Bần chua
Tình trạng bảo tồn | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Myrtales |
Họ (familia) | Lythraceae |
Chi (genus) | Sonneratia |
Loài (species) | S. caseolaris |
Danh pháp hai phần | |
Sonneratia caseolaris (L.) Engl., 1897 | |
Danh pháp đồng nghĩa[2] | |
Bần chua hay Bần sẻ[3] (danh pháp khoa học: Sonneratia caseolaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Lythraceae. Loài này được (L.) Engl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1897.[2]
Đặc điểm và phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là loài thực vật ngập mặn, cây có thể cao đến 20m và có đường kính đến 50 cm. Chúng phát triển trên các bãi triều bùn từ châu Phi đến Indonesia, về phía nam đến đông bắc Úc và Nouvelle-Calédonie và về phía bắc đển đảo Hải Nam và Philippines.
Loài này sống chủ yếu ở phần trên của cửa sông (không nằm gần cửa sông) trong vùng gian triều dưới. Nó có thể chịu mặn đến tối đa 35 ppt, tuy nhiên chúng tập trung chủ yếu ở những vùng có độ măn thấp hơn, nhiều bùn, có nước ngọt chuyển động.[1]
Thành phần hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Trái cho 11% pectin (ZMB). Gỗ cho 52,7% brown pulp (8.5% lignin, 17.6% pentosan). Emodin và axit chrysophanic có thể là chất có màu trong thuốc thô.[4][5] Vỏ cây lấy ở châu Phi cho 17,1% tanin, của lớp pyrogallol. Thân cây ở Ấn Độ cho 9–17%, vỏ cành cây cho 11-12%. Gỗ có hai màu cơ bản, archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12).[4][6]
Trong văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Trái của chúng là biểu tượng của văn hóa dân gian Maldives, Kulhlhavah Falhu Rani.[7]
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Lá và trái có thể được dùng làm thức ăn ở một số khu vực.[8] Ở Việt Nam, rễ thở của chúng được dùng làm nút chai, trong dân gian rễ này còn được gọi là "cặc bần".
Vỏ chứa nhiều tanin có thể dùng cho thuộc da.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Kathiresan, K.; Salmo III, S.G.; Fernando, E.S.; Peras, J.R.; Sukardjo, S.; Miyagi, T.; Ellison, J.; Koedam, N.E.; Wang, Y.; Primavera, J.; Jin Eong, O.; Wan-Hong Yong, J.; Ngoc Nam, V. (2010). “Sonneratia caseolaris”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T178796A7608551. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-2.RLTS.T178796A7608551.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
- ^ a b The Plant List (2010). “Sonneratia caseolaris”. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
- ^ Bần Lưu trữ 2013-10-06 tại Wayback Machine, Viện Thông tin, Thư viện Y học Trung ương (Việt Nam)
- ^ a b http://www.hort.purdue.edu/newcrop/duke_energy/Sonneratia_caseolaris.html
- ^ Perry, L.M. 1980. Medicinal plants of east and southeast Asia. MIT Press, Cambridge.
- ^ C.S.I.R. (Council of Scientific and Industrial Research). 1948-1976. The wealth of India. 11 vols. New Delhi.
- ^ Xavier Romero-Frias, The Maldive Islanders, A Study of the Popular Culture of an Ancient Ocean Kingdom, Barcelona 1999, ISBN 84-7254-801-5
- ^ “Mangrove Apple”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Cây bần trong văn hóa dân gian
- Bactericidal Activity of Methanol Extracts of Crabapple Mangrove Tree (Sonneratia caseolaris Linn.) Against Multi-Drug Resistant Pathogens.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Sonneratia caseolaris tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Sonneratia caseolaris tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Sonneratia caseolaris”. International Plant Names Index.