Bước tới nội dung

Chà vá chân xám

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chà vá chân xám
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primate
Họ (familia)Cercopithecidae
Chi (genus)Pygathrix
Loài (species)P. cinerea
Danh pháp hai phần
Pygathrix cinerea
(Nadler, 1997)
Khu vực phân bố
Khu vực phân bố

Chà vá chân xám hay Voọc chà vá (danh pháp khoa học: Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực trung Trường Sơn, trên địa bàn sáu tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia LaiPhú Yên, Việt Nam. Số lượng của quần thể ước khoảng 550 - 700 con. Năm 2016, Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International - Chương trình tại VIệt Nam (Ts. Benjamin Rawson vs cs., 2016) đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam và nâng tổng số lượng loài này lên 1000[2].

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

P. cinerea được giới khoa học biết đến từ khoảng đầu thế kỷ 20, vào năm 1997[3] chúng được coi như một phân loài của Pygathrix nemaeus nhưng việc phân loại này vẫn được đặt dấu hỏi vì sự khác biệt về hình thái học và gene[4]. Mãi đến cuối thế kỷ 20 giới khoa học mới sắp xếp lại và kết luận rằng chúng là một loài riêng, mang tên P. cinerea.[5] Đôi khi loài này cũng được lai với loài P.nemaeus[6]

Hình dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả ba loại chà vá nói chung (Pygathrix nemaeus, Pygathrix cinereaPygathrix nigripes) có thân lông xám với vết lông trắng ở mông. Lông vai và tay màu đen. Lông trên đầu màu xám nhưng có một vành đen phía trên trán. Chúng có vành râu quai nón màu trắng trong khi phía cổ thì lông màu dà, hung đỏ. Mắt chúng hơi xếch. Tay chà vá dài hơn chân. Đuôi dài, sắc lông trắng. Con đực hơi lớn hơn con cái và nặng trung bình khoảng 10.9 kg. Con cái nặng khoảng 8.2 kg.[7]

Khác biệt giữa ba loại chà vá là lông từ mông trở xuống. Chà vá chân xám, như tên đặt cho chúng, có cặp chân xám. Hai cánh tay cũng xám. Chúng có họ rất gần với chà vá chân đỏ trong khi chà vá chân đen theo giảo nghiệm thì có họ xa hơn[8].

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Chà vá chân xám là loại hoạt động vào ban ngày và chủ yếu sống trên cây. Chúng di chuyển qua các cành cây bằng cách nhảy và chuyền cành. Trước đây, người ta thường tìm thấy chúng trong nhóm lớn gồm 50 cá thể nhưng số lượng này giờ đã giảm đáng kể xuống từ 4 đến 15 con. Con đực thường là giới thống trị và có vai trò lãnh đạo (kết luận này đã được đưa ra nhờ việc quan sát chúng trong môi trường nuôi nhốt).[7]

Chà vá chân xám giao tiếp với nhau bằng cách động chạm, qua hình ảnh và nghe tiếng. Gầm rú thường là dấu hiệu cho thấy sự tức giận. Nó có thể là dấu hiệu hăm dọa một cá thể nào đó. Tiếng líu lo nhẹ nhàng thường là dấu hiệu của sự tuân phục.[9]

Chà vá chân xám thường chải chuốt lông để loại bỏ ký sinh trùng và để tạo ra và củng cố mối liên kết giữa các thành viên trong đàn. Hoạt động này thường được thực hiện trước khi nghỉ tối. Các thành viên cũng có thể cho thấy thái độ hung hăng bằng cách đánh nhau, đập, kéo và vồ lẫn nhau..[7]

Giao tiếp bằng hình ảnh bao gồm cách biểu hiện khuôn mặt và những tư thế khác nhau. Biểu hiện khuôn mặt có thể là nhăn nhó, cho thấy thái độ tuân phục, thái độ đùa giỡn khi chơi cùng các thành viên khác và nhìn chằm chằm thể hiện sự tò mò hay tức giận. Biểu hiện khuôn mặt cũng được thể hiện rõ trong giai đoạn chọn bạn tình. Con đực sẽ nhìn về phía con cái để cho thấy rằng chúng sẵn sàng giao phối..[9]

Thức ăn của chúng gần như toàn cây, nhưng thỉnh thoảng cũng ăn thêm hạt, trái câyhoa. Chúng thích lá non và hoa quả chưa chín nẫu.[10]

Sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giao phối thường bắt đầu giữa tháng 8 và tháng 12. Thời kỳ mang thai của con cái kéo dài từ 165 đến 190 ngày. Khi giao phối, con đực thường thể hiện qua sắc mặt rằng chúng sẵn sàng giao phối. Chúng sẽ giơ cằm ra phía trước, lắc đầu và giơ cao hoặc hạ thấp lông mày. Con còn lại sẽ phản hồi bằng hành động tương tự. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần. Con cái sau đó sẽ đồng ý giao phối.[11]

Mùa sinh sản thường diễn ra giữa tháng 1 và tháng 8, trong suốt mùa quả chín. Con mẹ sẽ sinh một con non nặng khoảng 500 đến 720g. Con cái sẽ có thể bắt đầu sinh sản khi khoảng tầm 4 tuổi.[11]

