Tiếng Thổ (Trung Quốc)
Tiếng Thổ | |
---|---|
Dēd Mongol, Monguor | |
Mongghul/Mangghuer | |
Sử dụng tại | Trung Quốc |
Khu vực | Thanh Hải, Cam Túc |
Tổng số người nói | 150.000 (điều tra 2000) |
Phân loại | Mông Cổ
|
Phương ngữ | Mongghul
Mangghuer
|
Hệ chữ viết | Chữ Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | mjg |
Glottolog | tuuu1240 [1] |
Tiếng Thổ (tiếng Trung: 土族语; bính âm: Tǔzúyǔ) hay tiếng Monguor (cũng được viết là Mongour và Mongor) là một ngôn ngữ Mông Cổ thuộc nhánh Shirongol và là một phần của nhóm sprachbund Cam Túc–Thanh Hải (còn gọi là sprachbund Amdo). Có một số phương ngữ, hầu hết được người dân tộc Thổ sử dụng. Một hệ thống chữ viết đã được xây dựng cho tiếng Thổ Hỗ Trợ (Mongghul) vào cuối thế kỷ 20 nhưng ít được sử dụng.
Một số nhà ngôn ngữ học phân chia tiếng Thổ thành hai ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Mongghul ở huyện tự trị dân tộc Thổ Hỗ Trợ và tiếng Mangghuer ở huyện tự trị dân tộc Hồi và Thổ Dân Hòa. Trong khi tiếng Mongghul chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tiếng Tạng Amdo, tiếng Mangghuer lại do tiếng Hán tác động. Theo chiều ngược lại, các phương ngữ địa phương của tiếng Trung như tiếng Cam Câu lại bị ảnh hưởng bởi tiếng Thổ.
Ngôn ngữ này không có liên hệ nào với tiếng Thổ tại Việt Nam, thuộc ngữ hệ Nam Á.
Số đếm
[sửa | sửa mã nguồn]Các chữ số Mông Cổ như sau[2] chỉ được sử dụng trong phương ngữ Mongghul, trong khi những người nói tiếng Mangghuer đã chuyển sang đếm bằng tiếng Trung.[2] Lưu ý rằng trong khi chữ viết Mông Cổ chỉ có chữ arban cho "mười", tiếng Mông Cổ trung đại *harpa/n bao gồm *h có thể được tái tạo từ chữ viết này.[3]
Số | Tiếng Mông Cổ cổ điển | Thổ |
---|---|---|
1 | nigen | nige |
2 | qoyar | ghoori |
3 | ghurban | ghuran |
4 | dörben | deeran |
5 | tabun | tawun |
6 | jirghughan | jirighun |
7 | dologhan | duluun |
8 | naiman | niiman |
9 | yisün | shdzin |
10 | arban | haran |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Dpal-ldan-bkra-shis, Keith Slater, et al. (1996): Language Materials of China's Monguor Minority: Huzhu Mongghul and Minhe Mangghuer. Sino-Platonic papers no. 69.
- Georg, Stefan (2003): Mongghul. In: Janhunen, Juha (ed.) (2003): The Mongolic languages. London: Routledge: 286-306.
- Slater, Keith W. (2003): A grammar of Mangghuer: A Mongolic language of China's Qinghai-Gansu sprachbund. London/New York: RoutledgeCurzon.
- Svantesson, Jan-Olof, Anna Tsendina, Anastasia Karlsson, Vivan Franzén (2005): The Phonology of Mongolian. New York: Oxford University Press.
- Zhàonàsītú 照那斯图 (1981): Tǔzúyǔ jiǎnzhì 土族语简志 (Introduction to the Tu language). Běijīng 北京: Mínzú chūbǎnshè 民族出版社.
- Mostaert, A.; de Shmedt, A. (1930). “Le Dialecte Monguor parlé par les Mongols du Kansu Occidental. Iére Partie: Phonétique. (Suite)”. Anthropos. 25 (3/4): 657–669. JSTOR 40445863.
- Mostaert, A.; de Smedt, A. (1929). “Le Dialecte Monguor parlé par les Mongols du Kansu Occidental. Iére Partie: Phonétique. (Suite)”. Anthropos. 24 (5/6): 801–815. JSTOR 40445976.
- Gaspardone, Emile (1933). “A. Mostaert et A. de Smedt : Le dialecte monguor parlé par les Mongols du Kansu occidental, 1ère à 3ème parties”. Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient. 33 (1): 1014.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- [The Tu ethnic minority http://www.china.org.cn/e-groups/shaoshu/shao-2-tu.htm]
- ELAR archive of Mongghul language documentation materials