Bước tới nội dung

Sư đoàn 31, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 31 Bộ binh
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thành lập1974
Quân chủng Lục quân
Binh chủng Bộ binh
Bộ phận củaQuân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam
Địa chỉPhước Thành, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định
Khẩu hiệuĐoàn kết - nghiêm túc - dũng cảm - quyết thắng vì dân giúp bạn
Tham chiếnChiến tranh biên giới Tây Nam
Thành tíchAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Sư đoàn 31, còn gọi F31, đoàn Lam Hồng, đoàn Tà Sanh, là một sư đoàn bộ binh trong biên chế của Quân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư đoàn 31 được thành lập vào ngày 11 tháng 7 năm 1974 tại Cánh đồng Chum trên cơ sở các đơn vị thuộc Mặt trận 31 đã từng chiến đấu nhiều năm tại nước bạn Lào gồm Trung đoàn 335 (hiện nay thuộc Sư đoàn 324-Quân khu 4), Trung đoàn 866, Tiểu đoàn thiết giáp 174, Tiểu đoàn pháo binh 42...Lúc đầu mang mật danh là đoàn Lam Hồng để tham gia tiến công lực lượng của Vàng PaoLào. Tháng 4 năm 1976, theo thế bố trí chiến lược của cấp trên, Sư đoàn 31 từ Lào rút về Việt Nam, đóng tại phía Tây tỉnh Nghệ An. Cuối năm 1977, Sư đoàn 31 trong biên chế của Quân đoàn 3 cơ động vào đồng bằng sông Cửu Long tham gia phòng thủ chống quân Khmer Đỏ xâm lấn. Sư đoàn tham gia Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam. Sau trận tấn công tiêu diệt căn cứ đầu não của Khmer Đỏ tại Tasanh, Batdambang, Sư đoàn 31 còn được gọi là đoàn Tà Sanh.

Năm 1979, Sư đoàn 31 cùng Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ ở phía bắc sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Đến tháng 8 năm 1985, sư đoàn lên Vị Xuyên chiến đấu chống quân Trung Quốc.

Hiện nay, sư đoàn 31 đóng tại tỉnh Bình Định. Chỉ huy Sư đoàn hiện nay :

  • Sư đoàn trưởng : Đại tá Lê Đình Việt
  • Chính uỷ : Đại tá Lê Minh Đức
  • Phó Sư đoàn trưởng - TMT : thượng tá Nguyễn Duy Nhanh

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên chế

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung đoàn Bộ binh 866 (Đơn vị 2 lần được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND)
  • Trung đoàn Bộ binh 922
  • Trung đoàn Bộ binh 977
  • Tiểu đoàn 14 Cối 82 mm
  • Tiểu đoàn 15 Pháo 105 mm
  • Tiểu đoàn 17 Công binh
  • Tiểu đoàn 18 Thông tin
  • Đại đội 20 Trinh sát
  • Đại đội 21 Hóa học
  • Tiểu đoàn 24 Quân y
  • Tiểu đoàn 25 Vận tải
  • Tiểu đoàn 16 Phòng không

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Phúc (13/7/2009). “Sư đoàn 31 anh hùng”. Báo Bình Định. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập 20/5/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày tháng= (trợ giúp)