Bước tới nội dung

Dịch vụ cho thuê sách truyện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các thư viện đều cho quần chúng mượn sách và truyện suốt hàng nghìn năm nay.[1] Những thư viện đầu tiên có niên đại khoảng năm 2600 TCN dưới nền văn minh của người Xu-me. Trong thời hiện đại thì việc cho mượn sách vô cùng phổ biến ở các thư viện công cộng. Về đại thể trên toàn thế giới thì các thư viện công cộng là các tổ chức phi lợi nhuận đưa ra dịch vụ cho mượn sách và truyện miễn phí dành cho khách quen của mình, và nói chung đều được cấp vốn thông qua tiền thuế và tiền quyên góp ủng hộ hoặc do nhà nước tài trợ.[2][3] Các thư viện công luôn mở cửa cho toàn thể công chúng và được điều hành bởi các công chức, viên chức hoặc những tình nguyện viên. Một vài trong số các thư viện lớn nhất trên thế giới bao gồm Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ,[4] Thư viện Quốc gia Pháp, Thư viện AnhThư viện Nhà nước Nga[5] với hàng triệu đầu sách trong danh mục của họ. Bên cạnh các thư viện công thì các thư viện tư (bao gồm cả những cửa hàng cho thuê sách truyện) cũng cung cấp dịch vụ cho mượn sách và truyện, thường được điều hành bởi các cá nhân, hiệp hội hay các tổ chức đoàn thể và trường đại học. Thư viện tư nhân thường yêu cầu tiền thuê đọc định kỳ hoặc đăng ký làm thành viên của thư viện (trả phí hoặc không trả phí) cũng như cung cấp các dịch vụ đặc biệt dành cho tổ chức, khu vực hoặc trường đại học. Ở Việt Nam, mô hình thư viện tư nhân và thư viện cộng đồng là những dịch vụ có sự phát triển bước đầu trong thời gian gần đây, thường được gắn liền bên trong các tổ chức kinh doanh hoặc các cá nhân đứng ra kêu gọi quyên góp sách báo, tạp chí, truyện đọc nhằm phục vụ miễn phí cho nhu cầu đọc sách của cộng đồng.[6][7][8][9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Casson, Lionel (ngày 1 tháng 1 năm 2002). Libraries in the Ancient World. Yale University Press. ISBN 0300097212.
  2. ^ “Grants & Related Programs - State Aid to Public Libraries”. mblc.state.ma.us. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “Appropriations | Advocacy, Legislation & Issues”. www.ala.org. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Home”. The Library of Congress. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “British Council Libraries Catalog”. www.library.britishcouncil.org.in. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ Tuệ Anh (ngày 20 tháng 10 năm 2023). “Dự án 'Tủ sách Khải Hoàn' lan tỏa văn hóa đọc”. VnExpress. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.
  7. ^ TTDV (ngày 1 tháng 8 năm 2024). “Dự án "Thư viện LIKA" tạo nên bản sắc doanh nghiệp với "văn hóa đọc" và lan tỏa tinh thần học tập không ngừng”. Du học Hàn Quốc LIKA. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ TTTĐ (ngày 28 tháng 10 năm 2022). “Thư viện tư nhân góp phần phát triển phong trào khuyến đọc của Thủ đô”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Thiên Tú; Trọng Tùng; Ánh Ngọc; Ngọc Tú (ngày 7 tháng 8 năm 2023). “Sức sống từ các thư viện tư nhân”. Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]