Apollo 11: 'Chương trình phát sóng lớn nhất lịch sử truyền hình'

Neil Armstrong và Buzz Aldrin giương cờ Mỹ trên Mặt Trăng, 1969

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Neil Armstrong và Buzz Aldrin giương cờ Mỹ trên Mặt Trăng, 1969
  • Tác giả, James Jeffrey
  • Vai trò, Austin, Texas

Chương trình truyền hình đầy mê hoặc về cuộc đổ bộ xuống Mặt Trăng Apollo 11 cách đây 50 năm đã đem tới cho hàng triệu gia đình những hình ảnh và ý tưởng không thể tưởng tượng được trước đó, và để lại tác động sâu sắc cho văn hóa nhạc pop và tâm lý người Mỹ.

Khi tàu đổ bộ Eagle hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 20/7 năm 1969, một máy quay gắn trên tàu đã ghi hình được bước chân đầu tiên và những lời của phi hành gia Neil Armstrong, gửi qua hàng trăm hàng ngàn dặm đến hàng trăm triệu cặp mắt đang dán vào tivi.

Walter Cronkite, đang đưa tin về của sứ mệnh Apollo 11 trên đài CBS, lúc đó đã không nói nên lời. Cuối cùng ông cũng thốt lên, "Con người đã lên đến Mặt Trăng! ... Ôi, trời ơi!"

Sau này nhớ lại, ông Cronkite bảo đã hy vọng nói được điều gì đó sâu sắc hơn nhưng thật sự đó là "tất cả những gì tôi có thể thốt ra".

Tuy nhiên, chất lượng tổng thể của chương trình tường thuật suốt ngày đêm của Cronkite, cùng đội ngũ truyền thông tràn đầy năng lượng và cực kỳ tận tâm, đã ảnh hưởng lâu dài đến nhận thức của công chúng về Appllo 11, và người xem không để ý đến tiểu tiết.

Robert Wussler, nhà sản xuất của Cronkite, nói với tạp chí Variety rằng đây sẽ là "chương trình phát sóng trực tiếp lớn nhất thế giới" trong lịch sử truyền hình.

Walter Cronkite reporting about NASA for CBS News, circa 1969 - 1974

Nguồn hình ảnh, UT Austin's Briscoe Center for American History

Chụp lại hình ảnh, Walter Cronkite đưa tin về Nasa cho CBS News, khoảng năm 1969 - 1974

Thật vậy, khi chương trình lên sóng, nó đại diện cho đỉnh cao của một chiến dịch quan hệ công chúng to lớn bắt đầu từ nỗ lực của Nasa vào năm 1958 và được các nhà báo và chính trị gia Nasa duy trì, bằng cách tìm cách nâng cao nhận thức về sứ mệnh Apollo.

Cronkite, qua những tường thuật này đã được biết đến là "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ", lên sóng trong 27/30 giờ của quãng thời gian phi hành đoàn của Apollo 11 hoàn thành nhiệm vụ, mang lại cho ông biệt danh "quần sắt".

"Cronkite vẫn xuất khẩu thành thơ như chưa bao giờ thấy", Edward Sills nhớ lại, ông đã theo dõi cuộc đổ bộ mặt trăng khi còn là một thiếu niên trẻ trong phòng khách của mình ở Long Beach, New York. "Anh ta vừa mới trường thuật xong, và chỉ trích cuộc chiến tranh Việt Nam, vì thế có thể tự cho phép mình thoải mái hơn một chút. Apollo 11 là một sự kiện tuyệt vời với một cậu bé 13 tuổi, và Cronkite cũng nhìn nó qua đôi mắt trẻ thơ."

Sự vĩ đại cũng được ông của Sills mê say ghi nhận. Ông của Sills cũng ngồi xem truyền hình bên cạnh cháu.

