Bước tới nội dung

Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng
Quốc gia Việt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sởSố 2, đường Nguyễn Bình, quận Lê Chân, Hải Phòng
Chương trình
Định dạng hình1080i HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuỦy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Lịch sử
Lên sóng1 tháng 9 năm 1956; 67 năm trước (Phát thanh)
1984; 39 năm trước (Truyền hình)
Liên kết ngoài
Websitethhp.vn

Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đài thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1956, với tên gọi "Đài Truyền thanh Hải Phòng".
  • Năm 1978, đài đổi tên thành "Đài Phát thanh Hải Phòng".
  • Năm 1984, đài phát sóng chương trình truyền hình màu đầu tiên trên kênh tần số 10 VHF.
  • Năm 1985, đài chính thức mang tên đầy đủ là Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.
  • Năm 1997, HTV hợp tác phát sóng kênh HTV9 trên analog tại Hải Phòng. Năm 1998, phát sóng kênh HTV7.
  • Tháng 10 năm 1999, BTV hợp tác phát sóng kênh BTV trên analog tại Hải Phòng.
  • Năm 2000, kênh THP chuyển sang phát sóng trên tần số 28 UHF. Đồng thời, đài thực hiện tiếp sóng tín hiệu từ vệ tinh chương trình VTV3 trên kênh 8 VHF, VTV1 trên kênh 10 VHF và VTV2 trên kênh 38 UHF.
  • Năm 2003, chính thức Số hóa kênh THP theo chuẩn DVB-T và phát sóng kênh 38 UHF theo Quyết định 192/2003/QĐ-BBCVT. Đây là Đài Truyền hình thứ hai thực hiện việc Số hóa truyền dẫn phát sóng theo sau Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài kênh THP thì trên kênh 38 UHF còn phát sóng thêm 8 kênh là VTV1, VTV3, HTV7, HTV9, BTV1, BTV2, ĐN1-RTV và HanoiTV1.
  • Năm 2005, trang thông tin điện tử của đài ở địa chỉ www.thp.org.vn chính thức đi vào hoạt động.
  • Năm 2008, lên sóng kênh HanoiTV2, THVL1 và TN1 trên kênh 38 UHF. Đồng thời ngừng sóng analog các kênh HTV7, HTV9BTV1.
  • Ngày 19 tháng 5 năm 2007, phát sóng kênh THP trên Hệ thống truyền hình số mặt đất của VTC.
  • Ngày 03 tháng 01 năm 2010, tái phát sóng analog kênh HTV9, Star SportsESPN trên kênh 24 UHF.
  • Ngày 16 tháng 10 năm 2010, phát sóng analog kênh HTV2 trên kênh 30 UHF.
  • Năm 2011, lên sóng 2 kênh HTV2HTV3 trên kênh 38 UHF.
  • Năm 2012, lên sóng kênh D Dramas - VCTV7, BBC World News, và TV5Monde trên kênh 38 UHF và kênh 48 UHF.
  • Năm 2013, lên sóng kênh Giải Trí TV - VTVCab1 trên kênh 38 UHF và kênh 21 UHF.
  • Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Đài được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt đề án sản xuất kênh chương trình truyền hình trả tiền THPC theo Quyết định 2616/QĐ-UBND[1]. Kênh THPC được phát sóng trên mạng truyền hình cáp kỹ thuật số của Đài với thời lượng 18/7.
  • Năm 2015, ngừng sóng kênh 38 UHF, chấm dứt việc phát sóng kỹ thuật số trên chuẩn DVB-T. Đồng thời ngưng sóng analog kênh HTV2, D Dramas, Giải Trí TV vào ngày 01/07/2015 và kênh HTV9 vào ngày 01/11/2015 theo lộ trình Số hóa truyền hình của Chính phủ.
  • Trong lộ trình Số hóa truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng là một trong những địa phương thực hiện số hóa sớm cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà NẵngCần Thơ. Vì vậy, Đài đã tham gia góp vốn và trở thành cổ đông của Công ty CP Truyền dẫn - Phát sóng Đồng bằng sông Hồng, nhằm thực hiện số hóa truyền hình chuẩn tín hiệu DVB-T2 các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ.[2]. Hiện tại, RTB đã phủ sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ tháng 5 năm 2015, dự kiến tháng 10 năm 2015 sẽ phủ sóng Hải Phòng và cuối năm 2016 phủ sóng toàn bộ Đồng bằng Sông Hồng và vùng lân cận trên 2 kênh tần số 47 và 48.
  • Ngày 6 tháng 12 năm 2016, Đài ra mắt kênh THPTube trên mạng chia sẻ video YouTube [3]
  • Ngày 1 tháng 1 năm 2017, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng ra mắt trang thông tin điện tử phiên bản mới tại địa chỉ https://www.thhp.vn Lưu trữ 2016-10-10 tại Wayback Machine. Phiên bản mới này cho phép các thiết bị cầm tay phổ biến dễ dàng theo dõi các chương trình phát thanh, truyền hình của đài. Ngoài ra, ứng dụng THPLive trên AndroidiOS cũng giúp cho việc theo dõi các chương trình của đài được thuận tiện. Cũng vào ngày này, Đài cũng phát sóng thử nghiệm kênh THP chuẩn tín hiệu HD trên kênh tần số 48 của RTB.
  • Ngày 16 tháng 1 năm 2017, kênh THP HD chính thức phát sóng trên nhiều hạ tầng truyền hình trong cả nước.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 2017, Đài đưa vào hoạt động Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Ngày 1/12/2017 đến ngày 31/12/2017, Đài lên sóng thử nghiệm kênh THP+.
  • Ngày 1 tháng 1 năm 2018, Kênh Thông tin - Giải trí THP+ chính thức phát sóng trên các hạ tầng truyền hình.[4]
  • Tháng 3 năm 2018, Kênh THP+ bắt đầu tiếp sóng Thời sự VTV1.
  • Tháng 5 năm 2018, Đài là cổ đông của Công ty Cổ phần Truyền hình số Miền Bắc - DTV.[5]
  • Từ ngày 14/6 đến 15/7/2018, kênh THP+ chính thức tiếp sóng kênh VTV3 và VTV6 để tường thuật trực tiếp World Cup 2018.
  • Ngày 1 tháng 7 năm 2018, Kênh THP+ lên sóng Truyền hình số Miền Bắc DTV.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 2020, ứng dụng THPLive phiên bản mới được phát hành trên nền tảng AndroidiOS.
  • Ngày 1 tháng 10 năm 2020, thay kênh THP+HD trên kênh 30 UHF của VTC bằng THP HD.
  • Từ ngày 1/1/2022, Đài phát sóng hai bản tin tiếng nước ngoài: tiếng Anh và tiếng Trung vào khung giờ: 21:00; 21:10 trên tần số FM 93,7 MHz.
  • Từ ngày 23/06/2023, đài chính thức khai trương và đưa vào hoạt động văn phòng đại diện khu vực Tây Nam Bộ.

