Bước tới nội dung

Mukalla

Mukalla
ٱلْمُكَلَّا
Toàn cảnh thành phố
Toàn cảnh thành phố
Mukalla trên bản đồ Yemen
Mukalla
Mukalla
Vị trí ở Yemen
Quốc gia Yemen
TỉnhHadramaut
Có người tới định cư1035
Dân số (2004)
 • Tổng cộng531,205
Múi giờGiờ chuẩn Yemen (UTC+3)

Mukalla (tiếng Ả Rập: ٱلْمُكَلَّا‎, Al Mukallā) là một cảng biển[1] và thủ phủ của tỉnh Hadhramaut, tỉnh lớn nhất Yemen. Thành phố nằm ở phía nam Bán đảo Ả Rập, bên bờ Vịnh AdenBiển Ả Rập, cách Aden 480 kilômét (300 dặm) về phía đông. Đây là cảng quan trọng nhất vùng, và thành phố lớn thứ năm của Yemen, với dân số khoảng 300.000. Gần thành phố có Sân bay Riyan.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Mukalla có vị trí không xa "Cane" hay "Qana'", điểm giao dịch chính thời cổ đại ở Hadrami giữa Ấn Độ và châu Phi, với những khu vực sản xuất hương bên trong nội địa.[2]

Làng chài Mukalla được thành lập vào năm 1035. Khu vực này thuộc quyền quản lý của Oman cho tới giữa thế kỷ 11 rồi mới về với Yemen. Sau khi chứng kiến cuộc tranh giành quyền kiểm soát giữa các nhà nước Hồi giáo KathiriQu'aiti vào thế kỷ 1920, nơi đây trở thành thủ đô của Nhà nước Qu'aiti của Hadhramaut, và sau đó vào năm 1967, trở thành địa phận của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen. Nhà nước Qu'aiti là một phần của Xứ bảo hộ Đông Aden cho tới khi được sáp nhập, với một Cố vấn Anh Quốc lưu trú tại Mukalla. Các thành phố lớn của Nhà nước là Ash-ShihrShibam.[1]

Thuyền trưởng Haines, một sĩ quan Anh tới Yemen thăm dò vào thập kỷ 1830, nhận xét Mukalla là một thị trấn có khoảng 4500 cư dân với ngành buôn bán nô lệ phát triển.[3] Vào năm 1934, nhà thám hiểm Anh Freya Stark bắt đầu chuyến đi của bà tới khu vực nội địa Hadhramaut từ Mukalla, và thời gian lưu trú tại thành phố được bà ghi lại trong cuốn The Southern Gates of Arabia.[4]

Nội chiến Yemen

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:AQAP in Mukalla.jpg
AQAP tổ chức một cuộc tụ tập lớn tại thủ phủ Mukalla vào ngày 4 tháng 3 năm 2016

Trong Nội chiến Yemen, vào ngày 2 tháng 4 năm 2015, tổ chức Al-Qaeda tại bán đảo Ả Rập (AQAP) ập vào nhà tù trung ương và phóng thích hàng trăm tù nhân trong đó có hai tư lệnh AQAP kỳ cựu. Họ tấn công ngân hàng trung ương và lấy đi 17 tỉ riyal Yemen cùng 1 triệu đô la Mỹ trước khi nắm quyền kiểm soát dinh tổng thống. Báo chí đưa tin thành phố đã bị Al-Qaeda kiểm soát hoàn toàn và họ dự định thiết lập một tiểu vương quốc Hồi giáo trong vùng Hadramaut.[5] Mukalla trở thành trụ sở của AQAP.

Vào tháng 4 năm 2015 Nasser bin Ali al-Ansi bị tiêu diệt trong một cuộc tấn công của máy bay trinh sát Mỹ theo báo cáo của SITE Intelligence Group.[6]

Vào ngày 3 tháng 11 năm 2015, bão Chapala càn quét thành phố và phá hủy khu vực bờ biển.[7]

Vào ngày 23 tháng 3 diễn ra một cuộc không kích của Mỹ vào trại huấn luyện của AQAP, làm 50 người thiệt mạng. Vài ngày sau AQAP tổ chức một cuộc tụ tập lớn trong thành phố phản đối Hoa Ky.[8] Tháng 4 năm 2016, báo chí đưa tin AQAP bố trí ít nhất 1.000 chiến binh trong thành phố Mukalla, đồng thời tổ chức thu thuế trong thành phố, đem về 2 triệu cho tới trên 5 triệu đô la Mỹ một ngày.[9]

Giành lại Al Qaeda

[sửa | sửa mã nguồn]

Mukalla được giành lại từ tay Al Qaeda vào ngày 25 tháng 4 năm 2016 sau khi Quân đội Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dẫn đầu một cuộc tấn công vào Hội đồng Chuyển tiếp Phía nam và đẩy lùi nhóm này khỏi thành phố.[10]

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thành lập ở đây một căn cứ chỉ huy chống AQAP trong thành phố vừa được giải phóng.[11] Căn cứ này giúp CIAJoint Special Operations Command (JSOC) dễ dàng xác định các cơ sở mạnh nhất của AQAP ở Yemen và tăng cường hợp tác UAE-Hoa Kỳ.[11]