Cảnh Apollo 1 đáp xuống mặt trăng trên màn hình ti vi thế kỷ 21 tháng 7/1969

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Cảnh Apollo 1 đáp xuống Mặt Trăng trên màn hình ti vi thế kỷ 21 tháng 7/1969

"Ông sinh ra vào tháng 10 năm 1893, vì vậy lớn lên từ thời đi ngựa và xe lôi, và đã quá đỗi vui mừng khi chứng kiến thời khắc lịch sử đó," ông Sills nói. "Sự phát triển của công nghệ thật là khó tin và [Cronkite] đã giải thích nó thật tuyệt vời như thế nào."

Cronkite trước đây đã theo dõi chương trình tên lửa của Hoa Kỳ khi dưới sự giám sát của Không quân Hoa Kỳ, những người thường tỏ ra thù địch với Cronkite và CBS trong các lần phóng thử nghiệm và tham quan cơ sở vào thập niên 1950.

"Trong những ngày đầu, chúng tôi phải đưa tin chương trình không gian từ ngoài căn cứ [và] không quân không cung cấp cho chúng tôi thông tin trước", Cronkite kể lại trong cuốn Conversations with Cronkite, trong đó Don Carleton, giám đốc điều hành của Trung tâm Lịch sử Hoa Kỳ Dolph Briscoe, nơi lưu trữ về Cronkite, đã phỏng vấn Cronkite về cuộc đời và sự nghiệp phi thường của ông.

"[Nhưng] tất cả chúng tôi đều biết khi nào một chuyến đi sắp diễn ra, bởi vì chúng tôi đang ở trong nhà nghỉ và những người này sẽ đi ra ngoài, họ sẽ rời đi, họ sẽ rời khỏi quán bar, và rồi đèn sẽ sáng [xung quanh bệ phóng] và chúng tôi biết điều gì đó sắp xảy ra."

Sau khi thành lập Nasa, chính phủ nhận ra rằng sẽ tốt hơn nếu công chúng ủng hộ tổ chức này.

Hình vẽ của hãng AP được các tờ báo sử dụng để giải thích về mặt kỹ thuật tàu Apollo 11, từ Bộ Sự tập the Alan Paris

Nguồn hình ảnh, UT Austin’s Briscoe Center for American History

Chụp lại hình ảnh, Hình vẽ của hãng AP được các tờ báo sử dụng để giải thích về mặt kỹ thuật tàu Apollo 11, từ Bộ Sự tập the Alan Paris

Đây chính là món quà từ thiên đường cho giới truyền thông, đặc biệt là vào năm 1961 khi Tổng thống John F Kennedy cam kết sẽ đưa một người lên mặt trăng vào cuối thập kỷ này.

"Nasa đã làm một công việc tuyệt vời là tiếp thị sứ mệnh Apollo, cấp tin cho các phóng viên thay vì giấu kín". Tracy Dahlby tại Trường Báo chí Austin của Đại học Texas nói.

"Họ đã tuyển các phi hành gia như những anh hùng trong phim và truyền thông đã ăn theo nó. Đó là một câu chuyện lạc quan mà họ có thể kể trong thời điểm thống trị của tin tức về Chiến tranh Việt Nam và chính trị hỗn loạn của quốc gia."

Vào thời của Apollo 11, TV đã đầu tư rất nhiều vào các chương trình không gian. Thậm chí hợp tác sản xuất như trường hợp Ben Wright của Trung tâm Briscoe.

"Lúc đó các hãng phim đã phát triển mạnh kỹ năng của họ," ông Wright nói. "Mặc dù chưa có công nghệ như chia màn hình, nhưng những gì bạn thấy không khác nhiều so với các bản tin ngày nay, với các phân đoạn hình ảnh và phóng viên ở hiện trường."

Kế hoạch của CBS News rất phức tạp, tốn kém và có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều địa điểm đưa tin trên ba lục địa. Các tài liệu của CBS từ thời điểm đó đã mô tả tầm quan trọng của viêc đưa tin nhiệm vụ Apollo 11.