Nhạc hiệu và lời xướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài "Thành phố hoa phượng đỏ" của nhạc sĩ Lương Vĩnh, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.

Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thanh đầu tiên từ ngày 01/09/1956 - 01/01/1978:

Lời xướng của Đài dùng từ ngày 01/01/1978 - 01/01/1985:

Lời xướng của Đài dùng từ ngày 01/01/1985 - nay:

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông Lương Hải Âu, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc đài.
  • Ông Nguyễn Trí Tín, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc đài.
  • Ông Lê Sỹ Phú, Phó Giám đốc đài.
  • Bà Lưu Thị Thanh Hà, Phó Giám đốc đài.[6]

Các phòng, ban trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Phòng Tổ chức - Hành chính
  2. Phòng Thời sự
  3. Phòng Biên tập truyền hình
  4. Phòng Biên tập phát thanh
  5. Phòng Chuyên đề
  6. Phòng Hộp thư
  7. Phòng Văn nghệ - Giải trí
  8. Phòng Nội dung số
  9. Phòng Quay phim - Đạo diễn
  10. Phòng Kỹ thuật
  11. Phòng Sản xuất chương trình
  12. Phòng Truyền dẫn
  13. Phòng Dịch vụ
  14. Phòng Tư liệu - Lưu trữ
  15. Phòng Kế hoạch - Tài chính
  16. Phòng Thông tin điện tử
  17. Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
  18. Văn phòng đại diện khu vực Tây Nam Bộ

