Bước tới nội dung

David Lean

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sir David Lean

Sinh(1908-03-25)25 tháng 3 năm 1908
Croydon, Surrey, Anh
Mất16 tháng 4 năm 1991(1991-04-16) (83 tuổi)
Limehouse, Luân Đôn, Anh
Nghề nghiệpĐạo diễn phim, nhà sản xuất phim, nhà biên kịch, nhà dựng phim
Năm hoạt động1942–1991
Phối ngẫuIsabel Lean (1930–1936; ly dị)
Kay Walsh (1940–1949; ly dị)
Ann Todd (1949–1957; ly dị)
Leila Matkar (1960–1978; ly dị)
Sandra Hotz (1981–1984; ly dị)
Sandra Cooke (1990–1991; đến khi chết)
Con cái1

Sir David Lean, CBE (25 tháng 3 năm 1908 - 16 tháng 4 năm 1991) là một đạo diễn phim, nhà sản xuất, biên kịch và biên tập người Anh, từng sản xuất nhiều phim sử thi[1] quy mô lớn như Cầu sông Kwai (1957), Lawrence xứ Ả Rập (1962) và Bác sĩ Zhivago (1965). Ông cũng đạo diễn các bộ phim chuyển thể tiểu thuyết của DickensGia tài vĩ đại (1946) và Oliver Twist (1948), và bộ phim lãng mạn Brief Encounter (1945).

Bắt đầu sự nghiệp làm nhà dựng phim đầu thập niên 1930, Lean có bộ phim đạo diễn đầu tay với In Which We Serve (1942), cũng là lần đầu tiên trong bốn lần hợp tác với Noël Coward. Khởi đầu với Summertime, Lean bắt đầu chuyển sang dòng phim sản xuất quốc tế với sự tài trợ của các xưởng phim lớn ở Hollywood. Sau sự thất bại của Ryan's Daughter (1970), ông hồi sinh sự nghiệp với Một chuyến đi đến Ấn Độ, chuyển thể từ tiểu thuyết của E. M. Forster, đó là một cú hích với các nhà phê bình nhưng vẫn chứng tỏ đó là bộ phim cuối cùng do ông đạo diễn.

David Lean được nhiều đạo diễn khác như Steven Spielberg[2]Stanley Kubrick ngưỡng mộ[3] Lean được bầu chọn là đạo diễn phim lớn thứ 9 của mọi thời đại trong cuộc thăm dò ý kiến của Viện phim Anh Sight & Sound "Đạo diễn xuất sắc nhất do các đạo diễn bình chọn" năm 2002.[4] Được đề cử bảy lần cho Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, ông đã giành giải này hai lần với Cầu sông KwaiLawrence xứ Ả Rập. Ông hiện là đạo diễn có nhiều phim nhất nằm trong danh sách 100 phim Anh hay nhất của Viện phim Anh với bảy tác phẩm (3 tác phẩm nằm trong top 5)[5] và được trao tặng giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ năm 1990.

Tiểu sử và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lean sinh ra tại Croydon, Surrey (hiện thuộc Đại Luân Đôn, là con của Francis William le Blount Lean và Helena Tangye (cháu gái của Richard Tangye. Cha mẹ ông là tín đồ của phái Quakers và ông cũng là một học sinh của trường Leighton Park do Quaker thành lập tại Reading. Lean là một cậu học trò thiếu nhiệt tình với bản chất mơ mộng và bị bạn bè gắn biệt danh là một "kẻ bất tài".[6] Ông đã bỏ lại tuổi thơ buồn của mình[7] để vào công ty kế toán của cha làm người học việc. Ông in và phát triển các tác phẩm phim của mình và coi đó là "sở thích thú vị".[8] Năm 16 tuổi, cha ông bỏ gia đình để theo đuổi một người phụ nữ khác, và Lean sau đó cũng theo con đường của cha mình sau lần kết hôn và sinh con đầu tiên.[6]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian làm nhà dựng phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Chán nản với công việc của mình, Lean dành mỗi tối trong rạp chiếu phim, sau ông được một người cô khuyên nên tìm một công việc mà ông thích. Ông đã ghé thăm Gaumont Studios, tại đây ông đảm nhận vị trí cậu bé pha trà, sau đó được thăng làm quản gia và nhanh chóng trở thành trợ lý đạo diễn thứ ba.[9] Đến năm 1930 ông làm biên tập viên trên các phim thời sự của cả công ty phim GaumontMovietone News, trong khi bước đầu tiên đến phim điện ảnh với Freedom of the Seas (1934) và Escape Me Never.[9]

Phim của Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm đầu tiên ông đạo diễn có sự hợp tác với Noël Coward trong In Which We Serve (1942), sau đó ông cũng chuyển thể một vài vở kịch của Coward thành phim thành công như This Happy Breed (1944), Blithe Spirit (1945) và Brief Encounter (1945). Brief Encounter chia sẻ giải Grand Prix danh dự tại liên hoan phim Cannnes 1946,[10] giúp đem về cho Lean hai đề cử giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhấtđạo diễn xuất sắc nhất, trong khi Celia Johnson nhận một đề cử cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.[11] Bộ phim đã trở thành kinh điển và là một trong những tác phẩm Anh được đánh giá cao nhất.