Bảo tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chà vá chân xám nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của IUCN[12]. Đây là một trong "25 Loài Linh trưởng bị đe dọa nhất Thế giới".[2]

Săn bắn là mỗi đe dọa chính đối với Chà vá chân xám. Chúng bị săn bắn để lấy thịt phục vụ các quán nhậu và dùng cho mục đích chữa bệnh. Xương của chúng thường dùng để nấu cao vì người ta nghĩ nó có thể cải thiện xương khớp và bệnh thận. Cao khỉ cũng được cho rằng có thể chữa biếng ăn, mất ngủ cà thiếu máu. Chà vá chân xám thường bị bắt đem đi bán. Con được bị giết còn con non được bán làm thú cảnh. Chiến tranh Việt Nam cũng có ảnh hưởng đến đến sự suy giảm số lượng loài này. Binh sĩ thường lấy khỉ làm mục tiêu nhắm bắn. Phá rừng và ngăn cách môi trường sống cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đã có những điều luật ngăn chặn phá rừng, môi trường sống của chúng và cấm săn bắn nhưng những điều luật này lại không được thi hành hiệu quả[13], điều này có thể đang dần thay đổi.[14]

Nghiên cứu đang được tiến hành nhằm tìm hiểu sâu hơn về phân bố, phân loài và tập tính của chà vá chân xám. Những nghiên cứu đó sẽ hỗ trợ các chuyên ra tìm ra giải pháp để bảo tồn loài động vật này. Một nghiên cứu dài hạn ở tỉnh Gia Lai đang được triển khai với vai trò là một phần của chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam của Frankfurt Zoological Society. Frankfurt Zoological Society cũng phối hợp làm việc với Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Endangered Primate Rescue Center để cùng thúc đẩy Chương trình sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.[15]

Mùng 3 tháng 7 năm 2007, có thông cáo cho thấy WWFTổ chức Bảo tồn Quốc tế đã giám sát ít nhất 116 con tại miền trung Việt Nam, làm tăng cơ hội sống sót của chúng.[16]

Mùng 3 tháng 3 năm 2016, Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International Chương trình tại VIệt Nam đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngoc Thanh, V., Lippold, L., Nadler, T. & Timmons, R. J. (2008). Pygathrix cinerea. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ a b c “Vietnamese primatologists discover 500 grey-shanked douc langurs”. Vietnam News. 4 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập 7 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ Nadler, T. 1997. "A new subspecies of Douc langur, Pygathrix nemaeus cinereus ssp. nov." Zoologische Garten 4: 165-176.
  4. ^ Roos, C. and Nadler, T. 2001. "Molecular evolution of the douc langurs". Zoologische Garten 71(1): 1-6.
  5. ^ Sterling Ealeanor và ctv. Vietnam A Natural History. New Haven, CT: Nhà in Đại học Yale, 2006.
  6. ^ Long, H. 2004. "Distribution and status of the greyshanked douc langur (Pygathrix cinerea) in Vietnam". In Conservation of Primates in Vietnam, 22: 52-57.
  7. ^ a b c Covert, H., T. Nadler, N. Stevens, K. Wright. 2008. "Comparisons of Suspensory Behaviors Among Pygathrix cinerea, P. nemaeus, and Nomascus leucogenys in Cuc Phuong National Park, Vietnam". International Journal of Primatology, 29: 1467-1480. ^ Jump up to:a b c
  8. ^ Eleanor Sterling và ctv. Vietnam, A Natural History. New Haven, CT: Nhà in Đại học Yale, 2006. Trang 225-8.
  9. ^ a b Primate Info Net, 2009. "Douc Langur (Pygathrix cinerea)" (On-line). Wisconsin Primate Research Center. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009 athttp://pin.primate.wisc.edu/factsheets/links/pygathrix.
  10. ^ 2008. "Southeast Asian Mammal Databank" Lưu trữ 2010-01-23 tại Wayback Machine General Info. Species Index. Truy cập Dec 10, 2009.
  11. ^ a b Ademmer, C., K. Klumpe, I. Maravic, C. Königshofen, C. Schwitzer. 2002. Nahrungsaufnahme und Hormonstatus von Kleideraffen (Pygathrix n. nemaeus Linnaeus, 1771). im Zoo. Z. Kölner Zoo, 45: 129-135.
  12. ^ Ngoc Thanh, V., Lippold, L., Nadler, T. & Timmins, R.J. 2008. Pygathrix cinerea. In: IUCN 2009. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2009.2. <www.iucnredlist.org>. Downloaded on ngày 15 tháng 12 năm 2009.
  13. ^ Long, H. 2004. "Distribution and status of the greyshanked douc langur (Pygathrix cinerea) in Vietnam". In Conservation of Primates in Vietnam, 22: 52-57
  14. ^ Staff (ngày 20 tháng 7 năm 2012). "Vietnamese soldiers held over deaths of rare monkeys"BBC News.
  15. ^ Ngoc Thanh, V., Lippold, L., Nadler, T. & Timmons, R. J. (2008). Pygathrix cinerea. In: IUCN2008. IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2009.
  16. ^ “Scientists find endangered monkey in Vietnam”. Yahoo! News. ngày 3 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]