Bước tới nội dung

Aklan

Aklan
—  Tỉnh  —

Hiệu kỳ
Vị trí Aklan tại Philippines
Vị trí Aklan tại Philippines
Aklan trên bản đồ Thế giới
Aklan
Aklan
Tọa độ: 11°40′B 122°20′Đ / 11,667°B 122,333°Đ / 11.667; 122.333
Quốc gia Philippines
VùngTây Visayas (Vùng VI)
Thành lập25/04/1956
Đặt tên theoAklan River sửa dữ liệu
Thủ phủKalibo
Chính quyền
 • KiểuTỉnh của Philippines
Diện tích
 • Tổng cộng1.821,42 km2 (703,25 mi2)
Thứ hạng diện tíchThứ 66
Dân số (2015)
 • Tổng cộng574,823
 • Thứ hạngThứ 53
 • Thứ hạng mật độThứ 23
Hành chính
 • Independent cities0
 • Component cities0
 • Municipalities17
 • Barangay327
 • DistrictsLone district of Biliran
Múi giờPHT (UTC+8)
ZIP Code5600–5616 sửa dữ liệu
Mã điện thoại36 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166PH-AKL sửa dữ liệu
Ngôn ngữtiếng Aklanon, tiếng Malaynon, tiếng Ati, tiếng Ilonggo, tiếng Kinaray-a, tiếng Tagalog

Aklan là một tỉnh của Philippines thuộc Vùng Tây Visayas. Thủ phủ là Kalibo. Tỉnh giáp với Panay về hướng đông nam, Antique về hướng tây nam và Capiz về hướng đông. Aklan đối mặt với tỉnh Romblon về phía bắc qua biến Sibuyan.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Aklan chiếm 1/3 phần phía bắc của hòn đảo Panay. Tỉnh cũng bao gồm đảo Boracay ở đỉnh phía tây bắc. Tỉnh có sự đa dạng về địa lý, từ các bãi cát trắng trên bờ biển, cây đước đến các phong cảnh rừng núi. Aklan có sông Akean với đặc điểm chỉ "sôi hoặc sủi bọt"

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Aklan được cho là tỉnh cổ nhất của đất nước và được tin là được thành lập vào thế kỷ 12 bởi những người định cư từ đảo Kalimantan được dẫn đầu bởi tù trưởng Datu Dinagandan thông qua trao đổi buôn bán với các hòn đảo láng giềng của tỉnh

Người Tây Ban Nha đã thám hiểm khu vực vào năm 1565 và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha. Năm 1942, Nhật Bản xâm chiếm Aklan trong Thế chiến II và chiếm đóng cho đến khi bị đánh bại năm 1945 bởi liên quân Philippines và Hoa Kỳ

Aklan trở thành một tỉnh riêng biệt ngày 25/04/1956 khi được tách ra từ tỉnh Capiz

Boracay

Tỉnh Aklan được chỉ rõ là tỉnh hạng nhất[1]. Aklan nổi tiếng với Boracay, một hòn đảo nghỉ dưỡng cách 1 km ở phía bắc đỉnh Panay. Nó được biết đến bởi các bãi biển cát trắng và được cho là một trong những điểm đến nổi bật ở Philippines.

Nông nghiệp là nguồn sống chủ yếu ở vùng nội địa trong khi ngư nghiệp là công việc chủ yếu của những người dân ven biển. Những người nghèo cũng thường di cư tới các tỉnh khác, đặc biệt là đến Negros để làm việc trong các đồn điền. Một vài nơi sử dụng cả lao động trẻ em.

Mặc dù có ngành du lịch phát triển mạnh và ngành nông nghiệp khá lớn, tỉnh vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước với 30% dân cư sống dưới ngưỡng nghèo quốc gia.[2]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh gồm có 17 khu đô thị tự trị:

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư chủ yếu trong tỉnh là người Aklanon, thuộc nhóm dân tộc Visayan. Những cư dân khác gồm có người Negrito và một số bộ tộc sống trong vùng sâu. Những người Visayan khác cũng sinh sống ở đây như người Karay-a, Hiligaynon và Capiznon.

Ngôn gnữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết người dân đều nói tiếng Akeanon (hay chính thức được gọi là Aklanon) và một số nói tiếng Mã Lai. Các ngôn ngữ khác là

  • Tiếng Ati
  • Tiếng Hiligaynon
  • Tiếng Kinaray-a
  • Tiếng Capiznon

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Công giáo La Mã là tôn giáo chủ yếu trong tỉnh, tôn giáo này có ảnh hưởng lớn đến. Tuy nhiên, người Ati vẫn theo thuyết vật linh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Philippine Standard Geographic Code”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ “Philippine Poverty Statistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2011.

==Liên kết ngoài