Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (1956)
Tên đầy đủ | Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội | ||
---|---|---|---|
Thành lập | 1956 2000 là Hà Nội ACB 2012 là Hà Nội FC. | với tên Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt||
Giải thể | 2012 | ||
Sân | Sân vận động Hàng Đẫy, Đống Đa, Hà Nội | ||
Sức chứa | 20.000 | ||
|
Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã giải thể, có trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tiền thân của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là đội bóng đá Đường sắt và Công an Hà Nội. Đội bóng đá Đường sắt bị xóa phiên hiệu đầu năm 2000 và được Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tiếp quản nhân sự. Đội được chuyển sang mô hình chuyên nghiệp với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Ngân hàng Á Châu hay Câu lạc bộ bóng đá ACB, do Công ty Cổ phần Thể thao ACB quản lý.
Năm 2002, đội Công an Hà Nội giải thể và chuyển giao cho Hàng không Việt Nam tại mùa giải 2003 trước khi sáp nhập với một phần của LG.ACB để trở thành câu lạc bộ bóng đá mang tên LG.Hà Nội.ACB. Hết mùa giải 2003, đội được tách thành Hà Nội ACB và Hòa Phát Hà Nội.
Mặc dù là đội bóng từng có thành tích cao, nhưng sau nhiều năm sa sút, lực lượng được chuyển giao của Đường sắt Việt Nam khá yếu kém. Để lấy được sức mạnh cũ, ngoài việc tổ chức lại, đội còn liên kết với Câu lạc bộ Bóng đá Sông Lam Nghệ An để xây dựng lực lượng tuyển thủ trẻ[1].
Sau 2 năm đầu tư, đội chính thức giành được quyền thi đấu tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia chuyên Nghiệp 2001-2002 và chuyển tổng hành dinh về Hà Nội. Đội còn được nhận được sự tài trợ của LG Electronics và đổi tên thành Câu lạc bộ Bóng đá LG.ACB.
Tuy nhiên, tại mùa bóng 2003, đội đã thi đấu không thành công và rơi trở lại giải hạng Nhất. Cũng trong mùa bóng 2003, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (vừa tiếp quản đội bóng giàu truyền thống Công an Hà Nội) cũng tuyên bố ngưng tài trợ cho Câu lạc bộ Bóng đá Hàng không Việt Nam vì thiếu kinh phí dù đội bóng vẫn được thi đấu tại V-League 2004. Công ty cổ phần Thể thao ACB đã tiếp quản toàn bộ lực lượng của CLB Hàng không Việt Nam. Hầu hết các cầu thủ chính của đội Hàng không Việt Nam chuyển sang làm nòng cốt cho đội bóng mới với tên gọi LG, Hà Nội. ACB để thi đấu ở giải chuyên nghiệp với suất của đội Hàng không Việt Nam. Số nhân sự còn lại được Liên đoàn bóng đá Hà Nội tập hợp để thành lập một đội bóng bán chuyên nghiệp và được Công ty Hòa Phát cùng Liên đoàn bóng đá Hà Nội tài trợ, thi đấu ở giải hạng Nhất quốc gia với tên gọi Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Phát Hà Nội.
Giữa mùa bóng 2006, LG rút tài trợ, đội được đổi tên thành ACB. Hà Nội. Cũng trong năm này, đội Hòa Phát Hà Nội cũng chính thức chuyển sang mô hình chuyên nghiệp và thi đấu ở giải chuyên nghiệp.
Năm 2007, theo sáng kiến của Chủ tịch đội bóng, ông Nguyễn Đức Kiên (Hay còn gọi là bầu Kiên), đội được đổi tên thành CLB Bóng đá Hà Nội. ACB để phù hợp hơn với một đội bóng Hà Nội.
Tuy nhiên đến mùa bóng 2008, cả hai đại diện Thủ đô tại V-League đều thi đấu không thành công và đều phải chuyển xuống thi đấu ở giải hạng Nhất, nhưng đội Hà Nội. ACB đã vô địch Cúp quốc gia 2008 sau khi đánh bại Becamex Bình Dương với tỉ số 1-0. Mùa bóng 2009, Hòa Phát Hà Nội thi đấu giành được quyền thăng hạng và đến năm sau, Hà Nội. ACB cũng quay trở lại thi đấu ở V-League sau khi đoạt chức vô địch giải hạng Nhất 2010.