Lean tiếp tục chuyển thể các tác phẩm của Charles Dickens - Gia tài vĩ đại (1946) và Oliver Twist (1948). David Shipman viết trong The Story of Cinema: Volume Two (1984): "Trong những phim khác của Dickens, chỉ có David Copperfield của tiệm cận sự xuất sắc của hai phim này, vì diễn xuất của phim gần như hoàn hảo".[12] Đây là hai bộ phim đầu tiên do Lean đạo diễn có sự góp mặt của Alec Guinness, người Lean coi là một "bùa mê may mắn". Điều khoản mã sản xuất khiến ngày công chiếu phim tại Hoa Kỳ bị hoãn đến tháng 7 năm 1951 sau khi bị cắt giảm đến tám phút.[13]

Phim quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Summertime (1955) đánh dấu một hành trình mới cho Lean. Phim do Hoa Kỳ tài trợ một phần, mặc dù làm cho London Films của Kondra. Bộ phim có Katharine Hepburn đóng vai chính trong vai một người phụ nữ trung niên có một mối tình lãng mạn trong kỳ nghỉ ở Venice. Phim hoàn toàn được quay tại đây.[14]

Những bộ phim của Lean giờ đây trở nên ít hơn nhưng mang quy mô lớn và phát hành rộng rãi hơn trên toàn cầu. Cầu sông Kwai (1957) dựa trên cuốn tiểu thuyết của Pierre Boulle thuật lại câu chuyện về những tù nhân Anh-Mỹ cố gắng sống sót trong một trại tù của Nhật trong Thế Chiến 2. Phim có sự tham gia của William Holden và Alec Guinness, trở thành phim có doanh thu cao nhất năm 1957 tại Hoa Kỳ. Phim đoạt bảy giải Oscar, bao gồm Giải Oscar cho phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và nam diễn viên chính xuất sắc nhất.[15]

Sau khi mở rộng trường quay tại Trung Đông, Bắc Phi, Tây Ban Nha và một vài nơi nữa, Lawrence xứ Ả Rập dự kiến khởi chiếu năm 1962. Đây là dự án đầu tiên của Lean do biên kịch Robert Bolt chắp bút viết lại của Michael Wilson (một trong những biên kịch bị ghi vào danh sách đen của Cầu sông Kwai. Phim kể về T. E. Lawrence, một sĩ quan người Anh cùng người dân bán đảo Ả Rập chiến đấu trong Thế Chiến I. Phim giành tám giải Oscar, trong đó có Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất cho Lean.[16]

Danh tiếng và ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Như chính Lean đã chỉ ra, những tác phẩm của ông thường được các đạo diễn đồng nghiệp ngưỡng mộ bởi cách biểu diễn nghệ thuật làm phim.[17] Riêng Steven SpielbergMartin Scorsese đều là người hâm mộ những bộ phim sử thi của ông, và ca ngợi ông là những ảnh hưởng chính lên họ. Spielberg và Scorsese cũng giúp phục nguyên Lawrence xứ Ả Rập vào năm 1989, được thay đổi đáng kể khi chiếu rạp từ xưởng phim cũng như các phiên bản chiếu lại trên truyền hình; các bản tái chiếu rạp đó đã làm sống lại danh tiếng của Lean.

Một vài trong số nhiều đạo diễn khác của thế kỉ hai mươi cũng thừa nhận ảnh hưởng đáng kể của Lean lên phong cách làm phim như Stanley Kubrick,[18] George Lucas,[19] Spike Lee[20]Sergio Leone.[21]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Oscar

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Hạng mục Phim Kết quả
1947 Đạo diễn xuất sắc nhất Brief Encounter Đề cử
1947 Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Brief Encounter
(chia sẻ với Anthony Havelock-Allan & Ronald Neame)
Đề cử
1948 Đạo diễn xuất sắc nhất Gia tài vĩ đại Đề cử
1948 Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Gia tài vĩ đại
(chia sẻ với Anthony Havelock-Allan & Ronald Neame)
Đề cử
1956 Đạo diễn xuất sắc nhất Summertime Đề cử
1958 Đạo diễn xuất sắc nhất Cầu sông Kwai (phim) Đoạt giải
1963 Đạo diễn xuất sắc nhất Lawrence xứ Ả Rập Đoạt giải
1966 Đạo diễn xuất sắc nhất Bác sĩ Zhivago Đề cử
1985 Đạo diễn xuất sắc nhất Một chuyến đi đến Ấn Độ Đề cử
1985 Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Một chuyến đi đến Ấn Độ Đề cử
1985 Dựng phim xuất sắc nhất Một chuyến đi đến Ấn Độ Đề cử

