Bước tới nội dung

Trần Vũ (huấn luyện viên bóng đá)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Vũ
Thông tin cá nhân
Ngày sinh 18 tháng 4, 1955 (69 tuổi)
Nơi sinh    Đà Nẵng, Việt Nam
Vị trí Tiền đạo (đã nghỉ)
CLB chuyên nghiệp1
Năm CLB Trận (Bàn)*
1976-1988 Quảng Nam Đà Nẵng    
Sự nghiệp HLV
1992-1994
2000-2001
2003
2006
2009-2010
2011-2012
Quảng Nam Đà Nẵng
Đà Nẵng
Đà Nẵng
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Nam

1 Chỉ tính số trận và số bàn thắng
được ghi ở giải Vô địch quốc gia.
* Số trận khoác áo (Số bàn thắng)

Trần Vũ (sinh 18 tháng 4 năm 1955 tại Đà Nẵng), biệt danh Vũ "đen" [1], là một huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ người Việt Nam. Ông là huấn luyện viên đưa đội bóng Quảng Nam - Đà Nẵng (tiền thân của câu lạc bộ Đà Nẵng hiện tại) lần đầu tiên vô địch quốc gia vào năm 1992 [2].

Sự nghiệp cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Vũ từng là sinh viên Đại học Bách khoa nhưng bỏ sự nghiệp học hành để theo bóng đá [1]. Ông bắt đầu sự nghiệp cầu thủ với đội bóng Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng vào năm 1976 khi 21 tuổi. Ông đã cùng đội bóng vô địch giải Trường Sơn 1976 (giải đấu dành cho các đội bóng miền Trung) và bản thân giành danh hiệu vua phá lưới [2]. Trần Vũ cũng có mặt trong đội hình câu lạc bộ Quảng Nam – Đà Nẵng giành ngôi á quân quốc gia năm 1987.

Sự nghiệp huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, Trần Vũ kế nhiệm vị trí của huấn luyện viên kỳ cựu Vũ Văn Tư dẫn dắt đội bóng Quảng Nam - Đà Nẵng, trở thành huấn luyện viên người Đà Nẵng trẻ nhất dẫn dắt câu lạc bộ (37 tuổi) [1]. Ngay ở mùa bóng này, ông đã đưa họ đoạt chức vô địch quốc gia đầu tiên. Với đội hình có nhiều cầu thủ tài năng, được coi là "thế hệ vàng" của bóng đá Đà Nẵng thời đó như Phan Thanh Hùng, Phan Công Thìn, Bùi Thông Tân, Trương Văn Lợi, Trần Minh Toàn...,[3] đội bóng đã lên ngôi vô địch quốc gia năm 1992 sau khi thắng Công an Hải Phòng 2-0 ở trận chung kết. Năm sau (1993) đội bóng cũng gặt hái thành công khi vô địch Cúp quốc gia.

Mùa giải hạng nhất 2000-2001 Trần Vũ thay thế Trần Văn Phúc đã đưa đội bóng Đà Nẵng thăng hạng [1].

Năm 2003 Trần Vũ làm huấn luyện trưởng Đà Nẵng với thành tích chỉ kiếm được một điểm duy nhất trên sân khách trong cả mùa và xếp hạng 10/12 đội. Cuối mùa giải ông bị thay thế [1].

