Academia.eduAcademia.edu

Tạp Chí Đọc Và Viết Số 05. Bất Định Kỳ Tháng 10, 2001

2001

MỤC LỤC SỐ . Số đặc biệt về âm nhạc. 1- Thử Thách Với Great American Songbook. James Marcus. Nguyễn Thảo dịch. 2- Tại Sao Chúng Ta Hát? Mario Benedetti. Thơ dịch 3- Bob Dylan. Nhạc Sĩ Nobel Văn Chương 2016 ? 4- Từ Hay Hát Đến Hát Hay. Phiếm Luận Phần I. Nghe Và Đánh Giá Tiếng Hát. Phiếm Luận Phần II. 5- Leng Lui Tên Gọi Người Đẹp. Elaine Chiew. Truyện Mã Lai, Dịch 6- Trước Khi Phù Sa, Là Bùn. Thơ 7- Hãy Vịn Âm Nhạc Mà Đứng Lên. 8- Bướm Đêm. Moths. Don Nigro. Kịch dịch. 9- Robert Schumann. Giới Thiệu và Dịch Nhạc. 10- Giới thiệu sách: Brief Answers To The Big Questions, Stephen Hawking. Dịch từng kỳ tiếp theo: “Có Thượng Đế Hay Không?”

Với sự đóng góp Nguyên Thảo Kẻ Jazz 0 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Ngu Yên xin nhờ các bạn đọc chuyển giùm link này, bao gồm 129 văn bản (5 tạp chì, 110 bài viết và 14 cuốn sách,) đến bằng hữu, nhất là các thế hệ tuổi 30, 40, 50, và 60, xin cảm ơn. https://independent.academia.edu/TienNguyen228 Xin bấm vào nút: Follow. Academia sẽ chuyển bài đến tận email khi có bài mới lên mạng. 1 Tháng 10, 2021 Tạp chí Đọc và Viết giới thiệu cùng độc giả mạng lưới âm nhạc Kẻ Jazz Nơi đầu tiên giới thiệu nhiều ca khúc Jazz trong tiếng Việt. Chủ trương bởi Nguyễn Thảo và Lê Vũ. Số đặc bệt với sự đóng góp của mạng Kẻ Jazz Về Kẻ Jazz: https://kejazz.today/about/ Tủ nhạc: https://kejazz.today/nhac-2/ 2 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ MỤC LỤC 1- Thử Thách Với Great American Songbook. James Marcus. Nguyễn Thảo dịch. 2- Tại Sao Chúng Ta Hát? Mario Benedetti. Thơ dịch 3- Bob Dylan. Nhạc Sĩ Nobel Văn Chương 2016 ? 4- Từ Hay Hát Đến Hát Hay. Phiếm Luận Phần I. Nghe Và Đánh Giá Tiếng Hát. Phiếm Luận Phần II. 5- Leng Lui Tên Gọi Người Đẹp. Elaine Chiew. Truyện Mã Lai, Dịch 6- Trước Khi Phù Sa, Là Bùn. Thơ 7- Hãy Vịn Âm Nhạc Mà Đứng Lên. 8- Bướm Đêm. Moths. Don Nigro. Kịch dịch. 9- Robert Schumann. Giới Thiệu và Dịch Nhạc. 10- Giới thiệu sách: Brief Answers To The Big Questions, Stephen Hawking. Dịch từng kỳ tiếp theo: “Có Thượng Đế Hay Không?” 3 Thử Thách Với Great American Songbook James Marcus (from the New Yorker) Dịch: Nguyễn Thảo Cách đây một vài năm, vào thời điểm mà tôi cảm thấy cần phải tìm hiểu thêm để khẳng định giọng mình là baritone hay tenor. Việc này tôi cho là khá khẩn trương, vì giọng hát baritone có bề dày và đầy đặc, trong khi tenor là một loại giọng hát hay thay hình đổi dạng, trong cũng như ngoài phạm vi nghệ thuật. Một ví dụ là Rudy Vallee, một ca sĩ tenor, hát những bài nhạc có nốt cao nghe lảo đảo qua megaphone, sau đó ngôi vị của ông ta bị đè bẹp bởi Bing Crosby, người mà một nhà phê bình gọi là “giọng hát baritone mượt mà”. Neil Young cũng là một tenor đã luyện hát giọng óc mang âm hưởng như người hành tinh khác. Lẽ dĩ nhiên không thể nào chê hai ca sĩ này. Có thể tôi sẽ phải chấp nhận nếu giọng mình là tenor, như là một thánh giá mình phải vác, thế thôi. Nên tôi cần biết. Vì thế, một hôm tôi hỏi Karen, một người bạn và cũng là ca sĩ phòng trà chuyên nghiệp, “Tôi là loại nào?” Chúng tôi đang đứng trong hành lang, và Karen vừa dỗ đứa con trai ngủ xong. Để tránh thằng bé thức dậy, chúng tôi chỉ thều thào, cố nén hơi, thật ngược với lúc hát. 4 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ “Thường thì,” Cô ta nói, “người ta hát thoải mái nhất trong phạm vi của giọng nói bình thường của họ.” “Như vậy thì giọng bình thường của tôi là gì?” Tôi hỏi, hơi trầm giọng xuống trong lúc vẫn cố nói nhỏ. “Tôi cũng không biết nữa. Chắc bạn ở giữa chừng chừng. Mà nhiều lúc, nó chỉ là thói quen hơn là đặc tính của thanh quản.” Thói quen? Như vậy thì câu hỏi tôi đã đặt ra thật là quan trọng khi nói về chất giọng. Âm vực, như cái Mũ Chọn Lựa của Harry Potter, tuy phân loại baritone hay tenor chỉ như mới cào một lớp mỏng trên mặt. Người Đức dùng hệ thống Fach để phân chia giọng hát vào 25 loại giọng opera khác nhau, dựa trên âm vực, màu sắc, tuổi tác, chiều cao, thể hình, giọng nói, cũng như nhiều dữ kiện khác. Chỉ cần nhìn thoáng đến hệ thống phân loại này là tôi đã thấy chóng mặt. Có thể tôi có giọng tenor như Jugendlicher Helden, cao và sáng rỡ, sẵn sàng xuyên thủng qua những hòa âm bèo nhèo chăng? Hoặc như là bariton của Kavalier, đầy nam tính và có hơi kim khí, rất hợp cho vai trò những kẻ ham sắc dục như Don Giovanni. Đằng nào đi nữa, tôi chưa hề ao ước trở thành ngôi sao opera; tôi chỉ muốn tìm hiểu về mình dựa trên căn bản giọng hát mà thôi. Điều này đòi hỏi tôi phải lấy lớp luyện giọng, và khi cô bạn của tôi cảm nhận ra nỗi hoang mang khủng hoảng của tôi, mới động lòng, nhận lời giúp tôi ghi danh vào một lớp thanh nhạc. Bill, ông thầy nhạc, dạy tôi trong căn phòng ngay khu Chelsea, New York, chật cứng với những đồ vật kỷ niệm, sách nhạc, và những đồ thể thao linh tinh. Ông ta là một thầy luyện giọng, nhà soạn 5 nhạc cũng như tay đàn dương cầm điêu luyện mà có lần, lúc chơi trong một quán rượu ở Manhattan, đã được Frank Sinatra khen, “đẹp quá, đẹp quá.”Ngoài ra, anh ta còn là học trò của soạn giả Kay Swift, người phụ nữ đầu tiên viết nhạc cho Broadway, và là tình nhân của George Gerschwin cả chục năm – có nghĩa là tôi đã được đưa thẳng vào ngay trung tâm của the Great American Songbook. Cứ như là mình có một người bạn quen với một người mà người đó quen biết Thượng Đế. Nếu so sánh này nghe có vẻ phạm thượng thì ta cũng nên xét lại vai trò nhạc American Songbook trong nền văn hóa của đất nước này. Ta không tự nhiên mà gọi đó là tiêu chuẩn nếu không vì những ca khúc mang tính thẩm mỹ phổ quát và tâm tình sống động gần gũi với thính giả Mỹ. Đó là những ca khúc rất đẹp, và gọn gàng vừa đủ, chỉ cần một câu ngắn đã có thể làm cho con tim phải giao động, rung cảm. Những bài học vỡ lòng đều toàn là tập giọng, Bill ngồi trước cây dương cầm và tôi đứng bên cạnh. Ông bắt tôi tập hát những chuỗi nguyên âm, tạo những thay đổi hình thể bên trong miệng, những âm E-U-E-A-E-O. Ông bắt tôi ngậm một cái ống hút và hát, rồi cắn một viên kẹo giữa hai hàm răng và hát. Thỉnh thoảng, ông bảo tôi hát nhưng phải cúi gập người như đang thám sát cái thảm hoa cùng đôi giày vải nỉ thêu phù hiệu của đội thể thao Pittsburg Steelers ông đang mang. “Giờ mới nóng máy đó,” Bill sẽ tuyên bố, sau khi tôi đã tập tới tập lui chừng đó cả hai mươi phút. Tiếp theo là phần tập hát những thang âm lên xuống theo phím dương cầm, trong lúc tôi phải nhũn người như một con búp bê vải nhồi trong một tư thế để làm cho cơ bụng phải thư giản. “Tôi muốn âm thanh phải được đưa lên từ tốn dọc theo 6 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ xương sống, từng đốt một,” ông bảo tôi. Ông khen tôi khi tôi lên những nốt cao giọng óc làm tôi cũng ngạc nhiên như ông, và tự cảm