Bước tới nội dung

Kênh đào Phù Nam Techo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ địa lý Campuchia
Sơ đồ tuyến kênh

Kênh đào Phù Nam Techo[a][1] là một dự án kênh đàoCampuchia, kết nối cảng tự trị Phnôm Pênh ở thủ đô Phnôm Pênh với các cảng của Campuchia trên vịnh Thái Lan. Dự án kênh đào dài 180 km, rộng 100 m, sâu 5,4 m, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, KampotKep. Kênh đào bắt đầu từ kênh đào Takeo của sông Mekong, đi qua kênh đào Ta Ek của sông Bassac và cuối cùng sáp nhập vào kênh đào Ta Hing của sông Bassac ở huyện Koh Thom.[1] Kênh đào này kết nối thủ đô Phnôm Pênh trực tiếp với cảng nước sâu duy nhất của Campuchia ở Sihanoukville và cảng mới ở Kampot.[2] Tên gọi ban đầu của dự án là Hệ thống Logistics và Điều hướng Tonle Bassac, và đã được đổi tên thành Dự án Kênh đào Phù Nam Techo tại kỳ họp toàn thể lần thứ 6 Quốc hội Campuchia vào ngày 19 tháng 5 năm 2023.[3]

Kế hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 10 năm 2023, Campuchia ký thỏa thuận cho phép Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi đối với dự án.[3] Dự án kênh đào này sẽ xây dựng 3 đập thủy điện, 11 cây cầu, lối đi ven bờ dài 208 km và cung cấp hỗ trợ giao thông thủy cũng như các cơ sở hạ tầng xuyên sông khác. Dự toán chi phí thực hiện dự án kênh đào này là 1,7 tỉ USD với thời gian thực hiện trong 4 năm.[3] Nguồn vốn thực hiện dự án được Tập đoàn Cầu Đường Trung Quốc thu xếp,[4] đây cũng là đơn vị thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.[5] Dự án sẽ được nhà thầu Trung Quốc thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao).

Hiện tại, hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia phụ thuộc vào các cảng biển Việt Nam, đặc biệt là cảng Cái Mép. Kênh đào này sẽ giúp Campuchia giảm phụ thuộc này.[6] Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, hàng hóa Campuchia vận chuyển qua tuyến kênh Phù Nam Techo dài 180 km từ Phnôm Pênh ra Kampot, sau đó phải vòng thêm qua mũi Cà Mau, tổng chiều dài khoảng 900 km. Như vậy so với tuyến vận tải đường thủy truyền thống, quãng đường sẽ tăng khoảng 500 km.[7]

Mối quan ngại môi trường và an ninh

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam bày tỏ mối quan ngại về tác động môi trường của dự án này.[5] Theo một hội thảo tại hội nghị tham vấn về đề xuất Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia tổ chức tại Cần Thơ, ngày 23 tháng 4, có ý kiến cho rằng lượng nước từ dòng Mekong về miền Tây có thể giảm 50%, khả năng xâm nhập mặn sâu hơn, có thể ảnh hưởng hơn nửa diện tích canh tác vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.[7] Trả lời một số ý kiến lo ngại tàu chiến Trung Quốc có thể sử dụng kênh đào này, Thủ tướng Campuchia Hun Manet khẳng định: "Chúng tôi sẽ không cho phép (bất kỳ quốc gia nào) sử dụng đất nước của chúng tôi làm căn cứ chống lại quốc gia khác, chứ đừng nói đến căn cứ quân sự". Hun Manet cho rằng con kênh sẽ quá nông để một tàu chiến có thể đi qua.[8]

Nguồn vốn thực hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 6 năm 2024, dự án kênh đào này không còn là dự án chủ yếu có vốn đầu tư nước ngoài nữa, với 51% cổ phần thuộc sở hữu của các thực thể Campuchia. Vào tháng 8 năm 2024, có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ cung cấp 49% nguồn vốn tài trợ.[9]

Đến tháng 12 năm 2024, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra "cam kết dứt khoát" về việc tài trợ cho dự án và không có đơn vị xây dựng Trung Quốc nàò ký kết hợp đồng xây dựng thực hiện dự án này. Theo Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, việc thiếu tính khả thi về mặt kinh tế, chi phí bảo trì lâu dài và tác động môi trường đã cản trở các nhà đầu tư. Theo Sokvy Rim, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khu vực Campuchia, chính phủ Campuchia có thể sẻ tự thu xếp vốn cho dự án kênh đào này.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên chính thức là "Dự án Prek Chek Funan Techo", tên trước đó là "Dự án Hệ thống Logistics và Điều hướng Tonle Bassac"

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Tonle Bassac-Kep Waterway and Logistics Initiative named "Prek Chek Funan Techo Project", costs US$1.7B”. Construction & Property News (bằng tiếng Anh). 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ “Why is Vietnam Worried About Cambodia's Mekong Canal Project?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b c Rim, Sokvy (11 tháng 3 năm 2024). “BRI's Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China, Politics News - ThinkChina”. www.thinkchina.sg (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Brancaccio, Lucia (9 tháng 4 năm 2024). “Why Cambodia's Funan Techo Canal Project is Worrying Vietnam”. Vietnam Briefing News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b Brook, Jack. “Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam”. Nikkei Asia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “Funan Techo Canal Development: Shifting Economic Currents in Southeast Asia”. Construction & Property News (bằng tiếng Anh). 15 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ a b An Bình; Hoàng Nam (23 tháng 4 năm 2024). “Chuyên gia: Dự án kênh Funan Techo có thể khiến nước về miền Tây giảm 50%”. VnExpress. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Thu Nguyễn (12 tháng 4 năm 2024). “Hun Sen và Hun Manet trấn an Việt Nam về kênh đào Funan Techo”. Sputnik. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ “Cambodian canal megaproject in trouble”. Bangkok Post. Reuters. 21 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024.
  10. ^ Ji Siqi (5 tháng 12 năm 2024). “Cambodia says Xi supports controversial canal, but China's silence keeps questions flowing”. South China Morning Post. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2024.