Quần đảo Chim Cánh Cụt
Quần đảo Chim cánh cụt
Pikkewyn-eilande 'Off-Shore islands' |
|
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | Đại Tây Dương |
Quần đảo | Quần đảo ven biển |
Tổng số đảo | hơn 24, kể cả các ám tiêu |
Đảo chính | Đảo Possession, Đảo Chim cánh cụt và Đảo Seal |
Hành chính | |
Namibia |
Quần đảo Chim Cánh Cụt (tiếng Afrikaans: Pikkewyn-eilande, tiếng Đức: Pinguininseln) là một nhóm đảo lịch sử nằm rải rác dọc theo đường bờ biển dài 355 kilômét (221 mi) của Namibia. Do không thể xếp chung theo vị trí địa lý, chính phủ Namibia chính thức đặt tên đây là quần đảo Ngoài khơi. Tên của nhóm đảo này bắt nguồn từ sự hiện diện của chim cánh cụt châu Phi sinh sống ở vùng duyên hải của Namibia và Nam Phi.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Quần đảo nằm rải rác trải dài theo vùng duyên hải. Mặc dù một vài đảo trong số chúng tạo thành một vài cụm hoặc nhóm đảo nhỏ, như nhóm đảo trong Vịnh Lüderitz, Quần đỏa Chim Cánh Cụt lại không có sự quan hệ mật thiết về địa lý của một nhóm đảo san hô hoặc chuỗi đảo thông thường.
Đảo lớn nhất của nó là Đảo Possession với diện tích 0,90 kilômét vuông (0,35 dặm vuông Anh). Đảo ở cực bắc là đảo chim Hollam, và nằm cách đất liền 10,3 kilômét (6,4 mi). Tổng diện tích của cả quần đảo là 2,35 kilômét vuông (0,91 dặm vuông Anh).[1]
Các đảo
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách các đảo từ cực bắc vào cực nam, các đảo bao gồm Quần đảo Chim Cánh Cụt (các đảo được kể vào lúc ban đầu được in đậm):
- Đảo Chim Hollam (24°38′21″N 14°31′52″Đ / 24,63917°N 14,53111°Đ)
- Đảo Mercury (25°43′10″N 14°49′59″Đ / 25,71944°N 14,83306°Đ)
- Đảo Ichaboe (26°17′20″N 14°56′12″Đ / 26,28889°N 14,93667°Đ)
- Black Rock (S 26° 5' 0 E 14° 58' 0)
- Staple Rock (S 26° 22' 0 E 14° 58' 0)
- Marshall Reef (S 26° 22' 0 E 14° 58' 0)
- Boat Bay Rocks (S 26° 25' 0 E 15° 5' 0)
- Đảo Seal, Vịnh Lüderitz (26°35′45″N 15°9′22″Đ / 26,59583°N 15,15611°Đ)
- Đảo Penguin, Vịnh Lüderitz (26°37′0″N 15°9′15″Đ / 26,61667°N 15,15417°Đ)
- Đảo Halifax (26°39′3″N 15°4′47″Đ / 26,65083°N 15,07972°Đ)
- Đảo North Long (26°49′14″N 15°7′32″Đ / 26,82056°N 15,12556°Đ)
- Đảo South Long (26°49′57″N 15°7′41″Đ / 26,8325°N 15,12806°Đ)
- Đảo Possession (27°0′49″N 15°11′40″Đ / 27,01361°N 15,19444°Đ)
- Đảo Albatross (27°7′9″N 15°14′18″Đ / 27,11917°N 15,23833°Đ)
- Đảo Pomona (27°11′37″N 15°15′29″Đ / 27,19361°N 15,25806°Đ)
- Black Rock (S 24° 56' 0 E 14° 48' 0)
- Black Sophie Rock (S 27° 38' 0 E 15° 31' 0)
- Đảo Plumpudding (27°38′31″N 15°30′49″Đ / 27,64194°N 15,51361°Đ)
- Đảo Sinclair (Roast Beef Island) (27°39′56″N 15°31′13″Đ / 27,66556°N 15,52028°Đ)
- Little Roastbeef Islets (S 27° 42' 0 E 15° 32' 0)
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Do nằm ở vị trí chiến lược, có trữ lượng guano (hình thành từ phân chim biển, được dùng làm phân bón hay để chế tạo chất nổ) đáng kể và thậm chí là các mỏ kim cương ngoài khơi, các đảo không có người ở này được xem là có giá trị khai thác. Nơi đây được các nhà buôn Âu châu ghé thăm kể từ thế kỷ XVII, chủ yếu là do tài nguyên giá trị guano.[2] Trong khoảng thời gian từ năm 1861 đến năm 1867 quần đảo bị Anh sáp nhập, và sau đó vào năm 1873 là Thuộc địa Cape. Sự nhầm lẫn của quốc tế về chủ quyền của quần đảo khiến cho Thủ tướng John Molteno của Thuộc địa Cape phải tái khẳng định của việc sáp nhập này thông qua Đạo luật Ichaboe và Quần đảo Chim Cánh Cụt (1874).[3]
Việc sáp nhập ban đầu nằm trong kế hoạch thôn tính vùng Tây Nam Phi vào Thuộc địa Cape để quản trị dưới tay người Anh. Việc này được thực hiện thông qua Palgrave Commission (1876).
Tuy nhiên sự can thiệp của Anh dẫn đến sự đỗ vỡ trong quan hệ giữa Đế quốc Anh và chính phủ Cape trong một thời gian dài. Nhân cơ hội này, người Đức đã nhảy vào và biến Tây Nam Phi thành một lãnh thổ bảo hộ của Đức vào năm 1884, sự kiện này nằm trong quá trình lịch sử tranh giành châu Phi. Quần đảo ngoài khơi (và Vịnh Walvis) vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của người Đức và đặt dưới sự quản lý của người Anh dưới thể chế Cape constituencies.[4] Thể chế này được người Đức công nhận vào năm 1886. Do đó, mặc dù nằm rất gần đất liền, nhưng quần đảo không thuộc Tây Nam Phi thuộc Đức.[5]
Năm 1990 Tây Nam Phi giành được độc lập và đổi tên thành Namibia. Quần đảo Chim Cánh Cụt vẫn thuộc chủ quyền Nam Phi, và nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế ngoài khơi Namibia. Sau các cuộc thương lượng, vào nửa đêm ngày 28 tháng 2 năm 1994, chủ quyền quần đảo và Vịnh Walvis, được chuyển giao cho Namibia.[6][7]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Namibian Islands' Marine Protected Area: WWF South Africa Report Series – 2008/Marine/003” (PDF). Nacoma.org.na. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
- ^ “The online guide to Namibia: Guano”. NamibWeb.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
- ^ Academie de Droit International de La Hague. Recueil Des Cours, 1986: Collected Courses of the Hague Academy of International Law. The Hague: Martinus Nijhoff Publishers, 1988. p.213.
- ^ John Dugard: Namibia-South Africa Treaty on Walvis Bay. American Society of International Law. International Legal Materials, Vol. 33, No. 6 (NOVEMBER 1994), pp. 1526-1528.
- ^ The map of Africa by treaty. Books.google.com. 1. tr. 345–46.
- ^ Klaus Dierks. “Namibia's Walvis Bay Issue - Origin and Rise of a Colonial Dispute”. Klausdierks.com. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Walvis Bay and Off-Shore Islands Act 1 of 1994” (PDF). Legal Assistance Centre. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2018.