thấy mình như có một thứ quyền phép bí mật có thể thám hiểm âm vực dành riêng cho phụ nữ (hoặc castrati, những ca nam bị thiến để giữ giọng kim). Đến giai đoạn này, có thể nói là những bài tập luyện chỉ thuần về mặt kỹ thuật. Chẳng có gì liên quan đến phần diễn cảm. Tuy vậy giọng hát vẫn có những kỳ diệu cố hữu mà trong quá trình tạo thanh đã bị khuất lấp đi dễ dàng. Như thế này: một giai điệu tuyệt hảo nhất thế giới bắt đầu từ một động lực nơi cơ hoành (diaphragm) đẩy luồng hơi lên thanh quản (larynx), bộ phận tạo âm thanh với những vocal cord treo tựa cánh buồm. Khi vocal cords rung thì ta có thể ầm ừ, nói, rên rỉ, thét gào, hát. Nhưng âm thanh sẽ không nghe được nếu không có những hốc hố trong lồng ngực, cổ họng và quanh mũi. Những gì tưởng như đã thoát ra từ miệng – những năng lực của xúc cảm và mỹ thuật thật ra là từ những nơi khác trong thân thể. Miệng chỉ là một cái lỗ thoát. Bill chỉ dẫn tôi uốn éo miệng thành những hình thù khác nhau: mỗi khẩu hình là một âm thanh dị biệt, thay đổi thêm thắt theo vị trí của lưỡi và phần mềm của nóc họng. Ông bảo tôi đừng rung quai hàm khi tôi ngân – giọng ngân phải xuất phát từ một nơi khác, trong quá trình tạo thanh. Ông không ấn định tôi phải ngân nơi nào, vì đó là sự biểu cảm cá nhân, và cũng là một chọn lựa với rất nhiều cạm bẫy. Tôi nghĩ, cầu trời tôi không phải ngân thật chậm theo kiểu mà dân nghề nghiệp gọi là hát giọng lảo đảo, hay cách líu lo thật nhanh từ chân lưỡi thường làm cho thính giả có cảm tưởng họ đang nghe bà Edith Piaf vừa hít phải hơi khí helium, có thể tuyệt cho con chim họa mi của Pháp, 7 còn kỳ dư thì chỉ có độn thổ mà thôi. Tôi phải nhấn mạnh thêm một chút là cường độ cảm xúc tuôn ra một cách bí mật chỉ từ sự thay đổi rất nhỏ nhặt trong âm bậc (pitch). Ca từ dường như không cần thiết khi âm thanh thuần khiết có thể làm người nghe rơi lệ, hoặc thăng hoa, hoặc đôi khi đổi cả đời. Thì cần quái gì đến chữ nghĩa. Chỉ có điều là chữ nghĩa sắp sửa trở thành đề tài chính của lớp luyện giọng. Bill bảo tôi lựa một ca khúc để làm việc cho vài buổi tập tới. Tôi chọn “Like Someone in Love,” viết bởi Jimmy Van Heusen và Johnny Burke vào năm 1944. Bài nhạc đã thu hút khá nhiều ca sĩ hát tình ca, xuất hiện trong vở nhạc kịch “Belle of Yukon” khi Dinah Shore hát tỏ tình với người nhạc sĩ dương cầm cô thầm yêu. Năm sau, phiên bản của Bing Crosby trở thành một hit; tiếp theo đó là một loạt ca sĩ, trong đó có Ella Fitzgerald (hát thật chậm như rùa bò) và Chet Baker (xém chút nữa là lăn ra ngủ). Gần đây thì có Björk, người ca sĩ dường như phải lấy hơi cứ mỗi hai hay ba chữ. Bản diễn của cô ta nhắc nhở ta rằng xướng ca phải dùng đến thân thể chứ không phải xúc cảm, rằng âm thanh cần phải được bồi dưỡng bằng những thứ thật căn bản như khí oxy và khói thuốc. Nhưng chính ra phiên bản của Frank Sinatra đã khiến tôi quyết định chọn ca khúc này. Sinatra là một ca sĩ bị ám ảnh với kỹ thuật thở đến nỗi ông đã từng bơi lặn dưới nước thật lâu để giúp cho buồng phổi có thêm năng lực. Cách hát của ông hoàn toàn ngược với Björk: ông muốn những câu hát thoát ra triền miên như không bao giờ phải cần lấy hơi, như thể để thính giả nghĩ rằng ông không bị giới hạn như những người thường. Ngược lại, cách hát mỗi câu của ông rất gần như câu nói: thật trân trọng, pha một chút nét mỏng manh dễ vỡ sau 8 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ làn hơi thở, làm ta không thể nào không nghĩ đến cái giới hạn của con người. Bằng kỹ thuật ấy, ông đã hát “Like Someone in Love” trong dĩa “Songs for Young Lovers” vào năm 1954, với phần đệm do ban nhạc của Nelson Riddle. Bài nhạc bắt đầu với phần dạo của sáo và thụ cầm, rồi Sinatra nhẹ hòa lời ca vào bằng giọng baritone rất thanh thoát. Ca từ, gồm ba đoạn diễn tả tâm tình bị mê hoặc ngớ ngẩn vì yêu, chẳng có gì xuất sắc. Thật sự giai điệu có hơi buồn ngủ. Đoạn đầu như thế này: Lately I find myself Out gazing at stars, Hearing guitars, Like someone in love. Sometimes the things I do astound me, Mostly whenever you’re around me. (Dạo này thường thấy mình hay ngắm nhìn trăng sao. Hoặc ngẩn ngơ theo tiếng đàn như một kẻ đang si tình. Đôi khi có những hành động làm chính tôi kinh ngạc, thường là khi em đang bên tôi.) Nhưng Sinatra biết tâm điểm bí mật của giai điệu ở đâu. Bài nhạc nào cũng có cái tâm điểm ấy. Trong ca khúc “Like Someone in Love”, bắt đầu từ trường canh thứ sáu, giai điệu rơi xuống một nấc, được bao trùm ôm ấp hợp âm bảy trưởng thật ngọt ngào, rồi rướn lên sáu, rồi rơi tiếp xuống một nấc nữa. Nghe như quá kỹ thuật, nhưng không hẳn vậy. Hoàn toàn không. Đó là một cách tạo xúc cảm cho người nghe, ngay cả khi bất đồng ngôn ngữ. Trong một buổi tập nhiều giờ, Bill bắt tôi hát tới hát lui bài “Like Someone in Love”, và tôi cố chú tâm vào phần kỹ thuật. Thời điểm này, chương trình American Idol đang rất thịnh, và hát lạc giọng 9 là điều tối kỵ. Vì thế tôi chăm chú đuổi theo những nốt nhạc và cố bắt nắm cho chính xác, nhất là vào quãng sáu ngọt ngào đó. Thật ngược đời, vì cố làm như thế mà tôi đã vô tình lạc mất điểm chính yếu của bài nhạc, có thể là cả điều quan trọng nhất khi hát. Trong buổi tập kế tiếp, chuyện này thành rõ rệt hơn, khi Karen đến để giúp tôi cách diễn câu cũng như biểu cảm. Tôi đứng giữa, nàng và ông Bill ngồi hai bên, hai vị quân sư chăm chú theo dõi tôi hùng hục tấn công bài nhạc. Khi chấm dứt, Karen khen giọng tôi thật ấm áp rồi hỏi tôi rằng câu chuyện tôi muốn kể cho thính giả là gì. Chuyện gì người hát hiểu ra ở cuối bài nhạc mà họ đã không biết vào đoạn đầu? Tôi nhìn nàng một cách ngớ ngẩn. Bấy lâu nay tôi đã xem ca từ như một chuỗi âm thanh vô nghĩa. Ý tưởng tôi cần diễn tả phần kịch bản – một khám phá về tình yêu làm thay đổi mọi thứ, một thứ cảm xúc trời ban, một hầm mỏ quý kim của tình cảm vừa khám phá – hoàn toàn chưa xuất hiện trong đầu tôi. Nhưng bây giờ thì tôi phải đối diện với vấn đề này. Tôi nhận thấy mình cần phải thật từ tốn trong cách biểu hiện hành trình khám phá tình cảm trong ca khúc. Và hình như phải có điều gì ngập ngượng trong mấy câu hát đầu. Trước tiên, gã si tình chẳng hiểu thấu chuyện gì đã xảy ra: trong trạng thái u mê và hoang tưởng, chẳng khác chi người bị cảm sốt nặng. Gã cảm thấy như ai đó đang yêu chứ không phải chính gã. Cảm giác rất thông thường, như là một ai khác đang gặp vận hên. Tiếp đến là nỗi bàng hoàng kinh ngạc khi nhận thức ra kẻ đang mang cảm giác vớ vẩn đó thật ra là chính mình. 10 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Tôi không dám nhận bừa ý nhạc của Burke, hầu như toàn những tư tưởng cũ rích. Nhất là trong thời đại Viagra, làm sao mà nhịn cười được khi nghe gã si tình bỗng “nhũn ra như cái găng tay” mỗi khi hắn nhìn người yêu? Nhưng ca từ biến hóa dần dà theo giai điệu. Chúng trở nên dịu dàng hơn, e thẹn hơn, lém