"[Mặt trăng là] bước đầu tiên trong nỗ lực của con người để có được cái nhìn toàn cảnh hơn về Trái đất và mối quan hệ của chúng ta với thế giới khác, các yếu tố khác, và cuộc sống khác", một bản ghi nhớ được viết như lời thơ.

Lịch trình đưa tin phác thảo của CBS về sự trở lại Trái đất của Apollo 11

Nguồn hình ảnh, UT Austin’s Briscoe Center for American History

Chụp lại hình ảnh, Lịch trình đưa tin phác thảo của CBS về sự trở lại Trái đất của Apollo 11

"Chuyến bay Apollo này sẽ được xếp trong lịch sử sánh ngang với những sự kiện trong hàng ngàn năm qua được lưu lại bởi các nhà thơ, nhà sử học và những người vượt qua giới hạn để tìm thấy một lục địa mới, chinh phục đại dương hoặc một vùng cực hoặc đỉnh núi mới."Nó không chỉ là óc tưởng tượng của giới làm truyền hình đánh cuộc đầu tư của họ vào việc thu hút người xem.

"Sẽ thật tuyệt vời nếu việc chinh phục mặt trăng khiến nhiều người Mỹ tự hào hơn khi họ sống trên quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất", Bob Eckart, một nhân viên bảo hiểm, viết trong một lá thư ngày 15 tháng 5 cho Walter Cronkite, trước khi mô tả một "Bữa tiệc mặt trăng" mà ông và bạn bè đã lên kế hoạch tổ chức, đầy đủ với "bánh quy bụi mặt trăng", "súp miệng núi lửa" và "ánh trăng" để uống.

CBS, cùng với hai hãng tin khác, NBC và ABC, đã chi tổng cộng 13 triệu đôla cho chương trình, gần bằng số tiền họ đã chi trả cho tháng 11 trước đó cho cuộc bầu cử tổng thống năm 1968.

Khán giả tập trung tại Công viên Trung tâm ở New York, New York để xem truyền hình tường thuật sự kiện Apollo 11 lên mặt trăng trên một trong ba màn hình khổng lồ vào ngày 20 /7/1969

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Khán giả tập trung tại Công viên Trung tâm ở New York, New York để xem truyền hình tường thuật sự kiện Apollo 11 lên mặt trăng trên một trong ba màn hình khổng lồ vào ngày 20 /7/1969

Nasa đã giúp đỡ các hãng tin rất nhiều. Họ vừa phải tập trung để 'làm nên lịch sử', vừa phải lo về ngân sách tương lai, nhưng vẫn làm việc không mệt mỏi để tạo ra các tài liệu nghe nhìn về mặt trăng, hình ảnh và các cập nhật cho truyền thông gần với thời gian thực nhất có thể, (tất cả nằm trong một một bộ công cụ báo chí toàn diện gồm 254 trang).

Kết quả là 94% người sở hữu TV tại Mỹ đã theo dõi sứ mệnh mặt trăng.

"Không có truyền hình, cuộc đổ bộ lên mặt trăng sẽ chỉ là một thành tích ấn tượng - một chiêu trò tốn kém, đối với người hoài nghi," Joshua Rothman của New York nhận xét. "Thay vào đó, việc được xem trực tiếp, không chỉnh sửa và ở khắp mọi nơi, đã đem đến trải nghiệm chân thực trên toàn cầu."

Ông Wright nhấn mạnh sự màu nhiệm của việc phát sóng một tin tốt lành giữa sự hỗn loạn của thập niên 1960 ở Mỹ, ngoài các cuộc biểu tình về Chiến tranh Việt Nam còn có các vụ ám sát các nhà lãnh đạo dân quyền và chính trị gia, bạo loạn ở vô số thành phố của Mỹ và một hội nghị quốc gia dân chủ đã rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Một phần khác của sự hấp dẫn, theo John Craft, giáo sư tại Trường Báo chí Walter Cronkite tại Đại học bang Arizona, là cuộc đổ bộ diễn ra trong bối cảnh người Nga đưa vệ tinh Sputnik vào không gian.

"Người Mỹ đã thấy có một sự thách thức đối với vai trò lãnh đạo thế giới của mình", ông Craft nói. "Vì vậy, đưa người lên mặt trăng giúp chúng ta trở có lại vị trí dẫn đầu."

Tuy nhiên, trong suốt hành trình đó, sự thể hiện mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết Mỹ có thể biến thành bi kịch chỉ trong tíc tắc - và người xem biết điều đó.

"Chương trình TV đưa bạn vào phòng điều khiển Houston, nơi có hàng đống người đổ mồ hôi hột, tự hỏi liệu chuyện này có thành công không, và liệu họ có thể đưa các phi hành gia rời khỏi mặt trăng hay không".

Mission Operations Control Room in the Mission Control Center, Building 30, on the second day of the Apollo II lunar landing mission

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Phòng điều khiển trung tâm vào ngày thứ hai của sứ mệnh đổ bộ mặt trăng

"Người xem cảm thấy áp lực y hệt như những người ngồi trong phòng điều khiển - bạn có thể coi nó là hư cấu, nhưng xem cả quá trình trong thời gian thực và không biết điều gì sẽ xảy ra khiến mọi thứ kịch tính đến khó tin."

Ông cũng vạch ra rằng chưa bao giờ có một sự kiện truyền thông nào hấp dẫn người xem như vậy.

"Khi xem chương trình ở Ohio, tôi có thể đi đến cửa sổ và nhìn ra mặt trăng, cùng lúc trên TV chiếu hình một người đàn ông đặt chân lên nó," ông Craft nói. "Đó sẽ là một khoảnh khắc thật khó để có lại."

Cronkite đã mô tả cuộc đổ bộ khoảnh khắc Christopher Columbus của Thế kỷ 20 - một thành tích hoành tráng nhưng cũng chứa đựng những tranh cãi của chính nó.

James Burke, Cliff Michelmore và Patrick Moore của BBC tường thuật về sự kiện
Chụp lại hình ảnh, James Burke, Cliff Michelmore và Patrick Moore của BBC tường thuật về sự kiện

Các nhà sử học tranh luận về tầm quan trọng của các nhiệm vụ của Apollo của Nasa. So với penicillin hoặc microchip, hạ cánh trên mặt trăng có vẻ là một thành tích phù phiếm.

Về mặt chính trị thế giới vẫn tiếp tục vận hành như trước đây, mặc dù một số nhà bình luận hy vọng cuộc đổ bộ lên mặt trăng sẽ là sự mở đầu cho hòa bình thông qua việc truyền cảm hứng và sáng tạo.

"Sứ mệnh Apollo 11 cũng là một trải nghiệm tuyệt đối trắng," ông Wright nói, "với rất nhiều người đàn ông mặc com lê nói về những người đàn ông trong bộ đồ vũ trụ một cách rất chân thành, thường trích dẫn bi kịch Hy Lạp". Phụ nữ hoặc người da màu hầu như không được nhắn đến - ngay cả những bộ đồ của phi hành gia cũng không thể trắng hơn thế, ông lưu ý.

Nó cũng cực kỳ đắt đỏ, vào khoảng 19,4 tỷ đôla, theo báo cáo năm 2009 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội - ước tính khoảng 116,5 tỷ đôla theo tỷ giá hiện nay.

Giới chỉ trích vào thời điểm đó, bao gồm các nhân vật trong các phong trào chống chiến tranh và dân quyền, đã chỉ ra việc một người đàn ông trên mặt trăng thì chẳng mấy có ích cho các trẻ em nghèo ở các thành phố bị lãng quên của Mỹ (ngày nay người ta bẻ lại rằng nghiên cứu khoa học từ chương trình vũ trụ đã mang lại vô số phát triển mà ngày nay chúng vẫn tiếp tục mang lại lợi ích cho cuộc sống hàng ngày).

"Thật dễ quên khi nhìn vào các sự kiện qua tấm gương chiếu hậu, rằng công chúng Mỹ lo ngại về số tiền bỏ ra để đưa một người lên mặt trăng, trong khi chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề tương tự khi nhìn vào chúng ta ở trái đất," ông Dahlby nói.

"Báo chí có thể là một công cụ cùn, nhưng tôi nghĩ rằng truyền thông ngày nay, tốt nhất, nên xem xét kỹ lưỡng hơn tất cả các khía cạnh của một câu chuyện lớn như sứ mệnh đặt trên lên mặt trăng - những gì liên quan đến nó, những người liên quan, chi phí - và đây là cách tốt nhất: tường thuật dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật mới khác, có nghĩa là một nền báo chí có trách nhiệm có thể đào sâu hơn, nhanh hơn và làm tốt hơn. "

Trang chính của tờ The Austin American ngày 22/7/1969

Nguồn hình ảnh, UT Austin’s Briscoe Center for American History

Chụp lại hình ảnh, Trang chính của tờ The Austin American ngày 22/7/1969

Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Nasa đã làm việc cật lực để thúc đẩy các hoạt động và củng cố di sản của mình, nhưng trong những năm 1970, cả công chúng và giới truyền thông bắt đầu đặt câu hỏi về chi phí liên quan đến sứ mệnh thám hiểm không gian.

Tuy nhiên, tác động mang tính văn hóa của việc đặt chân lên mặt trăng đã được chứng minh, một cách sâu sắc, không bàn cãi. "Mặt tối của mặt trăng", "đại bàng đã hạ cánh" và "một bước đi ngắn của con người, một bước tiến vĩ đại của nhân loại", vĩnh viễn đi vào từ vựng của Mỹ.

Trong khi đó, niềm đam mê với khoảng không vũ trụ không bị thui chột. Thập niên 1970 chứng kiến sự bùng nổ các mối quan tâm đến khoa học viễn tưởng, ảnh hưởng đến các ngôi sao nhạc rock như Pink Floyd và David Bowie và các nhà sản xuất phim như George Lucas, đạo diễn bộ phim kinh điển "Chiến tranh giữa các vì sao" năm 1977 và Ridley Scott, đạo diễn bộ phim khoa học giả tưởng kinh dị "Alien" ra mắt công chúng năm 1979.

Cuối cùng, những hình ảnh kỳ lạ từ mặt trăng được chụp và phát sóng 50 năm trước tiếp tục vượt qua mọi cuộc tranh luận về lợi ích và chi phí của cuộc thám hiểm mặt trăng.

Chụp lại video, 113 điều về các sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử

"Những phát triển khoa học và công nghệ trong thế kỷ này khiến chúng ta kinh ngạc", Cronkite hồi tưởng lại trong cuốn Những cuộc trò chuyện với Cronkite.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng một sự kiện, một tình tiết sẽ được ghi nhớ, là khi con người thoát khỏi môi trường của mình trên trái đất."

Sau đó, trở lại với mặt đất trên truyền thông Mỹ, sự xuất hiện của các mạng lưới mới và cạnh tranh gia tăng đã bắt đầu một sự thay đổi không thể chối cãi từ truyền thống cung cấp dịch vụ công sang việc kiếm tiền.

"Có quá nhiều sự cạnh tranh ngày nay, hầu hết các cơ quan truyền thông là doanh nghiệp - bạn cần kiếm tiền và chịu trách nhiệm trước các cổ đông của mình", ông Craft nói. "Mọi người quên rằng nên có một số mối quan tâm của công chúng đi cùng với điều đó."