Tỉnh (Việt Nam)
Phân cấp hành chính Việt Nam |
---|
Cấp tỉnh |
Thành phố trực thuộc trung ương Tỉnh |
Cấp huyện |
Huyện |
Cấp xã |
Xã |
Tỉnh là đơn vị hành chính nông thôn cấp cao nhất ở Việt Nam.[1][2] Theo phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được gọi chung là đơn vị hành chính cấp tỉnh, là cấp hành chính cao nhất.
Dưới tỉnh có các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc bao gồm huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định[3]. Từ năm 2025 đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 57 tỉnh.
Quy định trong luật pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Cấp hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]- Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[4], Khoản 1 Điều 110 có viết:
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
- Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[5]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016[1] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, tại Điều 1, Mục 1: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một tỉnh cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:[6]
Điều 1. Tiêu chuẩn của tỉnh
1. Quy mô dân số:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 1.400.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000 km² trở lên;
b) Tỉnh không thuộc điểm a khoản này từ 5.000 km² trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 01 thành phố hoặc 01 thị xã.
Danh sách tỉnh tại Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]STT | Tên tỉnh | Diện tích (km²)[7] |
Dân số (người)[8] |
Mật độ (người/km²) |
Hành chính | Tỉnh lỵ | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thành phố | Thị xã | Huyện | ||||||
Long Xuyên | ||||||||
Bà Rịa | ||||||||
Bạc Liêu | ||||||||
Bắc Giang | ||||||||
Bắc Kạn | ||||||||
Bắc Ninh | ||||||||
Bến Tre | ||||||||
Thủ Dầu Một | ||||||||
Quy Nhơn | ||||||||
Đồng Xoài | ||||||||
Phan Thiết | ||||||||
Cà Mau | ||||||||
Cao Bằng | ||||||||
Buôn Ma Thuột | ||||||||
Gia Nghĩa | ||||||||
Điện Biên Phủ | ||||||||
Biên Hòa | ||||||||
Cao Lãnh | ||||||||
Pleiku | ||||||||
Hà Giang | ||||||||
Phủ Lý | ||||||||
Hà Tĩnh | ||||||||
Hải Dương | ||||||||
Vị Thanh | ||||||||
Hòa Bình | ||||||||
Hưng Yên | ||||||||
Nha Trang | ||||||||
Rạch Giá | ||||||||
Kon Tum | ||||||||
Lai Châu | ||||||||
Lạng Sơn | ||||||||
Lào Cai | ||||||||
Đà Lạt | ||||||||
Tân An | ||||||||
Nam Định | ||||||||
Vinh | ||||||||
Hoa Lư | ||||||||
Phan Rang – Tháp Chàm | ||||||||
Việt Trì | ||||||||
Tuy Hòa | ||||||||
Đồng Hới | ||||||||
Tam Kỳ | ||||||||
Quảng Ngãi | ||||||||
Hạ Long | ||||||||
Đông Hà | ||||||||
Sóc Trăng | ||||||||
Sơn La | ||||||||
Tây Ninh | ||||||||
Thái Bình | ||||||||
Thái Nguyên | ||||||||
Thanh Hóa | ||||||||
Mỹ Tho | ||||||||
Trà Vinh | ||||||||
Tuyên Quang | ||||||||
Vĩnh Long | ||||||||
Vĩnh Yên | ||||||||
Yên Bái |
Thống kê
[sửa | sửa mã nguồn]Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, Việt Nam có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Tỉnh có diện tích lớn nhất là tỉnh Nghệ An với 16.500 km².
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh với 822,7 km².
Tỉnh đông dân nhất là tỉnh Thanh Hóa với 3.640.128 người.
Tỉnh ít dân nhất là tỉnh Bắc Kạn với 313.905 người.
Tỉnh có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất là tỉnh Thanh Hóa với 27 đơn vị hành chính.
Tỉnh có ít đơn vị hành chính cấp huyện nhất là tỉnh Hà Nam với 6 đơn vị hành chính.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Khái niệm "tỉnh" lần đầu tiên được dùng để chỉ loại đơn vị hành chính địa phương cấp cao nhất ở Việt Nam là vào năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Trước đó, hành chính Đàng Trong và Đàng Ngoài nhà Lê trung hưng, hành chính nhà Tây Sơn, và hành chính thời đầu nhà Nguyễn (thời vua Gia Long, Minh Mạng), thì khái niệm tương đương và là tiền thân của "Tỉnh" được gọi là trấn. Thời kỳ đầu nhà Nguyễn, trên cấp trấn còn có cấp tổng trấn, với 2 tổng trấn ở hai đầu đất nước là Bắc Thành và Gia Định Thành (quản lý hành chính được phân quyền bớt cho các tổng trấn ở xa triều đình trung ương), tuy nhiên các tỉnh ở miền trung thì thuộc trực tiếp triều đình Huế quản lý. Từ năm 1831 trở đi, giống như nhà Thanh Trung Quốc, nhà Nguyễn đặt ra tỉnh thay cho trấn (với 30 tỉnh trên cả nước vào thời kỳ nhà Nguyễn độc lập, kể cả kinh đô Huế), nhưng vẫn ghép từ 2 đến 3 tỉnh lại đặt dưới sự quản hạt của một viên quan Tổng đốc. Ban đầu, 17 tỉnh đầu tiên được lập ở Bắc Thành cũ vào tháng 10 (âm lịch) năm 1831 gồm: Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Tuyên, Bắc Thái, Bắc Ninh, Cao Lạng, Hải Dương, Quảng Yên, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.[9] Một năm sau, 12 tỉnh còn lại được lập ở Gia Định Thành cũ vào tháng 10 (âm lịch) năm 1832 gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.[10] Ngoài ra còn có phủ Thừa Thiên đặt Kinh đô, được xem là tương đương hàng tỉnh. Nhiều tỉnh Việt Nam ngày nay còn giữ nguyên tên gọi và ngày thành lập từ lần lập tỉnh đầu tiên các năm 1831–1832 trong cuộc cải cách hành chính thời Nguyễn triều Minh Mạng. Một vài tỉnh trong số đó còn hầu như ít thay đổi địa giới so với thời đó, như tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Phân cấp hành chính Việt Nam
- Hành chính Việt Nam thời Nguyễn
- Hành chính Việt Nam thời Pháp thuộc
- Hành chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Tỉnh (Việt Nam Cộng hòa)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.
- ^ a b “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
- ^ “Hiến pháp 2013, Chương V: Quốc hội”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
- ^ “Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính”.
- ^ “Hệ thống bản đồ hành chính Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
- ^ Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ nhị kỷ - quyển LXVII.
- ^ Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ nhị kỷ - quyển LXXXV.