Cây cối trong thần thoại
Cây cối trong thần thoại (Trees in mythology) có ý nghĩa quan trọng trong nhiều truyền thuyết, thần thoại và huyền kỳ trên toàn thế giới, đồng thời cây cối (ở đây chỉ về thực vật thân gỗ) mang những ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng qua nhiều thời đại lịch sử. Con người quan sát sự sinh trưởng và chết đi của cây, cũng như cảnh héo hon, rơi rụng và sự hồi sinh tán lá hàng năm của cây cối[1][2] nên người ta thường coi chúng là biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, sự chết và sự tái sinh, đâm chồi nảy lộc. Rừng thường xanh, phần lớn vẫn xanh mướt trong suốt các chu kỳ này, đôi khi được coi là biểu tượng của sự vĩnh cửu, sự bất tử hoặc khả năng sinh sản, từ lẽ đó, con người thời nguyên thủy đã có tục thờ cây cối như là một tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Hình tượng Cây sự sống hay cây thế giới xuất hiện trong nhiều thần thoại như là một thế giới vũ trụ thu nhỏ[3].
Những minh chứng này bao gồm cây đa (banyan) và cây vả thiêng liêng (Ficus religiosa) trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo, cây biết điều thiện và ác của Do Thái giáo và Kitô giáo. Trong tín ngưỡng dân gian và văn hóa dân gian, cây cối thường được cho là nơi cư ngụ của thần cây, nữ thần cây, thần rừng, sơn thần trong những khu rừng thiêng hay trên núi thiêng. Trong thần thoại và ngoại giáo Đức và thần thoại Đức thì nhũng khóm cây thiêng liêng cũng như Đa thần Celtic dường như đều liên quan đến việc thực hành tín ngưỡng ở khu rừng thiêng, đặc biệt là lùm cây sồi. Tử thư Ai Cập đề cập đến loại cây Ficus sycomorus như một phần của khung cảnh nơi linh hồn của người đã khuất tìm thấy nơi an nghỉ hạnh phúc[4]. Sự hiện diện của cây cối trong thần thoại đôi khi liên quan đến khái niệm cây thiêng và khu rừng thiêng. Cây cối là một thuộc tính của nguyên mẫu locus amoenus[5].
Các loại cây
[sửa | sửa mã nguồn]Ở nhiều nơi trên thế giới, du khách có phong tục treo đồ vật lên cây để thiết lập một mối quan hệ nào đó giữa họ và cây nguyện ước. Trên khắp Châu Âu, cây cối được biết đến là địa điểm hành hương, đi lại theo nghi lễ và là nơi cầu nguyện theo lễ Cơ Đốc giáo. Vòng hoa, ruy băng hoặc giẻ rách được treo để cầu may, niềm tin này hướng đến sự chữa lành hoặc hoặc đơn thuần là ước muốn[1]. Ở Nam Mỹ, Darwin đã ghi nhận lại sự việc một cái cây được tôn vinh bằng nhiều lễ vật (giẻ lau, thịt, xì gà, v.v.); người ta làm lễ cúng cho nó và hiến tế ngựa[1][6]. Cái cây thế giới với cành vươn lên trời và rễ cắm sâu vào lòng đất, có thể thấy tồn tại trong ba thế giới - mối liên kết giữa trời, đất và âm phủ, thống nhất trên và dưới. Cây thiêng vĩ đại này như một axis mundi, hỗ trợ hoặc nâng đỡ vũ trụ và nuôi dưỡng mối liên kết giữa trời, đất và thế giới ngầm.
Trong thần thoại châu Âu, ví dụ nổi tiếng nhất là cái cây Yggdrasil từ thần thoại Bắc Âu[7]. Ngoài ra, còn nhiều cây thiêng khác như Cây sự sống trong Kinh Thánh, Cây Giáng Sinh trong Cơ Đốc giáo, cây Lotus trong thần thoại Hy Lạp, Cội Bồ-đề trong Phật giáo. Ở Trung Quốc có truyền thuyết về cây tiền tài, cây Phù Tang. Ở Việt Nam có truyền thống dựng cây nêu ngày Tết theo truyền thuyết thì cây nêu này sẽ chống lại quỹ dữ, trong lịch sử có cây Chiên Đàn tán rộng là nơi trú ẩn của Quỷ Xương Cuồng. Một số nơi có truyền thuyết về cây ăn thịt người đặc biệt là truyền thuyết đi đường của những thổ dân da đen sống trong những khu rừng rậm và đầm lầy nước đen, cây ăn thịt người là một đặc sản của Madagascar và được người dân bộ tộc Mkodo ở đây tôn thờ như một linh vật đặc biệt.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộng: Cook, Stanley Arthur (1911). “Tree-Worship”. Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 27 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 235.
- ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica. 26 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 685. .
- ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica. 19 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. .
- ^ Gollwitzer 1984:13.
- ^ “locus amoenus”. Oxford Reference. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
- ^ "The Voyage of the Beagle", Chapter IV
- ^ Mountfort 2003:41, 279.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Becker, Lore (2002). Die Mythologie der Bäume, Papyrus 1-2.
- Brosse, Jaques (1989). Mythologie des arbres, ISBN 978-2-228-88711-3.
- Forlong, James (1883). Rivers of Life, London & Edinburgh. Vol I chapter 2 Tree Worship.
- Forsyth, James (1992). A History of the Peoples of Siberia: Russia's North Asian Colony 1581-1990. Cambridge University Press. ISBN 0-521-47771-9.
- Gollwitzer, Gerda (1984). Botschaft der Bäume, DuMont Buchverlag Köln.
- Hageneder, Fred (2005). The Meaning of Trees: Botany, History, Healing, Lore. Chronicle Books. ISBN 0-8118-4823-X.
- Malla, Bansi Lal (2000). Trees in Indian Art, Mythology, and Folklore, ISBN 81-7305-179-8.
- Mountfort, Paul Rhys (2003). Nordic Runes: Understanding, Casting, and Interpreting the Ancient Viking Oracle. Inner Traditions / Bear & Company. ISBN 0-89281-093-9.
- Porteous, Alexander (2002). The Forest in Folklore and Mythology. Courier Dover Publications. ISBN 0-486-42010-8.
- Ziffer, Irit. "WESTERN ASIATIC TREE-GODDESSES". In: Ägypten Und Levante [Egypt and the Levant] 20 (2010): 411-30. Accessed May 8, 2021. http://www.jstor.org/stable/23789949.