Vào ngày 15 tháng 5 năm 2016, một cuộc tấn công tự sát diễn ra trong thành phố do Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant thực hiện.[12] Cuộc tấn công nhắm vào một sở cảnh sát và làm thiệt mạng ít nhất 25 cảnh sát và làm bị thương ít nhất 54 người khác.[13][14]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Mukalla (Sân bay Riyan)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.6
(90.7)
33.3
(91.9)
36.1
(97.0)
38.0
(100.4)
40.0
(104.0)
43.9
(111.0)
38.2
(100.8)
37.2
(99.0)
37.0
(98.6)
38.9
(102.0)
38.2
(100.8)
32.9
(91.2)
43.9
(111.0)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 27.5
(81.5)
28.1
(82.6)
29.2
(84.6)
31.3
(88.3)
32.9
(91.2)
34.4
(93.9)
33.4
(92.1)
32.7
(90.9)
32.1
(89.8)
30.9
(87.6)
30.2
(86.4)
28.5
(83.3)
30.9
(87.6)
Trung bình ngày °C (°F) 24.5
(76.1)
25.1
(77.2)
26.4
(79.5)
28.2
(82.8)
30.3
(86.5)
31.7
(89.1)
30.4
(86.7)
29.8
(85.6)
29.7
(85.5)
27.8
(82.0)
26.4
(79.5)
25.2
(77.4)
28.0
(82.4)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 21.0
(69.8)
21.5
(70.7)
23.1
(73.6)
24.7
(76.5)
27.7
(81.9)
28.5
(83.3)
26.9
(80.4)
26.4
(79.5)
26.8
(80.2)
24.2
(75.6)
22.1
(71.8)
21.4
(70.5)
24.5
(76.1)
Thấp kỉ lục °C (°F) 13.9
(57.0)
15.2
(59.4)
14.4
(57.9)
17.2
(63.0)
20.6
(69.1)
22.2
(72.0)
20.0
(68.0)
19.4
(66.9)
21.7
(71.1)
17.3
(63.1)
16.1
(61.0)
15.1
(59.2)
13.9
(57.0)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 6.9
(0.27)
3.0
(0.12)
11.9
(0.47)
11.7
(0.46)
4.4
(0.17)
1.2
(0.05)
4.3
(0.17)
3.9
(0.15)
0.7
(0.03)
0.8
(0.03)
3.1
(0.12)
4.7
(0.19)
56.7
(2.23)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 1.2 0.7 0.7 0.6 0.3 0.4 0.7 0.6 0.2 0.3 1.1 1.0 7.7
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 62 61 64 68 70 67 65 65 72 68 62 60 66
Nguồn: Deutscher Wetterdienst[15]
Cảng Mukalla
Buôn bán bánh mình ở phố cổ

Chợ chính souq là một trong những trung tâm thương mại chính the của thành phố. Cảng Mukalla nằm ở phía đông của thành phố. Cảng cho phép các tàu có chiều dài không quá 150 mét (490 foot) được phép cập bến.

Điểm du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Phố cổ luôn mở cửa đối với du khách. Các danh lam thắng cảnh có thể kể tới cung điện hoàng gia của sultan, tháp canh ở ngoại vi phố cổ, dãy núi Hadhramaut,[16]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

HUCOM (Trường Y) của Đại học Hadhramout đặt tại Mukalla.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b McLaughlin, Daniel (2008). “10: Southeast Yemen”. Yemen. Bradt Travel Guides. tr. 191–198. ISBN 978-1-8416-2212-5.
  2. ^ “Myos Hormos”. Maritime Incense Route. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |co-authors= (trợ giúp)
  3. ^ Thomas Buxton (1839). The African Slave Trade. London: Jorn Murray.
  4. ^ Stark, Freya (1936), The Southern Gates of Arabia, London: John Murray
  5. ^ “Al-Qaeda frees 300 prisoners in Yemen jail break”. Telegraph.co.uk. ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  6. ^ Dana Ford, CNN (ngày 7 tháng 5 năm 2015). “Senior AQAP leader Nasr Ibn Ali al-Ansi killed”. CNN. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  7. ^ “Cyclone Chapala batters war-torn Yemen”. BBC. ngày 3 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “Al-Qaeda In Yemen Sends Children To Protest U.S. Drone Strikes”. Vocativ. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  9. ^ https://english.alarabiya.net/en/perspective/analysis/2016/04/08/Al-Qaeda-emerges-stronger-and-richer-from-Yemen-war.html
  10. ^ “Arab coalition enters AQAP stronghold in port city of Mukalla, Yemen”. The Long War Journal. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ a b “Hunting AQAP in Yemen: Joint UAE-US Special Operations Base in Mukalla (IMINT)”. T Intelligence. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018.
  12. ^ “Yemen conflict: IS suicide attack kills 25 police recruits”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  13. ^ “Deadly bombing targets police in Yemen's Mukalla”. www.aljazeera.com. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ “Islamic State Yemen suicide bomber kills 25 police recruits: medics”. Reuters. ngày 15 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ “Klimatafel von Riyan bei Mukalla / Jemen” (PDF). Baseline climate means (1961-1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ Scoville, Sheila A. (2006). Gazetteer of Arabia: a geographical and tribal history of the Arabian Peninsula. 2. Akademische Druck- u. Verlagsanstalt. tr. 117–122. ISBN 0-7614-7571-0.
  17. ^ “الرئيسية - جامعة حضرموت” [Hadramout University Homepage] (bằng tiếng Ả Rập). Đại học Hadramout. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Mukalla tại Wikimedia Commons