battle of Vittorio Veneto, 1918”. FirstWorldWar.com. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ Stavenson, David, With our backs to the wall. Victory and defeat in 1918, ISBN 978-0-7139-9840-5, Harvard University Press, 2011, p. 157: "According to Austrian sources, on the eve of the battle the Austro-Hungarian forces comprised 55 infantry and 6 cavalry divisions"Google Book
  4. ^ Burgwyn, H. James: Italian foreign policy in the interwar period, 1918-1940. Greenwood Publishing Group, 1997. trang 4. ISBN 0275948773
  5. ^ Schindler, John R.: Isonzo: The Forgotten Sacrifice of the Great War. Greenwood Publishing Group, 2001. trang 303. ISBN 0275972046
  6. ^ Mack Smith, Denis: Mussolini. Knopf, 1982. trang 31. ISBN 0394506944
  7. ^ a b "...Ludendorff đã viết:Tại Vittorio Veneto, Áo đã thua không những một trận đánh, mà cả cuộc chiến, kéo theo cả Đức vào thất bại của họ. Giả sử nếu không có thất bại tại Vittorio Veneto, chúng ta đã có thể duy trì liên minh quân sự với vương triều Áo-Hung để cầm cự trong suốt mùa đông, đưa chúng ta đến một điều kiện hòa bình bớt khắc nghiệt hơn vì Đồng minh cũng đang ở trong tình trạng kiệt quệ." Pasoletti, Ciro: A Military History of Italy. Greenwood Publishing Group, 2008, trang 150. ISBN 0275985059
  8. ^ "The Battle of Vittorio Veneto during October and November saw the Austro-Hungarian forces collapse in disarray. Thereafter the empire fell apart rapidly." Marshall Cavendish Corporation: History of World War I. Marshall Cavendish, 2002, trang 715-716. ISBN 0761472347
  9. ^ Robbins, Keith: The First World War. Oxford University Press, 2002, trang 79. ISBN 0192803182