Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân Quốc
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (tháng 5 năm 2016) |
Zhōnghuá Mínguó Guóqígē | |
Quốc kỳ ca của Đài Loan Quốc thiều của Đài Bắc Trung Hoa | |
Lời | thường được cho là của Đới Quý Đào (bính âm: Dài Jìtáo), 1937 |
---|---|
Nhạc | Hoàng Tự (bính âm: Huáng Zì), 1936 |
Được thông qua | 1937 |
Mẫu âm thanh | |
"Quốc kỳ ca" (chữ Hán: 國旗歌; bính âm: Guó Qí Gē) của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được phát trong lúc thượng và hạ quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc. Bài này cũng được vang lên tại các sự kiện thể thao quốc tế như Thế vận hội, nơi đội tuyển Trung Hoa Dân Quốc tham dự với tên gọi "Đài Bắc Trung Hoa" do chính sách Một Trung Quốc.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Đảng ca Quốc dân Đảng được chọn là Quốc ca Trung Hoa Dân quốc vào năm 1930, để tránh sự phản đối của các đảng phái đối lập vì họ cho rằng bài này dùng biểu tượng của đảng đại diện cho toàn quốc gia, Bộ Giáo dục Quốc gia Trung Hoa Dân quốc đã tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Phần nhạc do Hoàng Tự sáng tác đã được lựa chọn vào năm 1936, tuy nhiên Chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch từ chối chấp nhận nó là quốc ca. Sau một cuộc thỏa hiệp, bài Đảng ca Quốc dân Đảng vẫn được giữ làm Quốc ca, còn phần nhạc của Hoàng Tự kết hợp với phần lời do Đới Quý Đào sáng tác được sử dụng làm Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân quốc và được sử dụng đến 1949 ở Trung Quốc Đại lục (do Nội chiến buộc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải rút về các đảo Đài Loan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1949), và ở Đài Loan từ 1949 cho đến nay.[2]
Cách sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Bài này được sử dụng trong các lễ chào cờ hằng ngày, hay trong lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh (ngày Song Thập - ngày 10 tháng 10) ở Đài Loan.
Trong lễ chào cờ đó, khi hát Quốc ca Trung Hoa Dân quốc, hai người kéo cờ không được phép kéo cờ lên, chỉ được giương rộng lá cờ cho mọi người nhìn lên và hát với lòng tự hào yêu nước. Còn khi bài Quốc kỳ ca vang lên thì người chỉ huy báo chào cờ, người kéo cờ phải kéo từ từ Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc cho đến khi hết giai điệu của bài này.
Ở các trường từ tiểu học cho đến các trường đại học trên khắp Đài Loan, thì bài này thường sử dụng trong lễ chào cờ thứ Hai đầu tuần (thời gian giống như của Việt Nam) và các ngày lễ trọng đại lớn như Ngày Song Thập, v.v...
Ở các quảng trường lớn ở Đài Loan như Quảng trường Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, hay gần Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn, thì bài này được sử dụng trong lễ chào cờ diễn ra vào lúc 6h (lễ thượng cờ) và 18h (lễ hạ cờ) sau khi xong bài Quốc ca Trung Hoa Dân quốc.
Lời bài hát
[sửa | sửa mã nguồn]Chữ Hán phồn thể |
---|
山川壯麗,物產豐隆;炎黃世冑,東亞稱雄。 |
Bính âm Hán ngữ |
---|
Shānchuān zhuànglì, wùchǎn fēng lóng; yánhuáng shì zhòu, dōngyà chēngxióng. |
Phiên âm Hán-Việt |
---|
Sơn xuyên tráng lệ, vật sản phong long; Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. |
Dịch nghĩa |
---|
Núi sông tráng lệ, sản vật phồn thịnh; dòng dõi Viêm Hoàng trụ cột thế giới, Đông Á xưng hùng. |
Dịch bài |
---|
Núi sông tráng lệ, sản vật phồn thịnh, Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 梁得所與中華民國〈國旗歌〉的歌詞 劉怡伶 國家圖書館館刊 (PDF) (in Chinese).
- ^ 臺北市公私立各級學校升降旗典禮實施要點 (in Chinese (Taiwan)). 1981-02-16. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- National Flag Anthem Orchestral Version Lưu trữ 2011-08-13 tại Wayback Machine Ministry of Foreign Affairs, Republic of China.
- National Flag Anthem Chorus Version Lưu trữ 2011-08-07 tại Wayback Machine Ministry of Foreign Affairs, Republic of China.