Bước tới nội dung

Thác Nà Noọc

22°06′13″B 105°54′38″Đ / 22,103664°B 105,910512°Đ / 22.103664; 105.910512 (Thác Giềng)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thác Giềng)
Thác Giềng trên bản đồ Việt Nam
Thác Giềng
Thác Giềng
Thác Giềng (Việt Nam)

Thác Nà Noọc, còn gọi là thác Giềng hay thác Bạc, là thác nước ở chân Đèo Áng Toòng phường Xuất Hóa thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. [1][2][3]

Thác Nà Noọc có chiều dài khoảng 5 km, bắt nguồn từ hai dòng suối là suối Nậm Dắt và suối Nà Khu thuộc xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới. Toàn bộ hệ thống thác Nà Noọc gồm 5 ngọn thác có độ cao 300 m so với mực nước biển. Vào mùa mưa, thác nước trông xa như một chiếc khăn lụa trắng mềm mại. Khu vực thác Nà Noọc chủ yếu là rừng nguyên sinh với thảm thực vật, động vật phong phú, có giá trị về du lịch cũng như về nghiên cứu địa chất, địa mạo và rừng [4].

Tiềm năng du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Thác Nà Noọc cùng với cảnh quan hồ nước của Thủy điện Thác Giềng 1 22°05′46″B 105°53′45″Đ / 22,09598°B 105,895901°Đ / 22.095980; 105.895901 (Thủy điện Thác Giềng 1)[5]Đèo Áng Toòng 22°05′23″B 105°56′39″Đ / 22,089722°B 105,944167°Đ / 22.089722; 105.944167 (Đèo Áng Toòng) tạo ra một tổ hợp có tiềm năng du lịch lớn trong vùng.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ cuối thế kỷ 20 nhiều người gọi tên thác theo tên của thôn Thác Riềng thuộc phường Xuất Hóa, thôn ờ kề ngã ba Xuất Hóa 22°04′43″B 105°52′51″Đ / 22,078619°B 105,88096°Đ / 22.078619; 105.880960 (Ngã ba XuấtHóa), là ngã ba rẽ từ quốc lộ 3 sang quốc lộ 3B. Mặt khác một số đổi phát âm thành Thác Giềng, rồi từ đó các đối tượng liên quan được đặt tên theo, như "Khu Du lịch sinh thái Thác Giềng" trên suối Nậm Dắt, "Thủy điện Thác Giềng" trên Sông Cầu.

Tên "Thác Riềng" có dẫn xuất từ tên "núi Thác Riềng", và là tên dùng trong các bản đồ cũng như trong văn liệu hành chính trước đây. Ví dụ tài liệu quan trắc thủy văn vẫn dùng tên trạm là "Trạm thủy văn Thác Riềng".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48-44-D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 23/2013/TT-BTNMT ngày 03/09/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Bắc Kạn. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ Bảo vệ đa dạng sinh học khu cảnh quan Thác Giềng Lưu trữ 2018-12-14 tại Wayback Machine. Báo Bắc Kạn, 14/06/2017. Truy cập 25/12/2018.
  5. ^ Bắc Kạn: Đẩy nhanh tiến độ dự án Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1&2. Môi trường Đô thị, 11/05/2018. Truy cập 08/03/2021.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]