Lê Hồng Chương
Lê Hồng Chương | |
---|---|
Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam | |
Nhiệm kỳ | 2020 (tđd) – 2025 |
| |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1957 (67–68 tuổi) |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Khen thưởng | Huân chương Lao động hạng Ba |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Nhân dân (2015) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 2000 – nay |
Đào tạo | Viện Điện ảnh Quốc gia S. A. Gerasimov |
Thể loại |
|
Quản lý | Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (2005–2010) |
Tác phẩm |
|
Giải thưởng | Giải thưởng Nhà nước (2022) |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 2004 Đạo diễn xuất sắc | |
Giải Cánh diều 2006 Đạo diễn xuất sắc | |
Liên hoan phim Việt Nam 2009 Đạo diễn xuất sắc | |
Website | |
Lê Hồng Chương trên IMDb | |
Lê Hồng Chương (sinh năm 1957) là đạo diễn phim tài liệu Việt Nam, ông từng giành 3 giải đạo diễn xuất sắc tại các giải thưởng điện ảnh trong nước. Ông cũng là thành viên lãnh đạo của Cục điện ảnh và Hội Điện ảnh Việt Nam. Ông được phong Nghệ sĩ nhân dân năm 2015 và Giải thưởng Nhà nước năm 2022.[1]
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Hồng Chương sinh năm 1957, trong gia đình có ông nội làm quan trong triều đình nhà Nguyễn, bố là đạo diễn Lê Huân - nguyên Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.[1]
Lê Hồng Chương theo học chuyên ngành quay phim tại Đại học Điện ảnh toàn Liên bang Xô viết (VGIK), khi tốt nghiệp về nước ông thành danh với vai trò đạo diễn phim tài liệu.[1]
Từ năm 2005 đến 2010, ông giữ chức vụ Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.
Thời gian này, ông phát hiện những kiến thức làm nghề mà ông cần bổ sung có trong các cuốn sách nguyên bản tiếng Pháp tại Thư viện Quốc gia. Vì vậy ông học tiếng Pháp để có thể tự đọc những cuốn sách này, khi đã biết thêm ngôn ngữ mới, Lê Hồng Chương tạm gác lại chuyến đi Nga để làm luận án tiến sĩ. Ông nhận chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp từ năm 2010.[1]
Sau 5 năm làm việc tại Pháp, khi trở về Việt Nam, ông được phân công làm Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh. Ông từng là thành viên Ban giám khảo hạng mục Phim tài liệu - khoa học tại giải Cánh diều 2014.[2] Sau này ông còn là trưởng Ban giám khảo phim tài liệu - khoa hoc giải Cánh diều 2015.[3] Chủ tịch Ban giám khảo phim Tài liệu và Khoa học Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 và lần thứ 22.[4][5]
Ông thôi chức Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh năm và nghỉ hưu năm 2019,[6] hiện tại ông là Phó Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam, tái đắc cử năm 2021.[7]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tên phim | Ghi chú | Nguồn |
---|---|---|---|
1995 | Chìm nổi sông Hương | Giám đốc sản xuất | |
1995 | Cuộc hội ngộ sau 30 năm | Đồng Giám đốc sản xuất | |
2000 | Về với buôn làng | ||
2001 | Bài học vào chợ Mỹ | ||
2002 | Thang đá ngược ngàn | ||
2004 | Muốn được sống | ||
2005 | Còn lại với thời gian | ||
2009 | Concert | ||
Ký ức Trường Sơn | |||
2024 | Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực | Đồng đạo diễn với Đặng Thái Huyền |
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Khen thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Lao động hạng Ba.[1]
- Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ với thành tích góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc (2016).[8]
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2022) với các phim tài liệu: Thang đá ngược ngàn, Muốn được sống, Còn lại với thời gian.[9]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Giải thưởng cá nhân | |||||
---|---|---|---|---|---|
Năm | Sự kiện | Hạng mục | Tác phẩm | Kết quả | Nguồn |
2004 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 | Đạo diễn xuất sắc | Thang đá ngược ngàn | Đoạt giải | [10] |
2006 | Giải Cánh diều 2005 | Còn lại với thời gian | Đoạt giải | [1] | |
2009 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 | Ký ức Trường Sơn | Đoạt giải | [1] | |
Giải dành cho tác phẩm | |||||
2002 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001 | Phim tài liệu video | Về với buôn rừng | Giải A | [11] |
2003 | Giải Cánh diều 2002 | Phim tài liệu nhựa | Thang đá ngược ngàn | Cánh diều vàng | |
2004 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 | Phim tài liệu khoa học | Bông sen vàng | [10] | |
2005 | Giải Cánh diều 2004 | Phim tài liệu video | Muốn được sống | Cánh diều vàng | [12] |
2006 | Giải Cánh diều 2005 | Phim tài liệu nhựa | Còn lại với thời gian | Cánh diều vàng | [13] |
Liên hoan phim châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 51 | Phim tài liệu xuất sắc nhất | Đoạt giải | [14] |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g Vân Thảo (22 tháng 5 năm 2020). “Đạo diễn Lê Hồng Chương: Phim tài liệu - tình yêu chưa bao giờ vơi cạn”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
- ^ Vân Thảo (16 tháng 3 năm 2015). “Đạo diễn, NSƯT Lê Hồng Chương: "Điều quan trọng đã đặt hết vào tác phẩm rồi"”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
- ^ P.V (21 tháng 4 năm 2016). “Đạo diễn Lê Hồng Chương: Đã có nhiều tác phẩm giàu tính nhân văn và ngôn ngữ thể hiện mới”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
- ^ Diên Vỹ (29 tháng 11 năm 2021). “Trưởng Ban giám khảo Phim Tài liệu-Khoa học, Đạo diễn, NSND Lê Hồng Chương: "Cả phim tài liệu và khoa học đều đang đồng hành với cuộc sống!"”. Cục Điện ảnh. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ Việt Văn (30 tháng 3 năm 2020). “Điện ảnh Quân Đội chuyển mình mạnh mẽ”. Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ Ngọc Diệp (24 tháng 2 năm 2020). “Cục trưởng Mỹ thuật Vi Kiến Thành được bổ nhiệm làm cục trưởng Cục Điện ảnh”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Hội Điện ảnh Việt Nam có lãnh đạo mới”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Cuộc đời của Yến và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. Thế giới điện ảnh. 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022 vào dịp 19/5”. Cổng thông tin Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b Hà Giang (8 tháng 11 năm 2004). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
- ^ VnExpress (4 tháng 4 năm 2002). “Đạo diễn Lê Hồng Chương và những bộ phim về Tây Nguyên”. vnexpress.net. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
- ^ L. Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. TUỔI TRẺ ONLINE. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
- ^ “Chuyện của Pao đoạt giải Cánh diều vàng 2005”. Người Lao Động. 19 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2023.
- ^ “Phim tài liệu "Lũy thép Vĩnh Linh" tái ngộ khán giả”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 13 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.