Bước tới nội dung

Thảo luận:Nhà Nguyễn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 tháng trước bởi Evandoriss1123 trong đề tài Thiều phần Cuơng vực - Lãnh thổ

Bố cục

[sửa mã nguồn]

Tôi dự định bố cục lại bài này bao gồm các mục sau

Lịch sử

Các sự kiện diễn tiến theo thời gian, kể cả phần sụp đổ.

Nhà nước

Gồm tổ chức bộ máy, chính trị.. (toàn bộ mục trong giai đoạn độc lập, còn nội dung tính sau).

Di sản
Nhận định
Các vua nhà Nguyễn

Phần lệ bất khả gom vào trong luật pháp. --Prof. Cheers! (thảo luận) 04:13, ngày 31 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Phần bất khả

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy phần qui định về bất khả của nhà Nguyễn được 1 tác giả Lê Nguyễn (wiki chép như vậy) nói là không có gì khác với triều trước; nhưng tôi thấy lập luận giản đơn quá.

Ngay ở phần Tể tướng, ở triều vua Lê Thái Tổ, Tể tướng là ông Lưu Nhân Chú, ông Phạm Vấn có thời cũng làm Tể tướng, họ là Bình chương quân quốc trọng sự. Sau đó đến thời ông Lê Sát nắm quyền, ông là Đại đô đốc phụ chính, thực tế cũng là Tể tướng. Sau đó đến thời vua Lê Thánh Tông, ông Đinh Liệt được Đại Việt thông sử viết là làm Thủ tướng 20 năm, quyền hành và uy danh vô cùng cao.

Vậy mà không hiểu ông Lê Nguyễn này nghiên cứu kiểu gì ? 113.170.86.37 (thảo luận) 00:24, ngày 9 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn vẫn không nhìn ra trong bài ghi "không có chức danh tể tướng" à? Chức tương đương thì có nhưng đang chỉ bàn đến "chức danh" trực tiếp cụ thể bằng cái chữ đó thì không.--Trungda (thảo luận) 04:33, ngày 10 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thế chỉ nói về cái chữ TỂ TƯỚNG; thế nói làm gì ? Nhà Nguyễn không có TỂ TƯỚNG; tức là vì không có chức danh tể tướng. 1 điều hiển nhiên; các ông nghiên cứu cái gì ? 14.173.194.128 (thảo luận) 13:49, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC) Vua TỰ ĐỨC nói đến việc không lập TỂ TUỚNG tức là nhà vua muốn rằng triều đình không ai có quyền hạn lớn khuynh loát như mấy ông tể tứong đời trước. Chứ nói đến mặt chữ như các ông thì nói cho người ta cười ?Trả lời

Còn cái tay lenguyeN gì đó nói trièu trước không có TỂ TƯỚNG thì tôi đã chỉ ra rồi đấy. Sách ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ phần LƯU NHÂN CHÚ.

NÓI CHUNG TOÀN TAY NGHIÊN CỨU TÀO LAO.14.173.194.128 (thảo luận) 13:59, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

trích nhà nghiên cứu lenguyen viết:

Tuy nhiên, khi tham khảo chính sử các triều đại trước thời Nguyễn, thật khó mà tìm thấy chức danh Tể tướng trong hàng quan lại đầu triều. Đời Tiền Lê, đứng đầu hàng quan lại triều đình là Thái sư, Thái úy, Tổng quản; đến đời Lý Thái tổ, là những: Thái sư, Thái phó, Thái bảo (Tam Thái), Tổng quản, Tướng công. Đời Trần “…đại yếu lấy ba chức Thái, ba chức Thiếu (tức Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo – LN), Thái úy, Tư đồ, Tư mã, Tư không làm trọng chức của các đại thần văn võ. Chức tể tướng thì thêm danh hiệu Tả hữu tướng quốc bình chương sự, thứ tướng thêm danh hiệu Tham tri chính sự…” (Phan Huy Chú – LTHCLC tập I – sđd - trang 447). Khi bàn về quan chế đời Trần, học giả Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng viết: “… Quan chế đời nhà Trần cũng sửa sang lại cả. Bấy giờ có Tam công, Tam thiếu, Thái úy, Tư mã, Tư đồ, Tư không làm văn võ đại thần. Tể tướng thì có Tả hữu tướng quốc, Thủ tướng, Tham tri… (Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục Sài Gòn –1971- Quyển 1 – trang 124 -125). Như vậy có nhiều khả năng Tể tướng không phải là một chức danh nhất định như Thái sư, Thượng thư, Đô ngự sử….mà chỉ là cụm từ dùng để chỉ nhiều chức danh trong hàng võ quan thời Trần. Trong quan chế đời Hồng Đức (Lê Thánh tông) ban hành năm 1471, áp dụng phổ biến ở các triều vua sau, không thấy có chức danh Tể tướng. Như vậy việc triều Nguyễn không đặt ra danh hiệu Tể tướng, như triều vua Lê Thánh tông trở về sau đã không đặt, là một điều bình thường, không có cơ sở nào để khoác cho nó cụm từ “bất khả” cả.

