Bước tới nội dung

Nick Út

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nick Ut
SinhHuỳnh Công Út
29 tháng 3, 1951 (73 tuổi)
Long An, Việt Nam
Tên khácNick Ut
Dân tộcKinh
Tư cách công dânHoa Kỳ
Nghề nghiệpPhóng viên ảnh
Tác phẩm nổi bậtPulitzer Prize-winner
Con cái2

Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là người Mỹ gốc Việt. Ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh, bức ảnh đã mang lại cho ông giải Pulitzer và ông trở nên nổi tiếng. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn [1].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức ảnh Em bé Napalm của Nick Út.

Ông sinh tại Long An, ông là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press (AP) từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam, bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam. Khi ông làm việc tại các văn phòng AP ở Tokyo, Hàn Quốc, Hà Nội vẫn liên lạc với Kim Phúc, hiện cư trú tại Canada.

Ông hiện làm việc tại trụ sở của AP ở Los Angeles, California. Nick Út đã nhập quốc tịch Mỹ.

Liên quan tới tổng thống Nixon

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo bản ghi âm của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon với tổng bộ tham mưu, H. R. Haldeman, thì cho thấy rằng Nixon nghi ngờ về sự chân thật của tấm hình và cho rằng có thể tấm hình đã được sửa trước đó.[2] Sau khi bản ghi âm được công bố thì Út có lời bình luận về nó:

“ "Tuy tấm hình đó là trở thành một trong những tấm hình đáng nhớ nhất của thế kỷ thứ 20, tổng thống Nixon đã từng ngờ vực về sự thật thuộc tấm hình của tôi khi ông ta nhìn thấy nó vào ngày 12 tháng 6 năm 1972.... Tấm hình đó đối với tôi và nhiều người khác thì nó không thể nào thật hơn được nữa. Tấm hình này thật như chiến tranh Việt Nam có thật. Sự kinh khủng của chiến tranh Việt Nam được tôi chụp không cần phải được sửa. Cô gái nhỏ đó vẫn đang sống hôm nay và đã trở thành một nhân chứng rõ ràng của tấm hình. Khoảng khắc ba mươi năm trước sẽ mãi là điều gì mà Kim Phúc và tôi sẽ không bao giờ quên được. Điều đó cuối cùng đã thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi." ”

— Nick Ut[3]   

Gia đình và sự nghiệp sau này

[sửa | sửa mã nguồn]

Út hiện giờ là công dân Hoa Kỳ và có một gia đình với hai đứa con. Ông sống ở Los Angeles và vẫn còn là một nhiếp ảnh gia của AP. Những tấm hình của ông chụp Paris Hilton ngồi khóc ở ghế sau xe của một cảnh sát Los Angeles ngày 8 tháng 6 năm 2007, đã được công bố trên toàn thế giới. Út chụp hình của Hilton cùng với Karl Larsen. Mỗi người chụp một tấm; Út được khen thưởng cho tấm hình Hilton nổi tiếng nhưng tấm hình đó là do Larsen chụp.[4]

Triển lãm ảnh nghệ thuật ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 32 năm xa cách quê hương Nick Út dự định triển lãm ảnh tại Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (122 Sương Nguyệt Ánh, Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 1 tháng 6 năm 2007, với chủ đề" Hai phương trời, Một hướng nhìn" cùng với nhiếp ảnh gia Huỳnh Ngọc Dân đã bị Đồng Đức Thành - Phó chủ tịch thường trực Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định "tạm hoãn", ngày 3 tháng 6 Nick Út đã phải bỏ, trở về Mỹ.[5][6][7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ Nixon, The A-Bomb, And Napalm
  3. ^ From program booklet for Humanist Art/Symbolic Sites: An Art Forum for the 21st Century
  4. ^ Photographer Karl Larsen sues ABC over Paris Hilton photo
  5. ^ Quang Thi (4 tháng 6 năm 2007). “Ai đã từ chối triển lãm của Nick Út ?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ Đoàn Công Tính (5 tháng 6 năm 2007). “Phản hồi xung quanh bài báo "Ai đã từ chối triển lãm của Nick Út?". Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Hội Nhiếp Ảnh TP.HCM vừa nhận được thư của nghệ sĩ Nick Út”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2007.