Cát đằng thon
Cát đằng thon | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Lamiales |
Họ (familia) | Acanthaceae |
Chi (genus) | Thunbergia |
Loài (species) | T. laurifolia |
Danh pháp hai phần | |
Thunbergia laurifolia Lindl., 1856 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Cát đằng thon (danh pháp khoa học: Thunbergia laurifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Ô rô (Acanthaceae). Loài này được John Lindley miêu tả khoa học đầu tiên năm 1856.[1]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Là loài bản địa Ấn Độ[2] và vùng sinh thái Indomalaya, loài này có mặt trong khu vực từ quần đảo Andaman, quần đảo Nicobar, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam tới Malaysia.[3][4] Nó được gọi là kar tuau ở Malaysia và rang jeud (รางจืด) ở Thái Lan.[5]
Loài này cũng du nhập vào quần đảo Cook, Fiji, quần đảo Leeward, tây nam Mexico, Ogasawara-shoto, Peru, Sri Lanka, Tanzania, Uganda, quần đảo Wallis-Futuna và quần đảo Windward.[4]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Dây leo cao, quấn qua trái, không chồi. Lá của Thunbergia laurifolia không lông, mọc đối, hình tim với mép lá khía răng cưa và thuôn nhọn dần thành mũi nhọn ở đỉnh lá. Cuống lá 2–6 cm. Hoa to, đường kính 6–8 cm, không có mùi thơm và mọc thành chùm hoa lủng lẳng dài 40–50 cm. Các hoa lưỡng tính hình loa kèn với ống tràng rộng và ngắn, màu trắng phía ngoài và màu ánh vàng phía trong. Tràng hoa màu lam nhạt với 5–7 cánh hoa, trong đó có 1 cánh lớn hơn các cánh kia, tâm trắng hay vàng.
Ra hoa gần như liên tục quanh năm, với hoa nở vào sáng sớm và khép lại vào buổi chiều cùng ngày. Ong bầu (Xylocopa spp.) là động vật thường xuyên bay đến để lấy phấn hoa và mật hoa trong khi kiến đen (Formicidae) có mặt có lẽ là để ăn mật hoa. Loài này phát triển một hệ thống rễ củ.[6]
Gieo trồng
[sửa | sửa mã nguồn]Nhân giống bằng cành giâm cắt từ thân hay các rễ củ.
Hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Các iridoid glucoside đã được cô lập từ T. laurifolia.[7] Lá sấy khô bằng vi sóng có các tính chất chống oxy hóa (AOP) mạnh hơn lá tươi.[5] AOP của nước sắc từ lá sấy khô bằng vi sóng cao hơn so với của trà rang jeud sản xuất quy mô thương mại ở Thái Lan.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Cây cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Là loài dây leo nở hoa dài thời gian trong gieo trồng nên Thunbergia laurifolia là loài cây cảnh phổ biến trong các khu vườn khu vực nhiệt đới.
Trà và y học
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Malaysia nước ép từ lá vò nát của T. laurifolia được sử dụng để điều trị rong kinh, đặt vào tai để trị tật điếc, và làm thuốc đắp vào vết cắt hay nhọt, đinh.[8]
Tại Thái Lan, là được sử dụng để hạ sốt cũng như dùng làm thuốc giải độc.[7] Một vài công ty trà thảo mộc Thái Lan đã bắt đầu sản xuất và xuất khẩu trà rang jeud.[5] Người ta cho rằng loại trà này có tác dụng giải độc do thuốc, rượu và thuốc lá.
Loài xâm hại
[sửa | sửa mã nguồn]Thunbergia laurifolia có thể trở thành loài xâm hại khi thoát khỏi các vườn cảnh vào các môi trường sống bản địa có khí hậu thích hợp. Do nó là loài cây dây leo lâu năm mọc nhanh nên nó đã trở thành loài cỏ dại ngoại lai và khét tiếng tại nhiều quốc gia nhiệt đới. Nó đã trở thành cỏ dại tại thảm thực vật Cerrado ở Brasil và nhiều khu vực có khí hậu nhiệt đới ở Australia.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- Dữ liệu liên quan tới Thunbergia laurifolia tại Wikispecies
- Tư liệu liên quan tới Thunbergia laurifolia tại Wikimedia Commons
- ^ The Plant List (2010). “Thunbergia laurifolia”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
- ^ Starr F. et al. (2003). Thunbergia laurifolia Lưu trữ 2021-11-18 tại Wayback Machine.
- ^ Schonenberger J. (1999). Floral structure, development and diversity in Thunbergia (Acanthaceae). Botanical Journal of the Linnean Society 130(1): 1–36. doi:10.1006/bojl.1998.0237
- ^ a b Thunbergia laurifolia trong Plants of the World Online. Tra cứu 8-12-2020.
- ^ a b c Chan E. W. C., Lim Y. Y. (2006). Antioxidant activity of Thunbergia laurifolia tea Lưu trữ 2012-04-01 tại Wayback Machine. Journal of Tropical Forest Science 18(2): 130–136.
- ^ NRM (2003). Thunbergia: Blue trumpet vine Lưu trữ 2005-04-05 tại Wayback Machine. Natural Resources and Mines, Queensland.
- ^ a b Kanchanapoom T. et al. (2002). "Iridoid glucosides from Thunbergia laurifolia". Phytochemistry 60: 769–771. doi:10.1016/S0031-9422(02)00139-5.
- ^ Burkill I. H. (1966). "A Dictionary of the Economic Products of the Malay Peninsula. Volume II (I–Z)". Ministry of Agriculture and Cooperatives, Kuala Lumpur.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- www-weeds.au - Thunbergia laurifolia Lưu trữ 2006-08-30 tại Wayback Machine
- deh-gov.au: Thunbergia laurifolia, invasive species. Lưu trữ 2006-08-24 tại Wayback Machine