lỉnh hơn – một cách tự thú thật thú vị. Và như thế, tôi đã hát lại lần thứ nhì, mới đầu rụt rè khiêm tốn, rồi từ từ đổi sang niềm vui. Và niềm vui thì lúc nào dễ nhận ra ngay. “Hay hơn nhiều,” Karen nói với tôi. Ông Bill gật gù đồng tình, chân vẫn xỏ đôi giày nỉ thêu. Tôi hát lại lần thứ ba. Lúc chúng tôi duyệt lại phần ghi âm của buổi tập, phiên bản “tiền-Karen” thật là vô cảm như người máy, nghe thật xấu hổ. Vì sao mà tôi có thể xem lời ca như những âm vô nghĩa? Nhưng những phiên bản sau đó cũng vẫn làm tôi thấy chột dạ một cách kỳ quặc. Giờ nghĩ lại, tôi mới hiểu cái cảm giác ấy đã có một lý lịch từ lâu. Lúc còn là một thiếu niên lớn lên trong thập niên bảy mươi, tôi đã xem Great American Songbook không khác gì bánh mì sandwich Wonder Bread, nhào nắn biến chế đến không còn chút sinh khí nào, và chỉ dành riêng cho các đấng bô lão. Đó là loại nhạc phát trong thang máy. Người hát thì khoác áo len cổ-lỗsĩ, thều thào vì thiếu răng. Một kết quả văn hóa hết nhựa sống, đã bị đẩy qua một bên nhường chỗ cho nhạc nhập cảng từ Anh Quốc và mọi thứ nhạc sau đó. Vì thế, ngay cả lúc đã lớn, khi tôi tìm hiểu rồi yêu chuộng dòng nhạc này, trong thâm tâm tôi vẫn nhen nhúm mối nghi ngờ, cộng thêm cái quan điểm về những tình cảm lỗi thời ấy chỉ thuộc về thế hệ của cha mẹ mình. Tư tưởng đầy sứt mẻ, phải không? Thật ngớ ngẩn. Ta có thể cho rằng tình cảm đổi thay, và những ca khúc thời thượng sẽ dạy cho ta những 11 cách thức biểu cảm hợp thời hơn – chúng như là một loại cẩm nang để học những vui, buồn, giận, hờn, v.v… Có thể vì tính lãng mạn khác thường của tiền bán thế kỷ 20, nuôi dưỡng bởi nhóm thương mãi nhạc Tin Pan Alley. Cũng có thể vì lời lẽ thận trọng và trong sáng đẹp đẽ, so với tư tưởng yêu cuồng sống vội của thời 60 mà tôi học được từ chương trình tivi “Love, American Style”. Hoặc cũng có thể căn bản tình cảm vẫn luôn luôn như thế, chỉ có ngôn từ là bị thay đổi. Tôi biết một điều rằng lúc nghe lại chính tôi hát “Like Someone in Love”, tôi đã thấy thật bẽn lẽn: một phản ứng cổ điển từ một bài hát cổ điển, có nghĩa là tôi đã bộc lộ quá nhiều, và quá lộ liễu. Tôi có cảm tưởng mình cần phải núp lại đằng sau cái rào cản ngôn ngữ châm biếm hiện đại. Có phải tại vì bản năng xấu? W. B. Yeats, một nhà thơ chuyên mỉa mai nhưng cũng biết rất rõ lúc nào thì cần loại bỏ nó. Ông vẫn thường mơ tưởng đến “tình yêu cao sang cổ điển”, ám chỉ tình yêu không cần hoa mỹ, loại tình cảm sâu đậm, không cần phòng thủ của những người quá nhiều tính toán. Có lẽ đó là điều “Like Someone in Love” có thể dạy cho tôi. Ngay cả trong lúc tôi chùn chân trước lời ca nhão nhoẹt, giai điệu sôi nổi đã làm tôi rúng động, như một tình cảm nào đó. Tôi chờ, chờ, và chờ cho trường canh thứ sáu để cảm thấy da tôi rợn lên, trong lúc tôi hát bằng một giọng trầm trầm, khan khản, nhắn nhủ. Tôi quyết định giọng tôi là phải là baritone. Cuối cùng tôi đã chuộc Fach của tôi, một phiên bản “tôi” trong hệ âm thanh. Tôi đó. Nhận dạng như vậy đó, một dạng ngẫu nhiên, và tôi lập tức sửa soạn cho tôi vào giai đoạn kế tiếp. Càng già, mô thanh quản mỏng dần, làm đàn ông lớn tuổi hay có giọng nói cao và cáu kỉnh. Một chất giọng 12 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ nghe là biết liền: một chất giọng cuối thời trung niên, lẩm cẩm hay thông thái hay nhẫn nhục, nhưng rõ là thiếu chất đậm đặc lan tỏa của giọng baritone gốc. Đó là, chán thay, thanh âm của giọng tenor, với những bội âm nghe như tiếng vò giấy hoặc cánh cửa lưới kẻo kẹt – là chất giọng tôi luôn tránh né. Ngược lại, giọng của Frank Sinatra càng già càng trầm xuống và tối lại. Sammy Cahn, một nhạc sĩ thường làm việc chung với Sinatra, đã nói rằng: “Ông ta biến chuyển từ một cây violin qua cây viola rồi cuối cùng thành cello.” Đàng nào đi nữa, hành trình của một ca sĩ là bắt đầu bằng một người, rồi kết thúc thành một người khác, tuy vẫn luôn luôn độ chừng vào cái bản chất cố hữu của chính họ. Nguyên tác: A Brief Tussle with the Great American Songbook, The New Yorker (December 01, 2018) James Marcus là một nhà văn, chủ bút (tạp chí Harper) cũng như là một dịch giả. Ông là tác giả của cuốn “Amazonia: Five Years of the Epicenter of the Dot-Com Juggernaut” 13 Nguyễn Thảo là một trong hai sáng lập viên của trang mạng KẻJazz, một ca sĩ có sở thích khám phá nhạc jazz cũng như những loại nhạc khác trên thế giới, một dịch giả của những ca khúc cho chính anh và những ca sĩ khác trình bày, và cũng là một họa sĩ thiết kế đã tạo những hình ảnh nghệ thuật trên mạng. 14 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Mario Benedetti (1955-2020) Thi sĩ người Ý, nhà báo, tiểu thuyết gia. Một tài năng văn chương trong thế giới ngôn ngữ Spanish. Phát hành 80 tác phẩm. Một số đã được dịch sang 20 sinh ngữ. Tại Sao Chúng Ta Hát? Nếu mỗi giờ đi qua mang theo cái chết của nó nếu thời gian là hang động chứa chấp lưu manh nếu không khí chẳng còn trong lành để thở, sống chẳng còn gì ngoài di động đến mục tiêu thì người sẽ hỏi, tại sao chúng ta hát … Nếu chúng ta bị bỏ rơi không vòng tay ôm đất mẹ hấp hối vì buồn bã tim người từng mảnh vỡ tan trước khi lòng xấu hổ bùng nổ thì người sẽ hỏi tại sao chúng ta hát … Chúng ta hát vì âm điệu của dòng sông khi sông ngân vang tiếng nước chảy. Chúng ta hát vì sự tàn ác không có tên nhưng tên ông có. 15 Chúng ta hát vì trẻ em vì mọi thứ chung quanh vì ngày mai và vì nhân loại. Chúng ta hát vì những ai còn lại trên đời vì sự chết thúc đẩy ta phải hát. Nếu chúng ta xa tận chân mây nếu cây cối, trời cao bị bỏ lại đây nếu mỗi đêm đều vắng mặt mỗi thức dậy đều mất hẹn hò thì người sẽ hỏi tại sao chúng ta hát … Chúng ta hát vì mưa rơi trên nếp nhăn vì chúng ta là chiến sĩ trần thế vì chúng ta dứt khoát không muốn để những bài ca thành tro tàn. Chúng ta hát vì khóc không chưa đủ chẳng phải đầy nước mắt hay oán hờn. Chúng ta hát vì tin vào nhân loại vì sẽ vượt qua những thất bại khó khăn, vì con người được mặt trời công nhận vì ruộng đồng thơm hương mùa xuân vì lá cành và cây trái Tất cả câu hỏi đã được trả lời … Bản gốc: https://brainly.lat/tarea/37815694 16 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Bob Dylan Nobel Văn Chương 2016 ? Ngu Yên Năm 2016, Giải Nobel Văn Chương được trao cho Bob Dylan “vì đã tạo ra những cách diễn đạt thơ mới trong truyền thống ca khúc vĩ đại của Hoa Kỳ.” "for having created new poetic expressions within the great American song tradition." 