Giải Quả cầu vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Hạng mục Phim Kết quả
1958 Đạo diễn xuất sắc nhất The Bridge on the River Kwai Đoạt giải
1963 Đạo diễn xuất sắc nhất Lawrence of Arabia Đoạt giải
1966 Đạo diễn xuất sắc nhất Doctor Zhivago Đề cử
1985 Đạo diễn xuất sắc nhất A Passage to India Đề cử
1985 Kịch bản hay nhất A Passage to India Đề cử

Giải BAFTA

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Hạng mục Phim Kết quả
1949 Phim Anh hay nhất Oliver Twist Đề cử
1953 Phim hay nhất từ bất cứ đâu The Sound Barrier Đoạt giải
1953 Phim Anh hay nhất The Sound Barrier Đoạt giải
1955 Phim hay nhất từ bất cứ đâu Hobson's Choice Đề cử
1955 Kịch bản Anh xuất sắc nhất Hobson's Choice
(chia sẻ với Norman Spencer và Wynyard Browne)
Đề cử
1956 Phim hay nhất từ bất cứ đâu Summertime
(chia sẻ với Ilya Lopert)
Đề cử
1958 Phim hay nhất từ bất cứ đâu The Bridge on the River Kwai
(chia sẻ với Sam Spiegel)
Đoạt giải
1958 Phim Anh hay nhất The Bridge on the River Kwai
(chia sẻ với Sam Spiegel)
Đoạt giải
1963 Best Film from any Source Lawrence of Arabia
(chia sẻ với Sam Spiegel)
Đoạt giải
1963 Phim Anh hay nhất Lawrence of Arabia
(chia sẻ với Sam Spiegel)
Đoạt giải
1967 Phim hay nhất từ bất cứ đâu Doctor Zhivago
(chia sẻ với Carlo Ponti)
Đề cử
1971 Chỉ đạo xuất sắc nhất Ryan's Daughter Đề cử
1985 Phim hay nhất A Passage to India
(chia sẻ với John Brabourne và Richard B. Goodwin)
Đề cử
1985 Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất A Passage to India Đề cử

In 1974, Lean nhận giải Giải BAFTA cho Thành tựu trọn đời.

Các đề cử và giải thưởng khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải Phim Kết quả
1944 Silver Condor Award for Best Foreign Film In Which We Serve
(shared with Noel Coward)
Đoạt giải
1954 Gấu Vàng của liên hoan phim quốc tế Berlin Hobson's Choice Đoạt giải
1946 Giải Grand Prix của Liên hoan phim Cannes Brief Encounter Đoạt giải
1949 Giải Grand Prix của Liên hoan phim Cannes The Passionate Friends Đề cử
1966 Cành cọ vàng Bác sĩ Zhivago Đề cử
1967 David di Donatello cho Đạo diễn nước ngoài xuất sắc nhất Doctor Zhivago Đoạt giải
1958 Giải Hội đạo diễn Mỹ cho đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất The Bridge on the River Kwai Đoạt giải
1963 Giải Hội đạo diễn Mỹ cho đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất Lawrence xứ Arabia Đoạt giải
1971 Giải Hội đạo diễn Mỹ cho đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất Ryan's Daughter Đề cử
1985 Giải Hội đạo diễn Mỹ cho đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc nhất A Passage to India Đề cử
1974 Giải Phim Anh Evening Standardcho phim hay nhất Ryan's Daughter Đoạt giải
1946 Hugo Award for Best Dramatic Presentation Blithe Spirit Đoạt giải
1964 Nastro d'Argento for Best Foreign Director Lawrence of Arabia Đoạt giải
1984 Kansas City Film Critics Circle Award for Best Director A Passage to India Đoạt giải
1964 Giải Kinema Junpo cho Đạo diễn nước ngoài xuất sắc nhất Lawrence of Arabia Đoạt giải
1952 Giải Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh cho Đạo diễn xuất sắc nhất The Sound Barrier Đoạt giải
1957 Giải Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh cho Đạo diễn xuất sắc nhất The Bridge on the River Kwai Đoạt giải
1962 Giải Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh cho Đạo diễn xuất sắc nhất Lawrence of Arabia Đoạt giải
1984 National Board of Review Award for Best Director A Passage to India Đoạt giải
1985 National Society of Film Critics Award for Best Director A Passage to India 3rd place
1942 New York Film Critics Circle Award for Best Director In Which We Serve 2nd place
1953 New York Film Critics Circle Award for Best Director The Sound Barrier 3rd place
1955 New York Film Critics Circle Award for Best Director Summertime Đoạt giải
1957 New York Film Critics Circle Award for Best Director The Bridge on the River Kwai Đoạt giải
1965 New York Film Critics Circle Award for Best Director Doctor Zhivago 2nd place
1984 New York Film Critics Circle Award for Best Director A Passage to India Đoạt giải
1948 Venice Film Festival Grand International Award Oliver Twist Đề cử
1984 Writers Guild of America Award for Best Adapted Screenplay A Passage to India Đề cử

