Bước tới nội dung

Liên hiệp vương triều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân chủ Công giáoChristopher Columbus, 1493

Liên hiệp vương triều (tiếng Anh: Dynastic union, tiếng Pháp: Union dynastique) là một hình thức liên bang chỉ có hai nhà nước khác nhau được quản lý dưới cùng một triều đại, trong khi ranh giới, luật pháp và lợi ích của chúng vẫn khác biệt.[1] Nó khác với liên minh cá nhân ở chỗ liên minh cá nhân cụ thể dưới một vị quân chủ, nhưng liên hiệp vương triều cần có 2 vị quân chủ.

Liên hiệp Vương quốc Aragón và Vương quốc Navarra

[sửa | sửa mã nguồn]

Với vụ ám sát Sancho IV, Vương quốc Navarra bị tiếm quyền cai trị bởi người anh em họ Alfonso VI của Castile. Đồng thời, Sancho V Ramirez của Aragon cũng uy hiếp quyền cai trị Navarre. Điều này được thỏa hiệp hình thành chế độ liên hiệp vương triều năm 1076, dẫn đến sự kiểm soát của người Aragon đối với Navarre trong hơn nửa thế kỷ (1076–1134).

Liên hiệp Vương quốc Aragón và Bá quốc Barcelona

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc hôn nhân của Bá tước Barcelona Raymond Berengar IV của Barcelona và Nữ vương tương lai của Aragon Petronila của Aragon vào năm 1137 đã tạo thành Vương quyền Aragon.[2][3]

Liên hiệp Vương quyền Castilla và Vương quyền Aragon

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc hôn nhân của Isabel I của CastillaFerrando II của Aragón vào năm 1469 đã đặt nền móng cho vương quốc Tây Ban Nha. Họ không lên ngôi tương ứng cho đến năm 1474 và 1479.[4]

Liên hiệp Vương quốc Tây Ban Nha và Vương quốc Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên hiệp vương triều giữa Tây Ban Nha (liên minh các Vương quyền của Castile và Aragon) và Bồ Đào Nha (1580–1640),[5] thường được các nhà sử học hiện đại gọi là Liên minh Iberia, dưới Vương triều Philippines.

Liên hiệp Đại công quốc Litva và Vương quốc Ba Lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc hôn nhân giữa Jogaila và Nữ vương Jadwiga của Ba Lan vào năm 1385, hình thành nên Liên minh Krewo. Liên minh này được xem là tiền thân hình thành nên Liên bang Ba Lan và Lietuva sau này.

Liên hiệp Vương quốc Pháp và Vương quốc Navarra

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo luật Salic, Enrique III của Navarra, một thành viên của Nhà Bourbon, kế vị ngai vàng của Pháp vào năm 1589 sau sự tuyệt chủng hậu duệ nam của Nhà Valois. Cả hai vương tộc đều là dòng thứ của vương tộc Capetian, cai trị vương quốc Pháp từ năm 987.

Liên hiệp Vương quốc Anh và Vương quốc Scotland

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Elizabeth I của Anh qua đời vào năm 1603, người thừa kế ngai vàng của Anh là Vua James VI của Scotland. Hình thái này thường được gọi là Liên minh vương thất, được thực hiện từ năm 1603 đến năm 1653 (khi chế độ quân chủ chính thức bị bãi bỏ) và một lần nữa từ năm 1659 cho đến khi hai quốc gia thống nhất về mặt chính trị theo Đạo luật Liên minh 1707.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lalor, ed. Various authors. See Contents. Cyclopaedia of Political Science. New York: Maynard, Merrill, and Co., ed. John Joseph Lalor, 1899.
  2. ^ John C. Shideler. “A Medieval Catalan Noble Family: the Montcadas, 1000–1230”. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ Cateura Benàsser, Pau. “Els impostos indirectes en el regne de Mallorca” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008. El Tall dels Temps, 14. (Palma de) Mallorca: El Tall, 1996. ISBN 84-96019-28-4. 127pp.
  4. ^ H. J. Chaytor. “Juan II. Union of Aragon with Castile”. A History of Aragon and Catalonia. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ Stanley G. Payne. “Chapter Ten, The Expansion”. A History of Spain and Portugal, Volume 1. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.