17 Sự kiện Bob Dylan được trao Giải Nobel Văn Chương về thi ca gây ra nhiều tranh cãi, từ lãnh vực văn chương qua chính trị, xã hội. Cụm từ “created new poetic expression” bao gồm ca từ trên giai điệu, không chỉ ca từ như thơ. Cuối cùng, câu hỏi lớn nhất: Trong năm 2016 có rất nhiều nhà thơ lớn trên thế giới, được giới văn học ngưỡng mộ và độc giả yêu thích, vì sao hội đồng Nobel lại trao giải cho nhạc sĩ. Cho dù ca từ hay cách mấy, ý nghĩa sâu cách mấy, vẫn khó vượt qua những câu thơ để đời của các thi sĩ tài danh? Có lẽ đã biết vậy, hội đồng Nobel giài thích, giải Nobel được trao cho Bob Dylan vì hai lý do: Tạo ra cách diễn đạt thơ mới (và) cho truyền thống của ca khúc Hoa Kỳ. Lý do thứ nhất không đặt trọng tâm nơi sáng tác thơ mà chuyển sang nghệ thật diễn đạt thơ qua âm nhạc. Lý do thứ hai: Chỉ đóng khung trong dòng nhạc Hoa Kỳ? Không bao gồm thế giới? Phải chăng giải Nobel là giải không giới hạn quốc gia, sắc tộc? Chúng ta thấy ngay khiếm khuyết trong “ý nghĩ” của hội đồng Nobel. Riêng về bài diễn văn Dylan đọc trong ngày nhận giải thưởng, ông khởi đầu bằng câu: “Đầu tiên, Khi tôi nhận được [tin lãnh] giải Nobel Văn Chương này, tôi tự hỏi mình, các ca khúc của tôi liên quan chính xác như thế nào đến văn chương. …” (When I first received this Nobel Prize for Literature, I got to wondering exactly how my songs related to literature. […] ) và suốt cả một bài dài, không nghe thấy ông nhắc đến thơ. (Nguyên tác bàI diễn văn: https://www.nobelprize.org/prizes/literature/2016/dy lan/lecture/ ) Như vậy nghĩa là sao? 18 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Thoạt đầu, ông đã tự nghi ngờ về phẩm chất văn chương trong ca từ cùa các tác phẩm do ông sáng tác. Tiếp theo không nói gì về thi ca, cho thấy, đó không phải là lãnh vực sâu sắc và dày kinh nghiệm của ông. Luận lý này dẫn đến sự nghi ngờ về mức thang đánh giá văn chương của hội đồng Nobel trong năm 2016. Tuy nhiên, dù có nhiều bất đồng và bất mãn về giải Nobel trao cho Dylan, nhưng không ai có thể từ chối tài năng vượt trội của ông về ca khúc, nhất là ca từ. Những sáng tác của ông dày đặc ý nghĩa và ý tưởng đẹp, trải dài qua nhiều lãnh vực khác nhau trong đời sống. Bob Dylan không cần giải Nobel để minh chứng tài năng độc đáo của ông. Cùng thời với ông, ca nhạc sĩ Leonard Cohen cũng được ngưỡng mộ về ca từ thâm trầm và thi từ mang tính đương đại. Lẽ ra, Giải Nobel mà Bob Dylan nhận lãnh, phải là Giải Nobel âm nhạc. Bob Dylan Tên thật là Robert Allen Zimmerman (24 tháng 5 năm 1941 - ) Sinh quán: Duluth, Minne so ta. Vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Viết sách và tạo hình. Được xem như một trong số nhạc sĩ viết ca khúc đứng hàng đầu thời đương đại. Trong hơn 60 năm sáng tác ca khúc, những tác phẩm nổi bật đáng ghi nhớ trong thập niên 1960 như: Blowing in the Wind, 1963, (Bay theo gió cuốn); The Time They Are a Changin, 1964, (Thời gian là đổi thay), bài này gần như trở thành quốc ca cho phong trào nhân quyền. Năm 1963, Dĩa nhạc The Freewheelin’ Bob Dylan biểu lộ sự thoát ly dòng nhạc dân ca trước đó. Năm 1965, 1966, ông đưa ra một số tuyện tập nhạc 19 Rock, mang tầm quan trọng trong thập niên này, như: Bringing it All Back Home,1965, (Mang tất cả trở về nhà); Highway 61, 1965. (Xa lộ 61; Blonde on Blonde, 1966, (Tóc vàng với tóc vàng.) Sự thành công của ông vẫn tiếp tục trong những thập niên tiếp theo. Năm 1994, ông cho phát hành 8 cuốn sách về hội họa, bao gồm tranh vẽ bằng bút chì và tranh sơn dầu. Nhiều tác phẩm được trưng bày trong những phòng triển lãm tranh tên tuổi. Ông đã đoạt những giải như: Presidential Medal of Freedom, 10 lần giải Grammy Awards, Goden Globe Award, Academy Award. và The Pulitzer Prize Board 2008. Ông hiện diện trong Rock and Roll Hall of Frame, Nashville Songwriters Hall of Frame, The Songwriters Hall of Frame. Tuyển Chọn Ca Từ Của Bob Dylan Ghi: Dịch theo thơ, không dùng để hát. Blowin’ In The Wind, (1963): https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/blowininth ewind.html Cuốn Bay Theo Gió Một người phải đi qua bao nhiêu đường Trước khi được gọi là đàn ông? Chim bồ câu trắng phài vượt bao nhiêu biển 20 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Trước khi ngủ vùi trên cát? Đạn đại bác phải bắn bao nhiêu viên Trước khi bị ngăn cấm vĩnh viễn? Bạn ơi, câu trả lời theo gió cuốn bay Câu trả lời theo gió cuốn bay Ngọn núi tồn tại bao lâu Trước khi chìm xuống biển? Con người sống bao năm Trước khi được tự do? Một người quay mặt lại mấy lần Giả vờ như không thấy? Bạn ơi, câu trả lời theo gió cuốn bay Câu trả lời theo gió cuốn bay Một người ngẩn mặt lên mấy lần Trước khi thấy trời xanh? Một người cần có bao nhiêu tai Trước khi nghe người khác khóc? Bao nhiêu cái chết mới khiến anh quan tâm như vậy, chết quá nhiều? Bạn ơi, câu trả lời theo gió cuốn bay Câu trả lời theo gió cuốn bay 21 Only A Pawn In Their Game, (1964): https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/onlyapawn intheirgame.html Con Tốt Trong Bàn Cờ Viên đạn bắn từ lùm cây lấy máu Medgar Evers Ngón tay bấm cò nhắm tên anh ta Tay cầm ẩn núp trong bóng tối Bàn tay bắn tia lửa chớp ngời Hai mắt nhắm chăm bẵm Đằng sau bộ não của một người Không thể đổ lỗi cho người ấy Chỉ là con tốt trên bàn cờ Một chính trị gia miền nam thuyết giảng anh da trắng nghèo khổ “Anh có nhiều hơn dân da đen, đừng than phiền Anh có phước hơn họ, sinh ra làm da trắng” họ thanh minh Còn tên người da đen Được đơn thuần sử dụng Cho quyền lợi chính trị gia Khi ông nổi tiếng Anh da trắng vẫn nghèo Trong toa tàu chở công nhân Nhưng không thể đổ lỗi cho ông ấy 22 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Chỉ là con tốt trên bàn cờ Cảnh sát, quân đội, thống đốc được lãnh lương Cảnh sát trường, công an, cũng vậy Còn anh da trắng nghèo dùng tay như dụng cụ Dạy học trong trường Từ lúc sinh ra đã theo quy tắc Luật pháp giữ bên mình Để bảo vệ da trắng Để giữ lòng căm ghét Vì vậy, không bao giờ nghĩ sâu xa Về mẫu mực anh đang sống Những không thể đổ lỗi cho anh Chỉ là con tốt trên bàn cờ Từ căn nhà lụp xụp khốn đốn Anh nhìn vết nứt trên đường rầy Móng chân đập mạnh trong tâm trí Anh được dạy đi chung đám đông Bắn trong đám đông Với quả đấm siết chặt Để treo cổ để hành hình Để trốn dưới mũ trùm Để giết không cảm giác như chó bị xích xiềng Anh không cần có tên 23 Nhưng không thể đổ lỗi cho anh ấy Chỉ là con tốt trên bàn cờ Hôm nay, Medgar Evers được chôn vì trúng đạn Họ hạ anh xuống huyệt như một vị vua Nhưng khi mặt trời phủ bóng trên người đã bắn Anh thấy bên ngôi mồ của hắn trên tàn tích mộ bia khắc cạnh tên người chết Chỉ là con tốt trên bàn cờ Rainy Day Woman #12 & 35, (1966): https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/rainydayw oman1235.html Phụ Nữ Trong Ngày Mưa #12 & 35 Họ sẽ ném đá khi em đang cố làm người tốt Họ sẽ ném đá như đã tuyên bố sẽ thi hành Họ sẽ ném đá khi em đang cố trở về nhà Họ sẽ ném đá khi em một mình ở đó Nhưng t6i không cảm thấy cô đơn Mọi người đều phải bị ném đá 24 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Họ sẽ ném đá khi em đi trên đường Họ sẽ ném đá khi em cố ngồi xuống Họ sẽ ném đá khi em đi trên sàn nhà Họ sẽ ném đá khi em đi vào cửa