Tuy nhiên, mùa bóng 2011 là một mùa thi đấu không may mắn, khi đội xếp chót bảng và rơi trở về giải hạng Nhất. Cuối năm 2011, đơn vị quản lý của đội là Công ty cổ phần Thể thao ACB đã tiếp quản Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Phát Hà Nội. Một lần nữa nhân sự có sự thay đổi lớn khi phần lớn đội hình của Hòa Phát Hà Nội được giữ lại ở đội hình chính thức để chơi ở giải VĐQG với suất của Hòa Phát Hà Nội cũ với tên gọi mới là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội. Phần lớn đội hình Hà Nội. ACB cũ được chuyển sang đội hình 2 với tên mới là Câu lạc bộ Bóng đá trẻ Hà Nội và thi đấu ở giải hạng Nhất.
Kết thúc mùa bóng 2012, đội xếp thứ 9 trong bảng tổng sắp. Tuy nhiên, sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt do dính vào các sai phạm kinh tế, đội rơi vào tình trang khủng hoảng. Lãnh đạo câu lạc bộ đã quyết định không đăng ký tham dự V-League 2013 đồng thời cũng rút tên CLB Trẻ Hà Nội khỏi danh sách dự giải hạng Nhất năm tới[2]. Điều này đồng nghĩa với việc câu lạc bộ Hà Nội sẽ không còn tham gia đời sống bóng đá.[3]
Tên gọi và những sự biến động về tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]- Câu lạc bộ bóng đá ACB (2000–2001)
- Câu lạc bộ bóng đá LG.ACB (2002–2003)
- Câu lạc bộ bóng đá LG, Hà Nội. ACB (2003–2006)
- Câu lạc bộ bóng đá ACB.Hà Nội (2006)
- Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.ACB (2007–2011)
- Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2012)
Tổng cục Đường sắt (1956 - 1989) |
Công an Hà Nội (1956 - 2002) |
||||||||||||
Đường sắt Việt Nam (1989 - 2000) |
|||||||||||||
ACB (2000 - 2003) |
Hàng không Việt Nam (2002 - 2003) |
||||||||||||
LG, Hà Nội. ACB (2003 - 2006) |
Hòa Phát Hà Nội (2003 - 2011) |
||||||||||||
ACB. Hà Nội Hà Nội. ACB |
|||||||||||||
Hà Nội (2012) |
Thành tích
[sửa | sửa mã nguồn]Hà Nội ACB
[sửa | sửa mã nguồn]Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam / V.League 1:
- Vô địch (1): 1984 (kế thừa từ Công an Hà Nội)
- Vô địch (1): 2008
Giải bóng đá hạng nhất quốc gia / V.League 2:
- Vô địch (1): 2010
Hòa Phát Hà Nội
[sửa | sửa mã nguồn]Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam / V.League 1:
- Vô địch (1): 1980 (kế thừa từ Tổng cục Đường sắt)
- Vô địch (1): 2006
Giải bóng đá hạng nhất quốc gia / V.League 2:
Thành viên nổi bật
[sửa | sửa mã nguồn]Quả bóng vàng Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Hà Nội-ACB:
- Phạm Thành Lương – 2009, 2011
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Hà Nội-ACB:
- Phạm Thành Lương – 2008
Cầu thủ
[sửa | sửa mã nguồn]- Đội hình tham dự V-League 2012 trước khi giải thể.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
|
|
Đội hình 2
[sửa | sửa mã nguồn]Còn được gọi là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội B hay Câu lạc bộ bóng đá Trẻ Hà Nội.
- Tính đến đầu mùa giải Hạng nhất 2012.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
|
|
Biểu trưng của câu lạc bộ
[sửa | sửa mã nguồn]-
2003–2006 (LG, Hà Nội. ACB) -
2007–2011 (Hà Nội. ACB) -
2011–2012 (Hà Nội)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- CLB LG,HN.ACB trên Lưu trữ 2007-06-11 tại Wayback Machine
- Trang web của hội CĐV Hà Nội-ACB Lưu trữ 2007-06-11 tại Wayback Machine