14.173.194.128 (thảo luận) 14:04, ngày 21 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Huỳnh Nhân-thập đã xóa thảo luận này của 14.173.194.128 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 06:45, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời

Thiều phần Cuơng vực - Lãnh thổ

[sửa mã nguồn]

Việc N Ánh thống nhất VN, và VN có thêm nhiều đất đai; trong đó có vùng Nam Bộ được khai khẩn không hề được nhắc đến.

Nói đến 1 triều đại, cái quan trọng là phải chỉ rõ được cho người ta thấy cái lãnh thổ cai trị của triều đại đó, không hề chỉ ra được thì viết còn thiếu sót quá. Hay là cố ý làm như thế.

Đưa phần Lãnh thổ vào, chúng ta sẽ thấy công lao của chúa Nguyễn, nhà Nguyễn vô cùng to lớn khi khai mở đất đai cho cả dân tộc Việt Nam.

Điều này còn quan trọng hơn tất cả: Dân số và Lãnh thổ. Một triều đại dân số tăng, diện tích tăng là triều đại tốt và ngược lại.

Nguoiachau (thảo luận) 02:55, ngày 7 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Các sử gia trong nước đã đứng trên 1 lập trường không đúng để viết về nhà Nguyễn. Lập trường rằng thời đại của mình là ok, là hơn người ta, rằng phong kiến kém, ngu dốt. Nhưng hãy xem thời đỉnh cao về quân sự của VN, là 1 trong những quân đội có số binh lính, trang bị, kinh nghiệm hàng đầu thế giới sau năm 1975; nhưng việc đánh Campuchia và chiếm đất diễn ra rất khó khăn, người hi sinh rất nhiều.

Nên đừng bao giờ chê nhà Nguyễn, hãy xem thực tại chúng ta khó khăn tới mức nào, chỉ có mất đất, chứ không hề tiếm thêm được m2 nào.

Đấy là tôi nói tới sự khó khăn chung của cả dân tộc, đất nước nào cũng như vậy; chứ đừng chê bai cho lắm.

Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, thực ra cha ông ta rất giỏi, chế độ phong kiến VN rất giỏi. Từ thời tự chủ, đất đai chỉ từ Nghệ An ra Bắc mà phía Bắc chống TQ mạnh, Nam tiến phá Chiêm, Cam mà tiến tới dân số tăng khủng, diện tích gấp 3 lần. Đời sau khó làm được công tích như thế lắm.

Nên tự hào về cha ông của mình, đừng có phỉ báng cha ông mình, ngu dốt lắm. Các ông mà xem, những kẻ mà báng bổ tổ tiên mình rồi cũng chẳng ai trọng cả.

Nguoiachau (thảo luận) 03:03, ngày 7 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Sô-vanh nó vừa vừa thôi. Xâm lược Lào với Campuchia là công hả? Evandoriss1123 (thảo luận) 01:40, ngày 20 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời

Khả hay Diệm

[sửa mã nguồn]

@Molaskt: Đọc bài Ngô Đình Khả thấy ông này mất 1925 mà Bảo Đại về nước năm 1932 thì ông Quỳnh và Khả đâu còn nhìn thấy mặt nhau nữa đâu. Vậy Ngô Đình Diệm thì đúng hơn đó bạn. Hancaoto (thảo luận) 09:29, ngày 4 tháng 10 năm 2017 (UTC)Trả lời

Sửa đổi hiệu kỳ triều Nguyễn

[sửa mã nguồn]