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi hội Nhà báo và các Ban biên tập Kinh tế, Văn xã, Xưởng phim truyền hình HFS của Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng lần lượt được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng bằng khen. [cần dẫn nguồn]

Các kênh

[sửa | sửa mã nguồn]
Trung tâm Truyền dẫn - Phát sóng
Đài PT-TH Hải Phòng

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng đang phát sóng 2 kênh phát thanh và 2 kênh truyền hình.

Phát thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kênh phát thanh tổng hợp, phát trên sóng FM tần số 93,7 MHz. Phát sóng từ ngày 1/9/1956.
  • Kênh phát thanh chuyên biệt về giao thông, phát trên sóng FM tần số 102,2 MHz. Phát sóng từ ngày 1/4/2017. Thời gian phát sóng từ 05h45 - 20h00 hàng ngày.

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kênh truyền hình Tổng hợp THP phát sóng chuẩn HD từ ngày 16/1/2017 trên hệ thống truyền hình cáp số VTVCab kênh 76[7]; phát sóng số mặt đất DVB-T2 kênh 48 UHF của Công ty DTV, từ 1 tháng 10 năm 2020 phát sóng trên DVB-T2 kênh 30 UHF của VTC thay thế cho kênh THP+, phát sóng miễn phí trên vệ tinh Vinasat-1, hệ thống truyền hình cáp tương tự EG khu vực Hải Phòng và kỹ thuật số VTVcab; hệ thống truyền hình cáp tương tự SCTV khu vực Hải Phòng và kỹ thuật số SCTV, DVB-T2 của SCTV; Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh - HTVC; HanoiCab; Truyền hình cáp Sông Thu Đà Nẵng; truyền hình IP, OTT.
  • Kênh Thông tin - Giải trí THP+ phát sóng chuẩn HD từ ngày 1/1/2018 trên hệ thống truyền hình cáp tương tự EG khu vực Hải Phòng kênh 41 và kỹ thuật số VTVCab kênh 75[7]; hệ thống truyền hình cáp tương tự SCTV khu vực Hải Phòng và kỹ thuật số SCTV.

Hệ thống truyền hình qua màn hình LED công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặt tại một số điểm: ba màn hình có hai mặt, mỗi mặt 28m²  tại dải trung tâm thành phố Hải Phòng; một màn hình hai mặt, mỗi mặt 8m²  tại ngã tư Lạch Tray - Nguyễn Bình; 01 màn hình  28m²  toà nhà 14 tầng, trụ sở của đài, Ngã 5 Kiến An, Ngã 5 Lê Hồng Phong và đang chuẩn bị lắp đặt ở một số địa điểm quan trọng khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nội dung phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Giọng hát hay trên sóng PTTH - Giải Sao Mai

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Đài đầu tư sản xuất chương trình Cuộc thi Giọng hát hay trên sóng Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng lần thứ 11 với format và cách thể hiện mới đã thu hút rất nhiều thí sinh trong và ngoài thành phố tham gia. Chương trình được đánh giá là chuyên nghiệp và chất lượng nghệ thuật cao phù hợp với quá trình đổi mới các chương trình PTTH của Đài.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đề án Sản xuất kênh chương trình truyền hình trả tiền (THPC)”.
  2. ^ “Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng sẽ trở thành cổ đông sáng lập RTB”.
  3. ^ “Fanpage”.
  4. ^ “Đài truyền hình Hải Phòng: Ra mắt kênh truyền hình thông tin giải trí THP2”.
  5. ^ “Giới thiệu về DTV”.
  6. ^ “Bổ nhiệm Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng”.
  7. ^ a b “Bảng kênh VTVCab”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  8. ^ “Hải Phòng: Chung kết Sao Mai 2017”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2018.