Bước tới nội dung

Lê Văn Tiết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lê Văn Tiết là một cựu tuyển thủ bóng bàn xuất sắc của Việt Nam. Ông sinh ngày 13 tháng 7 năm 1939 tại Gia Định. Giải thưởng cao nhất của ông là vô địch bóng bàn châu Á (Asiad) năm 1958 [1], huy chương đồng Vô địch Bóng bàn quốc tế tại Dortmund 1959 và vô địch bóng bàn Pháp quốc năm 1959 [2]. Ông nổi tiếng với lối phản công độc đáo và được báo chí Nhật Bản gọi là "kỳ quan của bóng bàn thế giới".[2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thể thao, cha ông là người ham thích môn quần vợt, Lê Văn Tiết là người anh cả trong gia đình có nhiều tuyển thủ từng là vô địch bóng bàn Việt Nam bao gồm Lê Văn InhLê thị Kim Tuyến và các kiện tướng như Lê Văn Tân và Lê Thị Kim Hoàng.

Ông đến với môn bóng bàn từ khi lên 8 tuổi. Sau một lần đi đánh thử, ông đã được mời đánh cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn. Đến năm 11 tuổi, ông đã trở thành tay vợt số một trong giới học sinh và rồi Vô địch học sinh toàn quốc 1954-1955. Năm 18 tuổi ông trở thành vô địch bóng bàn của nước Việt Nam Cộng hòa. Khi vừa tròn 19 thì cùng với đồng đội Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu đoạt Giải vô địch châu Á tổ chức lần thứ 3 tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1958 [1], trong đó cả ba đều thắng đương kim vô địch thế giới Toshiaki Tanaka. Trong thời gian đó, đội tuyển Nhật là đội được xếp vào hạng mạnh nhất thế giới trên cả Trung Quốc. Trong kỳ này ông thắng 14 trong 15 trận, chỉ thua Ichirō Ogimura (2 lần vô địch đơn nam thế giới) 1 trận.[3].

Sau đó, ông đoạt vô địch cá nhân giải quốc tế bóng bàn Pháp mở rộng (Open de France de Tennis de Table 1959) năm 20 tuổi. Trong giải vô địch Pháp, ông là người Việt Nam đầu tiên hạ tay vợt số 1 thời bấy giờ là Teruo Murakami (vô địch Nhật Bản) trong trận chung kết [4]. Với chiến thắng này, Lê Văn Tiết được xếp vào tay vợt thứ sáu của thế giới năm 1959 và hạng 3 đồng đội nam thế giới [5]. Cùng năm đó, ông cùng với đội bóng bàn Việt Nam Cộng hòa đoạt giải 3 Vô địch Bóng bàn Quốc tế tại Dortmund 1959.[6].

Sau năm 1975, Lê Văn Tiết trở thành huấn luyện viên bóng bàn cho đội tuyển quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1986, ông rút lui khỏi ngành. Hiện nay, ông chỉ làm gia sư bóng bàn cho thiếu nhi và tham gia viết sách truyền thụ kĩ thuật.

Các giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giúp Bạn Hoàn Thiện Kỹ Năng Bóng Bàn . Nhà Xuất bản Trẻ. tháng 2 năm 2006

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ngày rúng động thể thao thế giới
  2. ^ a b Gặp lại kỳ quan bóng bàn thế giới Lưu trữ 2006-01-18 tại Wayback Machine. Tuổi Trẻ 04/11/2005
  3. ^ Lê Văn Tiết - câu chuyện một "kỳ quan" 3: Sự trở lại ngoạn mục
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ Lê Văn Tiết - câu chuyện một "kỳ quan" 1
  6. ^ a b “Thống kê về Lê Văn Tiết tại ITTF - Hội Bóng bàn quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]