Bước tới nội dung

Thuốc chống nôn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thuốc chống nôn là một loại thuốc có tác dụng chống nônbuồn nôn. Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau khi mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc phiện, thuốc giảm đau, thuốc mê, và hóa trị liệu chống lại bệnh ung thư. Chúng có thể được sử dụng cho những trường hợp nặng của viêm dạ dày ruột, đặc biệt là khi bệnh nhân bị mất nước.[1]

Các thuốc chống nôn, mặc dù trước đây bị cho là gây ra dị tật bẩm sinh, đã được chứng minh an toàn cho những phụ nữ mang thai trong điều trị ốm nghén và nghiêm trọng hơn chứng nôn nghén (hyperemesis gravidarum).[2][3] Các thuốc chống nôn thường không được sử dụng để làm giảm bớt nôn mửa do ngộ độc thức ăn vì cơ thể cần loại bỏ lượng chất có hại.

Các thuốc chống nôn có nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Như thuốc kháng histaminthuốc kháng cholinergic (còn được gọi là antimuscarinics) ức chế phản xạ nôn, thuốc kháng serotonin ngăn chặn các tín hiệu đến và đi từ trung tâm nôn ở não.

Các loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều loại thuốc chống nôn khác nhau với những công dụng khác nhau và có thể có tác dụng phụ. Đa phần thuốc dùng bằng đường uống, nhưng cũng có thể được dùng bằng đường tiêm.

Thuốc kháng cholinergic

[sửa | sửa mã nguồn]

Hay còn gọi là thuốc ức chế phó giao cảm (Anticholinergic). Tác dụng chính là giảm say tàu xe, tác dụng phụ kèm theo như khô miệng, buồn ngủ, khó đi tiểu, và chóng mặt.

  • Atropin
  • Scopolamin

Thuốc kháng histamin

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc kháng histamin H1: Hiệu quả sử dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm chứng say tàu xe, ốm nghén trong thai kỳ, và để chống buồn nôn.

Thuốc kháng serotonin

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3 chặn serotonin thụ thể trong hệ thần kinh trung ươngđường tiêu hóa. Thuốc được sử dụng trong điều trị buồn nôn sau phẫu thuật và độc tố của thuốc. Tuy nhiên, tác dụng phụ là gây táo bón hoặc tiêu chảy, khô miệng, và mệt mỏi.[4]

  • Ondansetron
  • Granisetron

Thuốc gây tê ở ngọn dây cảm giác ở dạ dày

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc gây tê ở ngọn dây cảm giác ở dạ dày (natri citrat, procain), các benzodiazepin, corticoid.

Thuốc kích thích nhu động

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhóm thuốc chống nôn quan trọng nhất là thuốc kháng thụ thể D2 dopamin như: metoclopramid, domperidon, promethazin, butyrophenol.

Có tác dụng giảm buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, và đau bụng sau khi ăn. Cũng được dùng để giảm chứng buồn nôn và nôn do hóa trị liệu, hoặc tránh thai khẩn cấp. Tác dụng phụ rất hiếm; có thể bao gồm rối loạn tiêu hóa, vú to, giảm ham muốn tình dục, và phát ban. Metoclopramide được sử dụng để làm giảm buồn nôn và nôn do rối loạn tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đau nửa đầu, hóa trị hoặc xạ trị. Các tác dụng phụ bao gồm co thắt cơ, đặc biệt là cơ ở mặt. Tác dụng phụ này đặc biệt dễ xảy ra đối với ở những người trẻ.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thuốc chống nôn Lưu trữ 2016-05-31 tại Wayback Machine, nidqc
  2. ^ Quinlan, Jeffrey D.; Hill, D. Ashley (ngày 1 tháng 6 năm 2003). “Nausea and Vomiting in Pregnancy - American Family Physician”. American Family Physician. 68 (1): 121–128. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Schaefer, Christof; Scialli, Anthony; Rost van Tonningen, Margreet (2001). “Antiemetics and hyperemesis gravidarum”. Drugs During Pregnancy and Lactation: Handbook of Prescription Drugs and Comparative Risk Assessment. Gulf Professional Publishing. ISBN 978-0-444-50763-1.
  4. ^ http://www.mesotheliomaweb.org/mesothelioma/treatment/chemotherapy/anti-Enausea-treatment/[liên kết hỏng]
  5. ^ aviva