Bước tới nội dung

Minamoto no Yorimitsu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Minamoto no Yorimitsu
源 頼光
Chức vụ
Trưởng gia tộc Settsu Genji
Kế nhiệmKhông rõ
Thông tin cá nhân
Quốc tịchNhật Bản
SinhMonjumaru
948
Mất29 tháng 8, 1021
ChaMinamoto no Mitsunaka
MẹCon gái của Minamoto no Suguru
Con cáiMinamoto no Yorikuni
Minamoto no Yoriie
Minamoto no Yorimoto
Eiju
Minamoto no Yoriaki
Vợ của Fujiwara no Michitsuna

Minamoto no Yorimitsu (源 頼光? 948 – 29 tháng 8, 1021), còn được biết đến là Minamoto no Raikō, phụng sự gia tộc nhiếp chính Fujiwara cùng em trai ông là Yorinobu, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thay cho người nhà Fujiwara. Ông là một trong số những người nhà Minamoto được ghi nhận sớm nhất vì chiến công quân sự, nổi tiếng vì dẹp tan nhóm cướp Ōeyama.

Sự phục vụ trung thành giúp ông có được chức cai trị Tỉnh Izu, Kozuke và một số nơi, cũng như một số chức vụ quan trọng khác trong triều đình. Yorimitsu cũng là thủ lĩnh một trung đoàn Cận Vệ Hoàng gia, và thư ký của Bộ Chiến tranh. Khi cha ông là Minamoto no Mitsunaka qua đời, ông được thừa kế tỉnh Settsu.[1]

Yorimitsu theo truyền thuyết thường đi cùng bốn tùy tùng, được biết đến là Shitennō (Tứ Thiên Vương). Họ lần lượt là Watanabe no Tsuna, Sakata no Kintoki, Urabe no Suetake, và Usui Sadamitsu.[2]

Truyền thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Yorimitsu xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và chuyện kể, bao gồm cả truyền thuyết về Kintarō (Kim Thái Lang hay Sakata no Kintoki), truyền thuyết về Shuten Dōji, và truyền thuyết về Tsuchigumo. Thanh tachi (trường kiếm) 'Dōjigiri' mà Bảo tàng Quốc gia Tokyo sở hữu và được công nhận là Bảo vật quốc gia, cùng với Tenka-Goken ("Thiên Hạ Ngũ Kiếm"), và 'Onikirimaru' cất giữ tại đền Tada, xuất hiện trong truyền thuyết kể về việc Yorimitsu chém đầu Shuten Dōji.[note 1][3][4] Thêm vào đó, ba thanh kiếm cùng tên, 'Hizamaru'[note 2] của đền Daikaku-ji, miếu Hakone và một cá nhân, lại xuất hiện trong truyền thuyết Yorimitsu đánh bại Tsuchigumo.[5]

Lễ hội Karatsu Kunchithành phố Karatsu, quận Saga, có tổ chức rước một chiếc kiệu rước cỡ lớn lấy cảm hứng từ mũ trụ của Minamoto, đã bị con oni Shuten Douji cắn mất một phần. [1]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mẹ: Con gái của Minamoto no Suguru
  • Cha: Minamoto no Mitsunaka
  • Vợ: Con gái của Fujiwara no Motohira
    • Con trai đầu: Minamoto no Yorikuni
  • Vợ: Con gái của Taira no Koretaka
    • Con trai thứ: Minamoto no Yoriie
  • Vợ: Con gái của Yoshishige no Tamemasa
    • Con trai thứ 3: Minamoto no Yorimoto
    • Con trai thứ 4: Eiju
    • Con trai thứ 5: Minamoto no Yoriaki
    • Con gái: Vợ của Fujiwara no Michitsuna

Yorimitsu đã viết một bài thơ renga cùng vợ, xuất hiện trong quyển Kin'yō Wakashū (trang số 703-704):
tade karu fune no suguru narikeri
asa madaki kararo no oto no kikoyuru wa
Dịch nghĩa:
Một con thuyền hái rau răm trôi ngang
Ta tưởng như nghe thấy có ai chèo nhẹ qua trước bình minh[2]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xuất hiện trong trò chơi điện tử Nioh 2 với tư cách là một nữ thợ săn yokai. Được lồng tiếng bởi Yūko Kaida.
  • Xuất hiện là một Servant thuộc Class Berserker và sau đó là Class Lancer trong Fate/Grand Order. Nhân vật này được thiết kế bởi Honjou Raita và lồng tiếng bởi Haruka Tomatsu.
  • Xuất hiện với tư cách nhân vật chính trong loạt trò chơi Otogi.
  • Xuất hiện với tư cách là thủy tổ gia tộc Minamoto trong loạt manga và anime Toilet-bound Hanako-kun.
  • Xuất hiện trong trò chơi nhập vai Onmyoji
  1. ^ 'Onikirimaru' has the same name as another name of 'Higekiri', but they are different swords.
  2. ^ also known as 'Kumokiri', 'Hoemaru' and 'Usumidori'

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sansom, George (1958). A history of Japan to 1334. Stanford University Press. tr. 241–242. ISBN 978-0804705233.
  2. ^ a b Sato, Hiroaki (1995). Legends of the Samurai. Overlook Duckworth. tr. 61–64, 66. ISBN 9781590207307.
  3. ^ Dōjigiri Yasutsuna. Nagoya Japanese Sword Museum Nagoya Touken World.
  4. ^ 源頼光の「酒呑童子」退治で活躍の伝説残る宝刀「鬼切丸」、清和源氏ゆかりの神社で公開. Yomiuri shimbun. ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Tsumugu Japan art & culture. Yomiuri shimbun.
  • Sansom, George (1958). 'A History of Japan to 1334'. Stanford, California: Stanford University Press.