Hiệu kỳ triều Nguyễn từ thời đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng đế Tiên Vương Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa cho đến năm 1885 dưới thời đức Xuất đế Hàm Nghi là dùng lá cờ có viền xanh da trời nền vàng vòng tròn đỏ, còn gọi là Long tinh kỳ. Chỉ khác rằng thời chúa Tiên cho đến thời đức Thế Tổ Cao Hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh có thêm chữ "Nguyễn" bằng Hán tự ở giữ vòng tròn đỏ mà thôi. Tôi chân thành yêu cầu sửa đổi lại lá cờ của triều đại nhà Nguyễn cho đúng với lịch sử là lá cờ viền xanh da trời nền vàng vòng tròn đỏ. Đừng để thế hệ sau hiểu sai về công lao của tiền nhân, nhất là công lao mở mang bờ cõi về phía Nam của các vị Chúa Nguyễn! Hadesfire996 (thảo luận) 19:02, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lùi sửa

[sửa mã nguồn]

Bạn Violet không đồng tình chỗ nào mà lùi sửa đổi của tôi ?Sazxe (thảo luận) 16:32, ngày 3 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Trước mắt tôi sẽ xóa những thông tin không nguồn. Ai muốn khôi phục thì đề nghị bổ sung nguồn. Những chuyện khác tính sau.Sazxe (thảo luận) 22:40, ngày 4 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Nếu không ai phản đối tôi sẽ đưa những nội dung có nguồn sau vào bài:

Đề xuất cải cách được triều đình đem ra hỏi ý kiến quan lại địa phương và làm đầu đề văn sách hỏi ý kiến sĩ tử nhưng dư luận chung lúc đó là từ chối duy tân[1].

Tại Khiêm Lăng có tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Trong văn bia này Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì "ngu mà mong yên ổn, mờ tối không lo phòng bị từ khi việc chưa phát, tôi hay tướng giỏi cũng đã rơi rụng quá nửa, không ai nhắc nhở lời dạy của vua cha về việc đề phòng mặt biển đến giúp ta tránh khỏi chỗ lỗi lầm". Ông trần thuật "Ai là người cũng gìn giữ bờ cõi ta, vỗ yên nhân dân ta? Bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn, mỏi mệt". Ông cũng trăn trở tính chuyện giữ nước, nhưng những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...". Tự Đức nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân" và hối hận vì đã dùng người không sáng suốt, không xứng đáng, tình hình trong nước lại rối ren, tin chiến trường tới tấp, việc quan bộn bề, vua thêm gầy ốm, mang bệnh, không chăm lo chính sự được. Ông hổ thẹn nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo".[2][3]

Sazxe (thảo luận) 06:03, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. ^ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX (Đề cương chi tiết), TRẦN ĐÌNH HƯỢU, 1986
  2. ^ Vị vua duy nhất kể chuyện đời mình trên bia đá, VnExpress, 9/2/2016
  3. ^ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

 Phản đối Chẳng ai đi chú thích cả cuốn sách lịch sử vào làm nguồn. Đoạn ở giữa thì trích dẫn dài dòng lê thê tâm sự đứt quãng như là tự truyện. Chẳng có chút gi bách khoa cả. ~ Violet (talk) ~ 06:09, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX (Đề cương chi tiết), TRẦN ĐÌNH HƯỢU, 1986 đây. Cái này không phải sách.

Đoạn nội dung tấm bia bi Đình có thể rút gọn lại. Sazxe (thảo luận) 07:36, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Rút gọn như sau:

Tại Khiêm Lăng có tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Trong văn bia này Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì ngu mà mong yên ổn, không lo phòng bị từ phía biển Đông. Ông bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn. Những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...". Tự Đức nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân" và hối hận vì đã dùng người không sáng suốt, không xứng đáng, tình hình trong nước lại rối ren, tin chiến trường tới tấp, việc quan bộn bề, vua thêm gầy ốm, mang bệnh, không chăm lo chính sự được. Ông hổ thẹn nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo".[1][2] thảo luận quên ký tên này là của Sazxe (thảo luận • đóng góp).

  1. ^ Vị vua duy nhất kể chuyện đời mình trên bia đá, VnExpress, 9/2/2016
  2. ^ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
"Vì ngu" là 1 cụm từ rất diễn đàn. "hối hận vì đã dùng người không sáng suốt, không xứng đáng, tình hình trong nước lại rối ren, tin chiến trường tới tấp, việc quan bộn bề, vua thêm gầy ốm, mang bệnh, không chăm lo chính sự được" là 1 câu quá lủng củng, cần viết lại. Bạn tham gia bao lâu rồi mà đến kí tên cũng chờ người ta ký giúp. ~ Violet (talk) ~ 11:40, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Sửa lại thành:

