Bước tới nội dung

Bộ Tham mưu (Quân đội nhân dân Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bộ Tham mưu là cơ quan chỉ huy cấp chiến dịch và tương đương trong lực lượng vũ trang của nhiều Quốc gia trên thế giới. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tham mưu là cơ quan tham mưu được biên chế, tổ chức thuộc các Quân khu từ năm 1957, sau đó biên chế, tổ chức ở Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.[1][2][3][4][5][6][7]

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu có chức năng giúp Đảng ủy và Bộ Tư lệnh hoặc thủ trưởng cấp mình quản lý, chỉ huy tác chiến, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; là trung tâm hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong các hoạt động quân sự, quốc phòng đồng thời là cơ quan nghiệp vụ cấp trên của phòng (ban) tham mưu đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệm vụ của Bộ Tham mưu tùy theo biên chế, tổ chức theo các cấp trực thuộc ở Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương cụ thểː

  • Tham mưu lĩnh vực quân sự
  • Tham mưu lĩnh vực kỹ thuật
  • Tham mưu lĩnh vực hậu cần
  • Tham mưu lĩnh vực tình báo
  • Tham mưu lĩnh vực hải quân
  • Tham mưu lĩnh vực không quân
  • Tham mưu lĩnh vực đặc chủng (pháo binh, đặc công, công bình, hóa học, tăng thiết giáp, thông tin)
  • Tham mưu lĩnh vực đào tạo quân sự quốc phòng

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ chức Đảng bộ như sau:

  • Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương là cao nhất.
  • Đảng bộ Bộ Tham mưu thuộc Đảng bộ Quân khu, Quân đoàn và tương đương
  • Đảng bộ các đơn vị trực thuộc Bộ Tham mưu (tương đương cấp Tiểu đoàn và Trung đoàn)
  • Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại đội)

Ban Thường vụ của Bộ Tham mưu gồmː

  • Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː Thường là một Phó Tham mưu trưởng đảm nhiệm
  • Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː Thường là Tham mưu trưởng đảm nhiệm.
  • Ủy viên Thường vụ Bộ Tham mưuː Thường là các Phó Tham mưu trưởng còn lại.

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tham mưu trưởngː 01 người, thường là Phó Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn... kiêm nhiệm. Trần quân hàm Đại tá hoặc Thiếu tướng
  • Phó Tham mưu trưởng là Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưuː 01 người. Trần quân hàm Đại tá hoặc Thiếu tướng.
  • Phó Tham mưu trưởngː từ 3-4 người. Trần quân hàm Đại tá.

Các cơ quan chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Phòng Chính trị
  2. Phòng Kỹ thuật
  3. Phòng Hậu cần
  4. Phòng Tác chiến
  5. Phòng Quân lực
  6. Phòng Quân huấn
  7. Phòng Thông tin
  8. Phòng Cơ yếu
  9. Phòng Cứu hộ
  10. Phòng Biên phòng
  11. Phòng Dân quân Tự vệ
  12. Phòng Công binh
  13. Phòng Tác chiến điện tử
  14. Phòng Trinh sát
  15. Phòng Quân báo
  16. Phòng Hóa học
  17. Phòng Tăng Thiết giáp
  18. Phòng Pháo binh
  19. Phòng Phòng không
  20. Phòng Trinh sát
  21. Ban Tài chính
  22. Ban Công nghệ thông tin
  23. Ban Bản đồ

Các đơn vị cơ sở

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tiểu đoàn Đặc công
  2. Tiểu đoàn Hóa học
  3. Tiểu đoàn Trinh sát
  4. Tiểu đoàn Pháo binh
  5. Tiểu đoàn Công binh
  6. Tiểu đoàn Cảnh vệ
  7. Trung tâm
  8. Các Cụm điệp báo

Hệ thống cơ quan tham mưu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Bộ tham mưu thuộc các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng, Cảnh sát biển, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, và tương đương.
  • Phòng tham mưu thuộc các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
  • Ban tham mưu thuộc các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Tổ chức cụ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu thuộc Quân khu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu thuộc Quân chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu thuộc Tổng cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu thuộc Quân đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tham mưu thuộc Binh chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam năm 2004, NXB Quân đội nhân dân Việt Nam. Trang 100”.
  2. ^ Điều lệ công tác tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. ^ “Xây dựng Bộ Tham mưu Hải quân vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Lịch sử Bộ Tham mưu Hải quân”.
  5. ^ “Chuẩn hóa quy trình công tác tham mưu, tiên phong trong xây dựng, tổ chức lực lượng BĐBP”.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Ban hành Điều lệ công tác tham mưu tác chiến dân quân tự vệ”.
  7. ^ “Xây dựng Bộ Tham mưu Tổng cục Kỹ thuật ngang tầm nhiệm vụ”.