Nhưng tôi không cảm thấy cô đơn Mọi người đều phải bị ném đá. Họ sẽ ném đá khi em đang ăn sáng Họ sẽ ném đá khi em sung sức có tài năng Họ sẽ ném đá khi em đang cố làm kiếm tiền Họ sẽ ném đá rồi chúc em may mắn Nói cho em biết, tôi không cảm thấy cô đơn Mọi người đều phải bị ném đá. Họ sẽ ném đá rồi tuyên bố kết thúc Họ sẽ ném đá rồi trở lại ném đá Họ sẽ ném đá khi em đang lái xe Họ sẽ ném đá khi em chơi đàn thùng Vâng, nhưng tôi không cảm thấy cô đơn Mọi người đều phải bị ném đá Họ sẽ ném đá khi em đi một mình Họ sẽ ném đá khi em đi về nhà Họ sẽ ném đá rồi khen em can đảm Họ sẽ ném đá khi em nằm xuống mộ 25 Nhưng tôi không cảm thấy cô đơn Mọi người đều phải bị ném đá The Man In Me (1970) https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/themanin me.html Người Đàn Ông Trong Tôi Người đàn ông trong tôi sẽ làm hầu hết nhiệm vụ Và đòi hỏi rất ít khi trả công 26 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Phải có một phụ nữ như em Mới hiểu được người đàn ông trong tôi Mây bão tố đang vây quanh trước cửa Tôi tự nhủ, không chịu đựng được nữa Phải có một phụ nữ như em Mới tìm thấy người đàn ông trong tôi Nhưng, ô, thật là cảm giác kỳ diệu Dù chỉ biết em đang gần kề Khiến con tim tôi khiêu vũ Từ ngón chân lên tận vành tai Người đàn ông trong tôi đôi khi ẩn trốn không muốn ai nhìn Chỉ vì ông không để bản thân biến thành bộ máy Phải có một phụ nữ như em Mới hiểu được người đàn ông trong tôi Bucket Of Rain, (1975) https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/bucketsofr ain.html Thùng Nước Mưa Thùng nước mưa Thùng nước mắt 27 Hãy lấy hết các thùng đang đầy trong tai tôi Thùng ánh trăng trên tay Em yêu dấu, em đã lấy hết tình yêu Tôi vẫn còn đứng vững Tôi hiền lành Và cứng như cây Sồi Tôi thấy nhiều người xinh đẹp biến mất như làn khói Bạn bè sẽ đến bạn bè sẽ nhạt nhòa Em yêu dấu, nếu em muốn Tôi sẽ ở đây Tôi yêu nụ cười và móng tay em Tôi yêu hấp lực bờ mông em di chuyển Tôi yêu kiểu có duyên khi em nhìn Tất cả mọi thứ từ em Gây cho tôi khốn khổ Toa xe nhỏ màu đỏ Xe đạp nhỏ màu đỏ Tôi không phải là khỉ nhưng biết mình thích thứ gì Tôi yêu kiểu em yêu tôi mạnh bạo mà chậm rãi Em yêu dấu, khi tôi đi Hãy đi cùng với tôi 28 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Sống là đau buồn Đời là tan vỡ Ta chỉ có thể làm những gì phải làm Ta chỉ làm những gì phải làm và làm cho tốt Em yêu dấu, tôi sẽ làm vì em Em biết không? All Or Nothing At All. 2016 https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/allornothin gatall.html Tất Cả Hoặc Không Có Gì Tất cả hoặc không có gì Một nửa tình yêu không bao giờ hấp dẫn tôi Nếu tim em không bao giờ yêu tôi Tôi thà không có gì cả Tất cả hoặc không có gì Nếu đã yêu, không có gì ở giữa Tại sao lại khóc vì chuyện này có thể xảy ra Không, tôi thà không có gì cả Làm ơn đừng kề môi vào má tôi Đừng cười, tôi sẽ thất lạc không thể quay lại Nụ hôn trong mắt em Vuốt ve từ tay em 29 Làm tôi yếu đuối Và trái tim xây xẩm ngã nhào Nếu bị mê hoặc bởi em mời gọi Tôi sẽ chìm xuống dòng nước ngầm Em thấy không, tôi phải từ chối “Không, không” Hoặc tất cả hoặc không có gì How Deep Is The Ocean, 2017 https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/howdeepis theocean.html Đại Dương Sâu Thế Nào Tôi yêu em nhiều bao nhiêu? Tôi không gian dối Đại dương sâu thế nào? Bầu trời cao ra sao? Nhớ em bao nhiêu lần mỗi ngày? Bao nhiêu hoa hồng ướt nhẹ sương đêm? Tôi phải đi bao xa Để đến nơi em chờ? Hành trình này bao xa Từ đây đến tinh tú? 30 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Nếu có bao giờ thất lạc em, tôi sẽ khóc bao lâu? Đại dương sâu thế nào? Bầu trời cao ra sao? Tôi phải đi bao xa Để đến nơi em chờ? Hành trình này bao xa Từ đây đến tinh tú? Nếu có bao giờ thất lạc em, tôi sẽ khóc bao lâu? Đại dương sâu thế nào? Bầu trời cao ra sao? Why Was I Born, (2020) https://www.azlyrics.com/lyrics/bobdylan/whywasib orn.html Tại Sao Tôi Sinh Ra Tại sao tôi sinh ra cho tôi biết tại sao tôi sống Tôi đã cho và đang cho cái gì Tôi muốn điều gì có gì cho tôi hy vọng Tôi hy vọng điều gì ước gì tôi có thể biết Tại sao tôi cố níu kéo em đến gần Em yêu, cho tôi biêt tại sao tôi khóc Vì em chẳng bao giờ nghe tôi 31 Thật tội nghiệp thằng ngốc Tại sao tôi sinh ra đời để yêu em Tại sao tôi cố níu kéo em đến gần Em yêu, cho tôi biêt tại sao tôi khóc Vì em chẳng bao giờ nghe tôi Tôi là thằng ngốc tội nghiệp Nhưng tôi có thể làm gì, làm gì Tại sao tôi sinh ra đời để yêu em 32 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Phiếm Luận Phần I Từ Hay Hát Đến Hát Hay Ngu Yên 1. “Hát hay không bằng hay hát.” Câu nói này của người Việt, không hiểu là khen thưởng hay khuyến khích hoặc nói cho vừa lòng nhau. Tuy nhiên, người nghe câu nói này, thường cảm thấy sung sướng. Đời sống, có người thành công trong thực tế, có người thành công trong giấc mơ. Bạn tôi nói, đêm qua, tao thấy tao hát trên sân khấu Thúy Nga lộng lẫy, đã quá trời. Hay hát đến độ nhập tâm, đang ngủ cũng hát, là một trạng thái hạnh phúc, tối thiểu là hạnh phúc chiêm bao. Bất kỳ loại hạnh phúc nào cũng cần thiết cho kiếp người. Ngày xưa, tôi nghe nói, mỗi người Việt là mỗi thi sĩ. Không biết đúng hoặc sai. Nhưng ngày nay, chúng ta có thể nói, mỗi người Việt là mỗi ca sĩ. Từ đầu thập niên 1990, phong trào Karaoke bùng nổ, dậy sóng trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Tức là khoảng 15 năm sau khi dàn nhạc Karaoke ra đời, (1975), do nhà kinh doanh Roberto Del Rosario người Phi Luật Tân đầu tư vào thị trường giải trí. Tiền thân là bộ máy “8 Juke” do Daisuke Inoue thiết kế, một nhạc sĩ người Nhật. Trước nữa, bắt nguồn từ chương trình truyền hình “Sing Along With Mitch" (Hát với Mitch.) Tưng bừng, hầu hết nhà nào cũng sắm một bộ máy Karaoke để giải trí và mộng mơ suốt tuần, Ngày thường thì mơ một mình. Cuối tuần, tập trung, mơ chung. Bộ máy trở thành một thứ gì đại diện cho 33 mức độ văn minh, khả năng hội nhập nền văn hóa mới. Những người tị nạn, di dân, di trú mới vào Hoa Kỳ, còn ướt chưa ráo. Còn vàng vàng ngã màu xám xám, chưa có hào quang. Không nhiều thì ít, Karaoke đã làm cho dân ta phấn khởi, hòa hợp, hơn là viết báo, rải truyền đơn chửi bới nhau trong giới tranh giành quyền lực chính trị và giới chen lấn kinh doanh. Giới ca hát hòa bình và khen nhau hát hay rối rít. Ai cũng vui, cho dù tận thâm tâm, một số người nhìn nhận mình hát dở. Nhưng không sao: Hát hay không bằng hay hát. Người hay hát luôn luôn kỳ vọng, mình sẽ hát hay hơn. Chẳng phải đây là một điều cần thiết cho tâm lý? Bất kỳ là hy vọng gì, cũng sẽ làm sân cỏ trước nhà xanh hơn hôm qua, Người nào trời sinh đã có giọng hát tốt, đã từng hát đó đây, hát trong nhà thờ, nhà chùa, đền bà Chúa, hát sinh nhật, hát đám cưới, lúc này, có thêm Karaoke, như diều gặp gió, như cá sấu mọc thêm răng, như