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bergan, Ronald (2006). Film. Luân Đôn: Doring Kindersley. tr. 321. ISBN 978-1-4053-1280-6.
  2. ^ Indiana Jones' Influences: Inspirations. Visual-memory.co.uk. Truy cập ngày 4 tháng 7,2017.
  3. ^ The Kubrick Site FAQ.
  4. ^ The directors’ top ten directors Lưu trữ 2018-09-29 tại Wayback Machine. Bfi.org.uk (5 tháng 9 năm 2006). Truy cập ngày 4 tháng 7,2017
  5. ^ Entertainment: Best 100 British films - full list BBC. Truy cập ngày 4 tháng 7,2017.
  6. ^ a b Smith, Julia Llewelyn. “Sandra Cooke: 'I always liked asking about his other women'. London: The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2011.
  7. ^ “Croydon Connections”. davidleancroydon.org.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2016.
  8. ^ the Guardian, 17 tháng 4 năm 1991
  9. ^ a b “Lean, David (1908-1991)”. Screenonline.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ “First Cannes Film Festival 1946”. History.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  11. ^ “Academy Awards 1947”. Viện hàn lâm Nghệ thuật và Điện ảnh Hoa Kỳ. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  12. ^ Shipman, David (1984). The Story of Cinema Volume Two: From Citizen Kane to the Present. Hodder & Stoughton. tr. 775.
  13. ^ Phillips, p.139
  14. ^ “On Location: A 'Summertime' Romance In Venice”. npr.com. ngày 31 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  15. ^ “Academy Awards 1958”. Viện Hàn Lâm Điện ảnh và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ “Academy Awards 1963”. Viện Hàn Lâm Điện ảnh và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  17. ^ Brownlow, p. 483
  18. ^ “Stanley Kubrick, cinephile”. bfi. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  19. ^ “The epic legacy of David Lean”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  20. ^ “Spike Lee on Malcolm X, Rashomon, and 8 Other Things That Have Influenced His Work”. Vulture.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017.
  21. ^ “The Good, The Bad and The Ugly Sergio Leone”. http://exclaim.ca. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2017. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 31 (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Alain Silver và James Ursini, David Lean and his Films, Silman-James, 1992.
  • Kevin Brownlow, David Lean, Faber & Faber, 1997.
  • Silverman, Stephen M., David Lean, Harry N. Abrams, 1989.
  • Santas, Constantine, The Epics Films of David Lean, Scarecrow Press, 2011
  • Turner, Adrian The Making of David Lean's Lawrence of Arabia (Dragon's World, Limpsfield UK, 1994)
  • Turner, Adrian Robert Bolt: Scenes from two lives (Hutchinson, London 1998)
  • Williams, Melanie, David Lean, (Manchester University Press, 2014)
  • Morris, L. Robert and Lawrence Raskin, Lawrence of Arabia: the 30th Anniversary Pictorial History, Anchor Books, Doubleday, 1992

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Sir David Lean - Obituary”. Daily Telegraph. ngày 17 tháng 4 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014. Unsigned obituary of Lean.
  • Lane, Anthony (ngày 31 tháng 3 năm 2008). “Master and Commander: Remembering David Lean”. The New Yorker. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014. Lane's appreciation of Lean on his centennial
  • Silver, Alain (tháng 2 năm 2004). “David Lean”. Senses of Cinema (30). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014. Silver's essay on Lean's career compiled as part of the Senses of Cinema Great Directors series.
  • Thomson, David (ngày 9 tháng 5 năm 2008). “Unhealed wounds”. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014. Thomson's appreciation of Lean on the occasion of his centennial.
  • Constantine Santas, "The Epic Films of David Lean." Scarecrow Press, Lanham, Maryland, 2012. IBSN 978-08108-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Richard Attenborough, CBE
Học bổng danh dự NFTS Kế nhiệm
Nick Park, CBE