Năm 2006, Trần Vũ khi đó đang làm trợ lý của Đà Nẵng đã đảm nhiệm chức vụ huấn luyện viên trưởng, thay cho Lê Thụy Hải bị sa thải trước mùa bóng [4]. Ông đã đưa họ đến chức vô địch lượt đi của V-League 2006. Đến vòng 19 Đà Nẵng vẫn dẫn đầu bảng và còn tham vọng đoạt cú ăn ba (cùng với Cúp Quốc gia và Đại hội thể dục thể thao toàn quốc) [5]. Tuy nhiên trong 7 trận cuối cùng Đà Nẵng chỉ giành được 5 điểm và tụt xuống hạng 7 chung cuộc. Họ chỉ giành được chức vô địch Đại hội Thể dục Thể thao còn chỉ về nhì ở Cúp Quốc gia [2]. Cũng trong năm này, Đà Nẵng còn phải nhận một kết quả đáng xấu hổ khi thua Gamba Osaka 0-15 trong khuôn khổ AFC Champions League 2006 [6]. Cho đến nay đây là thất bại nặng nề nhất ở cấp độ câu lạc bộ của các đội bóng Việt Nam tại đấu trường châu lục [7]. Sau mùa giải này, Phan Thanh Hùng thay Trần Vũ ở vị trí huấn luyện viên trưởng Đà Nẵng.

Trần Vũ thay thế Lê Văn Minh làm huấn luyện viên Quảng Nam [1] từ vòng sáu giải hạng nhất 2009 sau năm vòng đầu toàn thua và hòa [8]. Trong mùa giải này, ở trận gặp Ninh Bình trên sân khách, cho rằng đội nhà bị xử ép quá đáng nên ông cùng trưởng đoàn bóng đá và cầu thủ có phản ứng thái quá, bỏ dở trận đấu. Ông bị cấm chỉ đạo đến hết giải [9]. Kết thúc giải năm 2009 Quảng Nam ở vị trí cuối cùng trụ hạng. Đến vòng 15 Giải hạng nhất năm 2010 thì Trần Vũ rời ghế huấn luyện viên trưởng, chuyển sang làm giám đốc kỹ thuật của Quảng Nam [10]. Mùa giải hạng nhất 2013, khi Trần Vũ giữ chức giám đốc kỹ thuật [11], Quảng Nam vô địch trước một vòng đấu và lần đầu tiên giành quyền thăng hạng chuyên nghiệp năm 2014.

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam - Đà Nẵng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô địch và vua phá lưới giải Trường Sơn: 1976
  • Á quân quốc gia: 1987

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam - Đà Nẵng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vô địch quốc gia: 1992
  • Cúp quốc gia: 1993

Đà Nẵng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại hội Thể dục Thể thao: 2006

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai vợ chồng ông có bốn người con, tuy nhiên không có ai nối nghiệp của cha [2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Ngọc Hòa (24 tháng 3 năm 2009). “Số Vũ "đen". Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ a b c d Tây Nguyên (14 tháng 6 năm 2009). “Trần Vũ: Ngựa chiến miền Trung”. Báo Thanh Niên online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ CCKM (31 tháng 8 năm 2013). “HLV Phan Thanh Hùng: Từng thất bại, cay đắng rồi lại đứng lên”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ Minh Hải (29 tháng 12 năm 2005). “HLV Lê Thuỵ Hải chia tay Đà Nẵng trước thời hạn”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ Vũ Bảo Nguyên (14 tháng 7 năm 2006). “CLB Đà Nẵng: Có hay không "cú ăn ba"?”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ Hà Xuân (23 tháng 3 năm 2006). “Đà Nẵng - kỷ lục thủng lưới của bóng đá VN!”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ Goal.com (3 tháng 4 năm 2013). “SHB Đà Nẵng từng thua 'siêu sốc' ở châu lục”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ TP (6 tháng 4 năm 2009). “Trần Vũ... đen mà đỏ”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (trang TTĐT). Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ Hoàng Bảo Nghi (24 tháng 6 năm 2009). “Vụ "vỡ trận" trên sân Ninh Bình: Xử vượt khung”. Báo điện tử Gia đình và Xã hội. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  10. ^ “Thông báo số 11 giải HNQG-Cúp Tôn Hoa Sen 2010”. Trang chủ Liên đoàn bóng đá Việt Nam. 6 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.
  11. ^ Trần Tuấn (29 tháng 6 năm 2013). “QNK.Quảng Nam 16 năm mơ lên hạng”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013.