trẻ em được bồng lên cao giữa đám đông cho mọi người thấy mặt. Chẳng phải đây là chuyện vui vẻ, may mắn, mà không phải ai muốn cũng được? Nếu muốn, cũng có thể được. Vì Karaoke có nghĩa chính thức như thế nào, tôi không rõ, nhưng nghĩa Việt thì tôi biết: “Ca ra, ô kê.” Hát ra là nghe được liền như mì gói nhúng nước sôi. Nhưng nghĩa thâm thúy hơn: Cứ ca nhiều sẽ thành ca sĩ. Phong trào Karaoke thịnh hành ngoài nước, trong nước từ đó đến nay, ngót đã hơn 30 năm. Được luyện tập lâu dài như vậy, đó là lý do chúng ta nghe, mỗi người Việt là mỗi ca sĩ. Cho dù hát không ai nghe, chúng ta cũng có thể nói như các nhà thơ chán đời: viết không cần ai đọc. Nhớ lại những dàn Karaoke thuở ban đầu, tôi cũng phải khâm phục khả năng sáng kiến của một số 34 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ người. Lúc đó, đa số người mình tuy thiếu tiền nhưng dư công. Có anh, bỏ giờ ra cưa đục, tự quấn dây đồng, làm thành những bộ loa nặng nề, sơn đen láng bóng, trông ác liệt. Bắt ít đèn nháy sau màn lưới ở mặt loa, hiện đại, âm u, Tuy âm thanh hơi rền nhưng đối với chúng tôi có tai nghe tiếng động, tiếng súng, tiếng xe, tiếng đại bác, thì tiếng rên rền ra vẻ có echo tự nhiên, đã là quá hay. Vài người rán làm overtime để dư tiền, đặt anh làm vài bộ loa tương tựa. Nhưng tôi rất thích thú một anh bạn khác, không mất nhiều sức lao động. Đã ra Radio Shack mua cả trăm chiếc loa nhỏ, rẻ tiền, không có hộp. Khắp nhà anh, bất kỳ một nơi nào có thể che giấu, anh sẽ đặt một cái loa hoang dại vào đó. Chạy dây dưới thảm, leo lên trong tường, chui ra ẩn núp rồi gắn vào loa một cách bí mật. Tôi gọi là loa nằm vùng, vì không thể biết chúng ở đâu. Khi hát lên, toàn nhà, từ bếp, phòng ngủ, phòng tắm, phòng khách, …. đồng loạt lên tiếng. Tất nhiên là không ô kê tuyệt đối vì loa dở, nhưng tương đối và đáng khâm phục. Khi đèn màu bật lên, khi đèn tím làm hàm răng trắng toát, thì xập xình không thua gì phòng trà. Tôi không nghĩ, vợ con anh có thể tìm một nơi nào ẩn núp mà tiếng hát không thể tìm đến. Nhất là những khách đi họp hát, thường trốn vào phòng vệ sinh hay ra ngoài hiên hút thuốc để tránh nghe ai đó đến phiên lên sân khấu. Họ đã lầm, dù tị nạn nơi nào vẫn không thể thoát được tiếng loa nằm vùng. Các anh bạn đó đều là những tay chuyên luyện, chuyên nghiệp Karaoke. Nói đến việc tập hát Karaoke, tôi nghĩ, có lẽ không có công việc gì mà một số lớn người Việt có thể tự nguyện tập luyện hăng say như vậy. Thời giờ dùng để tập hát, có lẽ, ngang ngửa với thời giờ xem phim bộ. Say mê. Tưởng tượng. Đi làm về, bật 35 máy lên hát. Ngủ dậy, vừa thay đồ vừa hát lập đi lập lại kẻo quên giai điệu. Tắm hát. Lái xe hát. Vào sở làm, hát lén. Ăn trưa ngồi một mình, hát lẩm bẩm. Tôi có một anh bạn, ngày thường cũng như cuối tuần, ngoài những lúc đi họp hát, lúc nào cũng thấy anh ngồi thẳng thóm nơi ghế sa lông dài, nhìn chăm chăm vào máy truyền hình, miệng hát và tự làm duyên một mình, tay đưa lên diễn tả như đang đứng trên sân khấu. Vợ anh ta than phiền, Ổng không làm gì hết. Tối ngày ngồi một chỗ hát đến nổi lủng luôn ghế da. Năm xưa, vợ chờ chồng đi chinh chiến đến nổi hóa đá. Nay, vợ chờ chồng ca hát, lạnh lẽo gối giường. Khuya khoắt mới chịu vào ngủ. Bạn tôi đến nay đã thành ca sĩ đối với một số thân hữu có giới hạn. 2. Karaoke gồm có hai phần: Ca ra thuộc về hát. Ô kê thuộc về nghe. Khi buồn, người khóc; khi vui, người cười; khi giận, người la; khi muốn, người nói. Như vậy, hát là khi nào? Nếu nói có mục đích chính là chuyển ý nghĩ của mình đến người nghe, thì hát có mục đích truyền đạt và chia sẻ cảm xúc của mình. Dù là ca sĩ chuyên nghiệp hay người hát cho nhau nghe đều giống nhau ở căn bản chia sẻ cảm xúc qua ca từ và cách diễn đạt vẻ đẹp điều hay của ca khúc. Nói một cách kỹ thuật, hát là truyền đạt ý nghĩa của bài nhạc và hỗ tương cảm xúc giữa người hát và người nghe. Hỗ tương, có nghĩa bánh đúc trao đi bánh chì trao lại. Như vậy, trước hết, đối với người hát tài tử, hát khi có cảm xúc. Hoặc hát khi tạo ra cảm xúc. Hai việc này xảy ra cùng một lúc. Hát khi muốn giao tiếp cảm xúc, trước khi muốn những thứ 36 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ khác. (Thông thường, khi muốn biểu diễn với khán giả, cảm xúc sẽ bỏ chạy, hoặc thụt lui, đứng sau người hát.) Sau đó, mới đến việc giải trí và thuyết phục người nghe. Đứng chót là làm le, tự hào về tiếng hát, nghĩ rằng, có cơ hội vượt thời gian. Tiếc rằng, nhiều người hát đã mang tiết mục đứng chót lên hàng đầu. Dưới áp suất của hoang tưởng khiến cho những lời khen của bạn bè, hàng xóm, người thân, người đeo đuổi ái tình, trở thành những lời chấm điểm của các bậc chuyên môn âm nhạc trong chương trình American Idols. Phải cẩn thận đừng để ưu điểm của Karaoke trở thành khuyết điểm. Trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và hát miễn phí dù hay hơn ca sĩ là hai chuyện khác nhau, có nhiều chi tiết khác nhau, tương tựa như cũng là vợ, nhưng vợ lớn và vợ bé khác nhau, cho dù vợ này có thể đẹp hơn vợ kia. Ca sĩ chuyên nghiệp thông thường rất nhạy cảm, bộc phát tâm tình một cách tự nhiên mỗi khi họ hát, cho dù một bài hát đã hát rất nhiều lần, mỗi lần mỗi khung cảnh, mỗi tâm tình, vì vậy, cùng một bài hát có khi họ hát hay hơn ở nơi này mà kém hơn ở nơi khác. Mức độ truyền đạt ý nghĩa và khả năng giao tiếp của cảm xúc tạo ra hiệu quả khác nhau. Hoặc thay vì tạo ra cảm xúc, họ có khả năng giả cảm xúc. Tùy mức độ và tài năng giả mà người nghe có thể chia sẻ cảm xúc của người hát hay không. Tệ nhất, là giả ướt át, nức nở, như quẹt dầu cay lên mắt để ứa lệ khi ngân nga: Nỗi buồn ai hay, khi mình chia tay, xa cách nhau rồi… Có một số bậc thang nghệ thuật và chi tiết kỹ thuật để thẩm định một người hát hay hoặc hát với điểm khuyến khích. Điểm căn cứ đầu tiên là cảm xúc và truyền đạt: Người hát có “delivery” ca khúc đến người nghe hay không? Từ “delivery” không có chữ tương đương đúng nghĩa trong tiếng Việt. Tạm gọi 37 là “phân phối giao hàng bày tỏ” với khán giả. Nhưng đúng hơn, tuy khó nghe, tuy chưa quen, tuy góc cạnh, đó là định nghĩa trong trường hợp hát: “delivery” là sinh đẻ. Người hát có sinh ra ca khúc cho người nghe hay không? Sinh ra? Nghĩa là mỗi lần hát là mỗi “em bé" có thân xác và linh hồn riêng biệt. Dù hát một ca khúc nhiều lần không có nghĩa cứ đẻ đi đẻ lại một em bé giống nhau y hệt. Tôi đề nghị nếu bạn nào muốn tìm hiểu rõ hơn, mời đọc bộ sách của Royal Stanton, MA đại học California, Los Angeles, với hơn 40 năm dạy thanh nhạc từ cổ điển đến pop, rock, jazz … Bạn sẽ lưu ý: Hát là sáng tạo một ca khúc quen thuộc thành một ca khúc riêng tư và độc đáo. (Delivery = sinh ra = sáng tạo.) Mỗi người lại có mỗi giọng hát khác nhau, từ bẩm sinh. Phần luyện tập sẽ làm cho điêu luyện hơn, kỹ thuật hơn, chính xác hơn, hài lòng hơn … nhưng cây cam sẽ ra trái cam, cây khế sẽ ra trái khế. Cây xoài không thể mọc trái ổi, dù cố treo trái ổi lên gió sẽ thổi rụng. Tuy nhiên, trái cam có thể làm cho ngọt hơn, trái khế lớn hơn, trái xoài thơm hơn … Hát là đưa khí từ bụng (đan điền) lên phổi qua dàn nếp nhăn ở thanh quản rồi mới được lưỡi, răng và môi công suất ra ngoài. Đừng tưởng răng không quan trọng. Thử lấy hàm răng giả ra, âm thanh hát thiếu màn chắn hỗ trợ, phát âm sẽ nghe nhiểu nhảo. Điều này muốn chứng minh, răng thưa, răng ngắn … có ảnh hưởng đến phẩm chất phát thanh. Mũi là lỗ thông hơi khi không khí bị nén ở môi răng và lưỡi. Đó là lý do chúng ta nghe lời phê phán: Hát gì giống như bị người khác bịt mũi. Còn hát bị bóp cổ là sao? Thông thường là do học hát theo lối cổ điển chưa thành tài hoặc có thói quen để âm hát vọng bên trong phần sau của hốc miệng, thay vì 38 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ cho hơi thông ra một cách tự nhiên. Nghe tiếng hát đó, nhất là lúc lên cao, quả thật bị bóp cổ. Có người nói rằng tôi thích hát khi tắm hoặc lúc lái xe. Lúc đó, nghe mình hát rất hay, rất cảm, mà lúc đông người thì hát không được như vậy. Ông Royal Stanton nói rằng, chuyện đó bình thường. Do thiếu tự tin, bị tâm lý tấn công. Hát một mình không cần nhạc, không ai nghe, tha hồ tung hoành theo ý muốn, nhất là cảm xúc. Vì vậy, dễ cảm thấy hay. Khi ra đám đông, tự nhiên sẽ bị áp lực. Nếu trong đám đông có người hát hay, có người hay chê, có tình nhân ngắm nghía, áp lực còn nặng nề hơn nữa. Hát với dàn nhạc lạ, không vững nhịp, không thuộc lời, không mong các nhạc sĩ chơi đàn cứu vớt, tôi nghĩa rằng chưa đánh đã bại, chưa ca đã rớt. Hát Karaoke, chúng ta không biết màu sắc của âm thanh là gì? vẻ đẹp của giọng hát ra sao? Hoa mùa xuân màu sắc khác lá mùa thu. Vẻ đẹp âm u của Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa, khác với vẻ đẹp rạo rực Đừng Xa Em Đêm Nay. Nếu muốn có vẻ đẹp khác thì tâm tư của người hát phải khác. Các bạn có để ý, hầu hết những người có vợ con êm ấm, chồng con âu yếm, lại thường xuyên hát những bài chia ly, tan vỡ, khóc cho một cuộc tình ??? Và xin theo dõi khi họ hát. Mắt môi tứ chi đầy tâm sự. Sao vậy??? Chuyện gì xảy ra ??? Hát Karaoke, chúng ta lo chạy đuổi theo nhạc, theo lời, nên quên mang theo cảm xúc. Nếu có mang theo thi không biết cách điều khiển. Cảm xúc như một sinh vật của bản năng, thả nó chạy tự do, sẽ phát ra âm thanh man rợ. Trói buộc nó quá, sẽ trở thành tiếng vọng từ đáy vực. Điều khiển cảm xúc trong lúc hát là kinh nghiệm nghệ thuật mà hầu hết các ca sĩ thành danh đều thẩm thấu, dù mỗi người 39 có mỗi cách điểu khiển riêng. Tương tựa như vợ điều khiển chồng, mỗi người mỗi cách đều đưa đến hiệu quả, tuy mỗi chồng mỗi vẻ, nhưng đều nghe vợ (thường là không tự biết) dù lơ là nhưng răm rắp. Kết quả, gia đình yên vui. Những người vợ đó biết nghệ thuật phối hợp và biết quản trị vô thức của chồng. Người Mỹ thường gọi những người hát không có khả năng phối hợp để trình bày bài hát là “bad singer’, người ca ra không ô kê. Còn người hát mà không nương nhờ vô thức mà bay là phi công đi bộ. Ông Staton đề nghị, muốn hát hay, muốn sinh ra ca khúc, phải đòi hỏi một số điều kiện nhiều hơn là tập hát. Phải có một số phẩm chất để tiếng hát được công nhận có giá trị, để thuyết phục đa số người nghe. Dù hát ngày hát đêm nhưng nếu không đủ những điều kiện hoặc phẩm chất đó thì chỉ là hát mua vui vì đời ngắn ngủi. “Hay hát không thể bằng hát hay.” 3. Hay hát hoặc là hát hay đều có lý do, hoặc lộ liễu hoặc thầm kín. Người hát có khi biết, có khi không biết, chỉ cảm thấy thích hát. Thích hát là một nhu cầu tâm lý trong vô thức. Cho dù là ca sĩ chuyên nghiệp, hát vì sinh kế, nhưng nếu hỏi rằng, có rất nhiều chuyện làm, tại sao lại chọn nghề ca hát? Nhu cầu tâm lý này đã có từ lúc nhỏ, có lúc bẩm sinh, như đa phần được xây dựng bởi gia đình và môi trường sống. Khi buồn chán, hát lên vài câu, cảm thấy ngui ngoai. Đang mệt mỏi, nghe một bản nhạc vừa ý, sẽ cảm thấy khoẻ lại. Đang bình thường, bỗng dưng, hát lên những câu nhạc thích thú, sẽ thấy đời sáng sủa. Không có quân trường nào mà người lính 40 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ không hát những bài hùng ca. Không có nhà tù nào mà không nghe tiếng hát. Không có mối tình nào mà không liên quan đến một ca khúc gì đó, để suốt đời, mỗi lần nghe ai hát, bỗng dưng: hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không biết vì sao tôi buồn … Nhạc để hát hoặc nghe đều đem đến cho chúng ta khả năng chữa trị tâm lý. Thực tế, khi một người say sưa hát, mê man hát, cơ thể người đó tiết ra chất Endorphins, giúp sức khỏe, sáng trí hơn một chút, và vui hơn. Hát làm cho thần kinh và tâm tư sinh hoạt, đánh tan chán nản, trầm cảm. Hát nhiều không có hại gì, miễn đừng “hành hạ” lỗ tai người khác một cách quá đáng. Hát cũng là một cách trị liệu trí nhớ. Những ai chớm bị Alzheimer nên hát suốt ngày, hát theo bài bản, không phải hát nghêu ngao. Hát là một cách nói những gì khó nói hoặc nói không ra lời. Phải không? Nếu một người nhìn một người sâu thẳm, sắc mặt mơ màng, tay cầm đàn thùng, hát lên: Yêu ai, yêu cả một đời… Có nghĩa là gì? Hát là kinh nghiệm cơ bản của con người. Con vật không biết hát. Một số nghệ sĩ yêu mến âm nhạc đã nói rằng, sống là để hát. Nghĩ cho cùng, nếu mỗi người Việt là mỗi ca sĩ tài tử đúng nghĩa, thì chúng ta sẽ bớt chia rẻ, kình cãi và xâu xé lẫn nhau. 41 Phiếm Luận Phần II Nghe Và Đánh Giá Tiếng Hát Ngu Yên 4. Nghe. Trở lại đề tài Karaoke, “ca ra” thuộc về hát, “ô kê” thuộc về nghe. Có nghĩa, hát và nghe là giao tiếp. Người hát truyền dẫn cảm xúc hay, lôi cuốn, người nghe hưởng ứng nhiệt tình. gây cho người hát gia tăng cảm xúc, thêm hứng khởi, hát tận tình. Trong suốt khoảng thời gian trình bày ca khúc, sự hỗ tương giữa hát và nghe là động cơ làm cho bài trình diễn đó đạt được giá trị cao. Cứ tưởng tượng hát và nghe như một đôi tình nhân hẹn hò trong năm cho tới bảy phút. Nếu lơ là, tiêu cực, những phút giây vàng ngọc sẽ qua nhanh. Muốn khoảng khắc đó trở thành một kỹ niệm đáng nhớ, hai người phải tích cực, chú ý đến nhau. Hầu hết những buổi họp hát Karaoke của người Việt, số người hát gần bằng số người nghe. Họ quen nhau, hát với nhau nhiều lần. Biết bài tủ, bài tẩy của nhau. Nghe lập lại, nhàm, mất hứng. Do đó, mạnh người hát say sưa hát, mạnh người nghe phất phơ không nghe. Mục đích trở nên vô lý, hát cho nhau nghe trở thành hát không ai nghe, nhưng chẳng sao, vẫn hát, vì “đời vốn đã phi lý.” Một điểm vô lý đặc sắc khác, dù không mấy ai nghe, người hát vẫn cảm thấy sung sướng và lần sau lại mời mọc nhau họp hát. Karaoke Việt đã 42 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ phá vỡ quy tắc “cảm xúc hỗ tương.” Để dần dần mệt mỏi, nghe nhau hát đến chán chường. Kết quả, không tan cũng rả. Nhưng, như