Tại Khiêm Lăng có tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Trong văn bia này Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì thiếu sáng suốt mà mong yên ổn, không lo phòng bị từ phía biển Đông. Ông bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn. Những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...". Tự Đức nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân" và hối hận vì đã dùng người không sáng suốt, không xứng đáng trong khi tình hình trong nước lại rối ren, tin chiến trường tới tấp, việc quan bộn bề mà vua lại mang bệnh, không chăm lo chính sự được. Ông hổ thẹn nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo".[1][2]Sazxe (thảo luận) 11:43, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

  1. ^ Vị vua duy nhất kể chuyện đời mình trên bia đá, VnExpress, 9/2/2016
  2. ^ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Đoạn này tạm chấp nhận được, chỉ có cụm "dùng người không đúng chỗ" đã trích trong văn nói rồi không cần lặp lại nữa. "Ông nói rằng" được rồi, không cần thêm "hổ thẹn". Thẹn mãi thì cũng có thay đổi được gì nữa đâu. ~ Violet (talk) ~ 11:58, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Sửa lại thành:

Tại Khiêm Lăng có tấm bia ở Bi đình nặng trên 20 tấn do Tự Đức tự dựng cho mình. Trong văn bia này Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì thiếu sáng suốt mà mong yên ổn, không lo phòng bị từ phía biển Đông. Ông bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn. Những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...". Tự Đức nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân". Ông nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo".[1][2] thảo luận quên ký tên này là của Sazxe (thảo luận • đóng góp).

  1. ^ Vị vua duy nhất kể chuyện đời mình trên bia đá, VnExpress, 9/2/2016
  2. ^ Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Đoạn này ổn rồi. Chỉ còn mỗi câu "Đề xuất cải cách được triều đình đem ra hỏi ý kiến quan lại địa phương và làm đầu đề văn sách hỏi ý kiến sĩ tử nhưng dư luận chung lúc đó là từ chối duy tân". Cấu trúc câu này cũng gây khó hiểu, cần tách ý và chủ vị rõ ràng. Ai/cái gì làm đầu đề văn sách? ~ Violet (talk) ~ 19 phút trước

Vi sửa lại theo ý mình đi. Tôi sửa hoài mệt quá. Sazxe (thảo luận) 12:32, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Còn có mỗi câu đó thôi mà, tôi đọc không hiểu chủ ngữ của vế 2 nên mới thắc mắc. Chỉnh xong rõ ý bạn có thể đưa vào bài. ~ Violet (talk) ~ 12:34, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Giờ tôi đi chơi. Khi nào rảnh thì sửa. Sazxe (thảo luận) 12:36, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tôi ủng hộ bạn đi chơi nhiều vào nhé. ~ Violet (talk) ~ 12:39, ngày 5 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lá cờ

[sửa mã nguồn]

Đây mới là quốc kì của nước ta trước thời Pháp thuộc mà mình đã tìm ra. Mấy cái cờ màu vàng đỏ có hình tròn ở giữa in chữ tàu trước giờ đều là hàng giả, đạo nhái phong cách của Nhật bản, Trung Quốc. Trương guy (thảo luận) 07:58, ngày 17 tháng 12 năm 2020 (UTC)Trả lời

Còn cờ của Thành Thái hình con hổ nữa Kendy Childy (thảo luận) 15:38, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 24 tháng 7 năm 2021

[sửa mã nguồn]

Kendy Childy (thảo luận) 15:40, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bảo hộ

[sửa mã nguồn]

Thực tế thì Nhà Nguyễn đã bị Pháp đô hộ từ 1883, hiệp ước 1884 chỉ là phiên bản sau đấy. – Dthuk (thảo luận) 06:35, ngày 18 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Quốc hiệu

[sửa mã nguồn]

Đến năm 1945 thì nhà Nguyễn đã đổi lại thành Việt Nam với tên chính thức là "Đế quốc Việt Nam". – 2001:EE0:41C1:5D47:B9DF:6317:DAB0:DE5C (thảo luận) 09:47, ngày 14 tháng 11 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 15 Tháng 1 năm 2023

[sửa mã nguồn]

Đổi cờ Long tinh (từ k. 1920) sang Long tinh kỳ (1804) 07:36, ngày 15 tháng 1 năm 2023 (UTC)Ngockhanh6bnt (thảo luận)

 Không thực hiện: Không chắc nhưng cờ Long tinh được sử dụng cuối cùng tính đến thời điểm nhà Nguyễn tan rã. Anster (thảo luận) 15:56, ngày 30 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời