Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc: tăng cường kết nối đường sắt

Chuyến xuất ngoại đầu tiên trên cương vị tổng bí thư của ông Tô Lâm là tới Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình
Chụp lại hình ảnh, Chuyến xuất ngoại đầu tiên trên cương vị tổng bí thư của ông Tô Lâm là tới Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình

Các quan chức cho biết kết nối đường sắt sẽ là chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Tập Cận Bình từ 18-20/8.

Các tuyến đường sắt liền mạch được coi là rất quan trọng cho chuỗi cung ứng, khi ngày càng nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng một số hoạt động xuất khẩu sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hai quốc gia hiện được kết nối bằng hai tuyến đường sắt từ miền nam Trung Quốc đến thủ đô Hà Nội, cũng là trung tâm công nghiệp phía bắc của Việt Nam.

Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam có từ thời Pháp thuộc và có khổ đường ray khác với đường sắt cao tốc của Trung Quốc buộc hành khách cũng như hàng hóa phải đổi tàu.

Hãng tin Reuters viết sự thiếu tin cậy giữa hai nhà nước cộng sản - đã từng đánh nhau trong một cuộc chiến tranh biên giới ngắn vào cuối thập niên 1970 và thường xuyên xảy ra tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông - từ lâu đã cản trở tiến trình xây dựng các tuyến đường sắt.

Nhưng trong những tháng gần đây, cân nhắc về kinh tế dường như đã vượt lên lo ngại về an ninh.

Vào tháng 12/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất các khoản trợ cấp và cho vay để giúp nâng cấp các tuyến đường sắt của Việt Nam và hai nước đã ký hai bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác đường sắt.

Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của ông Tô Lâm, chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông đảm nhận vị trí tổng bí thư vào đầu tháng 8/2024, là thực hiện các thỏa thuận đã ký kết và "đưa hợp tác thực chất đạt tiến triển mới, nhất là trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như kết nối đường sắt," Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn cho biết trong một bài trả lời phỏng vấn.

Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, nói với truyền thông Việt Nam trong tuần này rằng hai bên đang đẩy nhanh kế hoạch cho ba dự án: nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có từ Lào Cai đến thành phố cảng Hải Phòng qua Hà Nội và từ Lạng Sơn đến Hà Nội; và xây dựng một tuyến thứ ba dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hải Phòng.

Một quan chức Việt Nam cho biết các thỏa thuận mới dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Lâm, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến đường sắt, các khoản đầu tư khác và thương mại nông sản.

Hỗ trợ của Trung Quốc

Theo truyền thông Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kêu gọi hỗ trợ tài chính và công nghệ từ Bắc Kinh cho đường sắt Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 6/2024, đây dường như là một sự thay đổi chiến thuật đáng kể.

Ông Phạm Minh Chính và các bộ trưởng cũng đã gặp gỡ các giám đốc điều hành của những công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt trong vài tháng gần đây, bao gồm nhà sản xe lửa Trung Quốc Trung Xa (CRRC) và Trung Quốc Thông Hiệu (China Railway Signal & Communication, CRSC).

Hà Nội trong nhiều năm vẫn lập lờ về việc sử dụng quỹ của Sáng kiến Vành đai và Con đường, chương trình cơ sở hạ tầng chủ chốt của Trung Quốc, sau khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Việt Nam vào năm 2018 đối với các kế hoạch có thể dẫn đến mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều đó không ngăn được đầu tư tư nhân của Trung Quốc vào Việt Nam, vốn đang bùng nổ.

Việt Nam đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa với tuyến đường sắt cao tốc dài 1.500 km từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, dự án hạ tầng lớn nhất của quốc gia từ trước đến nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên gặp gỡ vào tháng 6/2024

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên, gặp gỡ vào tháng 6/2024

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, cũng như thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Riêng bảy tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 112,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng... cho đến các mặt hàng sinh hoạt hằng ngày.

Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy, quyết tâm thách thức trật tự đơn cực do Mỹ dẫn đầu thời hậu Chiến tranh Lạnh và sẽ có sức ảnh hưởng mang tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Việt Nam thì lại thuộc nhóm quốc gia quyền lực tầm trung, khai thác tối đa lợi ích và an ninh trong lúc vẫn cân bằng quan hệ Mỹ - Trung nhưng vẫn coi trọng giao hảo truyền thống lịch sử với Nga.

Về đường sắt, một trong những công trình nổi bật của Trung Quốc tại Đông Nam Á là tuyến đường sắt cao tốc từ biên giới Lào - Trung tới thủ đô Viêng Chăn của Lào. Sau khi khai trương vào năm 2021, tuyến đường sắt này đã vận chuyển hàng triệu lượt khách mỗi năm, riêng năm 2023 là 3,1 triệu lượt.

Mới đây, Thái Lan đã triển khai một tuyến tàu nối thủ đô Bangkok với Viêng Chăn, tạo thành một tuyến đường sắt khá thông suốt (chỉ ngắt một đoạn khoảng 20km ở thủ đô Viêng Chăn) từ Singapore, bán đảo Mã Lai, lên Thái Lan, Lào và lên Trung Quốc. Trong tương lai gần, khi tuyến đường sắt cao tốc Bangkok–Nong Khai của Thái Lan hoàn tất, giai đoạn 1 dự kiến vào năm 2027, sự kết nối sẽ trở nên liền mạch hơn.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam; nhất trí xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017
Chú thích hình ảnh Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017 Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hai tàu Trung Quốc đã tấn công một tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng 4, vụ việc tương tự cũng đã xảy ra.

Một hình ảnh vệ tinh của Đảo Bắc với một số đảo nhỏ hơn. Một phần của quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Chú thích hình ảnh Một hình ảnh vệ tinh của Đảo Bắc với một số đảo nhỏ hơn. Một phần của quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, với sự hộ tống của tàu hải cảnh, vào khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ký Bản ghi nhớ hợp tác về kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Bắc Kinh đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không cho dừng dự án thăm dò khí đốt của Repsol ở Bãi Tư Chính. Việt Nam ngừng hoạt động.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: cam kết là "láng giềng tốt" và nhất trí duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần Hoàng Sa. Tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đối đầu căng thẳng tại khu vực này suốt hơn 2 tháng.

Tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam. Người dân Việt Nam biểu tình phản đối.

Ký kết 3 văn kiện về quản lý đường biên giới trên đất liền.

Thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Tháng 7: Tàu hải quân Trung Quốc bắn một tàu đánh cá của Việt Nam khiến một thủy thủ thiệt mạng; Tháng 11: Việt Nam nổ ra biểu tình phản đối Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương: nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác toàn diện.

Tàu Trung Quốc nổ súng vào hai tàu đánh cá ở Thanh Hóa, giết 9 ngư dân và bắt giữ 8 người.

Thương mại hằng năm tăng từ 32 triệu USD lên gần 7,2 tỷ USD sau 13 năm (tính từ 1991).

Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm Việt Nam, ký hiệp định thương mại và giải quyết các tranh chấp.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền.

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Bắc Kinh; hai nước ra Tuyên bố chung về Hợp tác Toàn diện theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt".

Bình thường hóa quan hệ.

Trung Quốc giết 64 chiến sĩ Việt Nam, chiếm đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Hiến pháp Việt Nam gọi Trung Quốc là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam".

Chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Chiến tranh Campuchia–Việt Nam: Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn.

Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Hồ Chí Minh ngồi với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại tiệc chiêu đãi dành cho Hồ ở Bắc Kinh.
Chú thích hình ảnh Hồ Chí Minh ngồi với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại tiệc chiêu đãi dành cho Hồ ở Bắc Kinh. Bản quyền hình ảnh GETTY IMAGES