Bắc Kinh trung trục tuyến
Di sản thế giới UNESCO | |
---|---|
Tiêu chuẩn | Văn hóa: (iii), (iv) |
Tham khảo | 1714 |
Công nhận | 2024 (Kỳ họp 48) |
Bắc Kinh trung trục tuyến[1] (giản thể: 北京中轴线; phồn thể: 北京中軸綫; bính âm: Běijīng Zhōngzhóuxiàn), hay Trung trục tuyến (giản thể: 中轴线; phồn thể: 中軸綫; bính âm: Zhōngzhóuxiàn) là cụm từ được dùng để chỉ tập hợp các công trình tạo thành trục chính của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Trục chính này có chiều dài 7,8 km kéo từ Cổ lâu và Chung lâu của Bắc Kinh ở phía Bắc xuống đến Vĩnh Định Môn ở phía Nam.
Nằm dọc trên Bắc Kinh trung trục tuyến là rất nhiều công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc lớn của Bắc Kinh được xây dựng từ thời Nhà Nguyên thế kỷ 13. Là đại diện cho văn hóa và kiến trúc phong kiến Trung Quốc, các công trình trên Bắc Kinh trung trục tuyến đều được coi là biểu tượng quan trọng của lịch sử và nền văn minh Trung Hoa. Năm 2024, UNESCO đã đưa Bắc Kinh trung trục lâu vào danh sách Di sản thế giới.[2]
Công trình
[sửa | sửa mã nguồn]15 công trình nằm trên Bắc Kinh trung trục tuyến đã được liệt kê trong quyết định của UNESCO công nhận đây là di sản thế giới bao gồm:
- Chung cổ lâu (钟鼓楼)
- Cầu Vạn Trữ (万宁桥)
- Cảnh Sơn (景山)
- Tử Cấm Thành hay Cố cung (故宫)
- Đoan Môn (端门)
- Thái miếu (太庙)
- Đàn Xã Tắc (社稷坛)
- Thiên An Môn (天安门)
- Cầu Kim Thủy (金水桥)
- Quần thể kiến trúc trên Quảng trường Thiên An Môn, bao gồm:
- Bia kỉ niệm Nhân dân anh hùng (人民英雄纪念碑)
- Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch (毛主席纪念堂)
- Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc (国家博物馆)
- Đại lễ đường Nhân dân (人民大会堂)
- Chính Dương Môn (正阳门)
- Di tích còn lại của phần phía Nam Trung trục tuyến (中轴线南段道路遗存)
- Thiên Đàn (天坛)
- Tiên Nông Đàn (先农坛)
- Vĩnh Định Môn (永定门)
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Chung lâu (钟楼)
-
Cổ lâu (鼓楼)
-
Cảnh Sơn (景山)
-
Thái Hòa Môn (太和门)
-
Ngọ Môn (午门)
-
Thiên An Môn (天安门)
-
Chính Dương Môn (正阳门)
-
Vĩnh Định Môn (永定门)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Axe historique – một trục chính tương tự ở Paris, Pháp.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “"北京中轴线——中国理想都城秩序的杰作"成功列入《世界遗产名录》”. 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Beijing Central Axis: A Building Ensemble Exhibiting the Ideal Order of the Chinese Capital”. Truy cập 30 tháng 8 năm 2024.