con nhộng hóa thân thành bướm. Karaoke bị chê, biến dạng thành Hát Cho Nhau Nghe với nhạc sống, tổ chức tại gia hoặc bay đến các phòng trà, vũ trường hạng B, về đêm. Hát với nhạc sống, thông thường chỉ có keyboard và guitar, thỉnh thoảng có trống, như vậy đã là thăng cấp. Phong trào này cũng rầm rộ không kém gì thuở ban đầu của Karaoke. Có phần vượt trội vì có cảm giác cao sang và giống ca sĩ hơn. Về mặt tâm lý, hiệu quả này tốt gấp trăm lần cờ bạc rượu chè hoặc buồn bã đi lang thang. Hát nhạc sống, có nhạc sĩ đuổi theo, vớt lúc lọt nhịp, gia tăng echo vang, echo nhái, tiếng hát mơ màng, nghe ngân nga vang nhái khắp phòng. Dưới ánh đèn màu nhấp nháy xoay cuồng, đâu có thua gì ca sĩ trên sân khấu lớn. Chỉ một chai nước lạnh hoặc một chai bia, có thể vui chơi, ca hát, nhảy đầm, suốt bốn, năm tiếng đồng hồ, có giải trí nào vừa rẻ, vừa tập thể dục tốt cho tim mạch cơ bắp, vừa được hát thông phổi, được đa số người lạ nghe, vỗ tay, tìm đâu ra loại giải trí như vậy? Sống phải chăng là lục lọi hạnh phúc? Vui chơi ca hát nhảy đầm cũng đóng góp vào vốn liếng xây dựng tình cảm, miễn đừng dây dưa với ái tình nào không thuộc về mình. Nhưng thời giờ vui chơi có giới hạn, mà người tham dự càng ngày càng đông, đến không kịp ghi tên sớm thì suốt buổi phải ngồi nghe, không được hát. Ghi tên rồi, chỉ hát được một lần, mất công dùi mài kinh sử, chải chuốt áo quần. Nếu để ý quan sát, sẽ thấy rất nhiều cặp, nhiều nhóm, vừa hát xong là lặng lẽ ra về, vì họ biết không có lần hát tới. 43 Những người ngồi lại hầu hết to nhỏ chuyện riêng tư, cụng vài lít bia và nhai xoài cốc ổi hoặc nghêu sò ếch dế. Như vậy là “Hát Cho Nhau,” không có chữ “Nghe.” Một lần nữa, chúng ta thành lập quy tắc: Hát không cần nghe. Muốn họp hát Karaoke hoặc Hát Cho Nhau Nghe được thành công, có ba điều căn bản nên thực hiện: 1- Nhân số người hát không thể quá nhiều, để người hát được hát lại vài lần. Có người than phiền với tôi, được mời đi hát mà chỉ hát một lần, chua miệng. 2- Luôn luôn phải có một số người mới tham dự, số người mới phải chiếm 50%. Trong liên hệ tình cảm, người mới chỉ cần nhìn nhau, dòng insulin sẽ dâng trào một cách tự nhiên. Chất này gây “phê” khi hát. Nhưng nhiều insulin quá thi không tốt. 3- Không được hát bài đã hát rồi. Những người đã từng tham dự, mỗi lần nên hát bài mới. Như vậy sẽ tự luyện trí nhớ tốt, thuộc nhiều bài, dễ gây lòng hãnh diện, và không gây nhàm chán. Đi đến kết luận, hát không phải là vấn đề mà nghe, thưởng ngoạn, là vấn đề nan giải của người Việt trong phong trào Cara-không-oke và Hát Không Ai Nghe. Tại sao? 5. Đánh Giá. Hầu hết người Việt nghe nhạc nhưng không thật sự thưởng thức nghệ thuật âm nhạc. Nghe nhạc vì thói quen, nghe nhạc vì kỹ niệm, nghe nhạc vì có mặt nên phải nghe. Trong thực tế, nghe nhạc là 44 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ quyền của mỗi người. Ai muốn nghe như thế nào, tùy ý. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc nhở nhau một khía cạnh: nên cẩn thận lời khen. Nghe nhạc theo theo cảm tính: bạn bè, người quen hát tạm được, khen rối rít, khen lịch sự, khen để được khen lại, khiến người nghe, nghe khen nhiều lần, tưởng thật. Tưởng thật tạo nên ít nhất một điều bất tiện, từ đó, nhiều người khác bị bắt phải nghe. Hát hay như ca sĩ hay, không phải dễ. Thấy người này dễ thương, hát sai cũng khen. Thấy người kia dễ gai, hát hay cũng chê. Nghe nhạc theo sở thích: nếu không đúng loại nhạc ưa thích, nếu không phải bài nhạc quen thuộc, chê nhiều hơn khen. Những lời khen chê kiểu này không có giá trị, hơn nữa, làm mất giá trị của người nói. Nghe nhạc cũng như nhiều thứ khác, khi có kiến thức và kinh nghiệm sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hơn. Biết phân biệt ca khúc nào là Art song (nhạc nghệ thuật) và ca khúc nào là nhạc dễ nghe (easy listening). Phân biệt được Blue và Jazz đã đành, phải nghe ra sự khác biệt giữa light rock và jazz rock, sự khác biệt giữa dân nhạc và dân ca và nhạc sến. Muốn thưởng thức nhạc, hưởng thụ vẻ đẹp nét hay của bài ca, trước hết phải lắng nghe. Quan điểm bình dân phổ biến nhất của thưởng thức là một ca khúc phải mang mức độ ý nghĩa nào đó với một giai điệu có giá trị, được trình bày với giọng ca trơn tru, đúng nhịp, cử chỉ, hành động khi trình diễn ăn khớp với bài hát, nghe và xem cảm thấy hài lòng. Đó là một tiết mục hay. Hay kiểu này là vượt qua được vòng loại, vào bán kết. Muốn đánh giá một người hát hay, cứ tưởng tượng như đang làm giám khảo. 45 Mạng lưới của Bemorchestrator về giám định tài năng thi hát, viết rằng: Do not even consider thinking of giving singers a good score just because of his or their gimmick on stage. (Đừng nghĩ đến việc cho người hát điểm cao chỉ vì những mánh lới trên sân khấu.) Nghĩa là một người hát nên tập trung vào việc hát, còn những phụ tùng ưỡn ẹo, làm duyên, kiểu cọ, sẽ bị bớt điểm. Một giọng ca hay, một người hát hay phải đạt được một số điều kiện về kỹ thuật và nghệ thuật ca hát. Đứng từ góc độ của một người bình thường nghe nhạc, mức độ thưởng thức hơn trung bình, đây là những điểm cần lược qua để công nhận một giọng hát hay, một người hát hay, đậu bán kết, được vào chung kết. 1. Chất giọng. Phẩm chất này bẩm sinh. Giọng trầm, giọng cao, giọng khàn, giọng dễ thương, giọng mỏng, … Mỗi chất giọng sẽ phù hợp với một loại nhạc này nhiều loại nhạc khác. Ví dụ, giọng khàn hát nhạc Blue, Jazz thì phù hợp hơn hát thánh ca. Giọng cao thích hợp với nhạc có giai điệu cổ điển. Người hát hay, trước tiên là người biết chọn những bài hát phù hợp nhất với chất giọng của mình. Một bản nhạc người khác hát hay, không có nghĩa mình sẽ hát hay theo. Hát hay, trước hết, phải có chất giọng độc đáo (như Nguyên Khang). Thứ đến là chất giọng tròn trịa (như Trần Thái Hòa). Nếu chỉ có chất giọng bình thường, lúc này rất cần kỹ thuật và nghệ thuật giúp đỡ. Khi không nắm vững vấn đề, có rất nhiều người buồn bã, giận đời vì nghĩ rằng mình hát quá hay mà sao “thiên hạ” không biết thưởng thức. 2. Pitch (nốt cao) và nhịp điệu. Hát mà trật nốt cao, lên không đúng, giữ độ cao không được theo độ dài là điểm đầu tiên bị đánh rớt. Hát lơ lớ mà 46 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ không biết, có thể vì tự nghe tiếng hát của bản thân không chỉnh, nên phần não bộ không điều khiển thanh quảng phát thanh đúng mức; cũng có thể vì tập không kỹ. Hát sai nhịp cũng không thể làm ca sĩ. Người tập bằng Karaoke thường vấp hai lỗi này. Hát trật nốt và sai nhịp vì Karaoke không chủ trương luyện tập, chủ yếu giúp những ai không biết gì về nhạc, cứ theo ca từ và nhái theo giọng dẫn đường sẵn có. Hát cho thành thói quen. Từ đó cứ như vậy mà hát. Người nghe hát sành điệu có thể nhận ra ai là ca sĩ thuộc phái Karaoke. 3. Khảng cách cao và thấp của giọng hát. Một người hát hay phải có khả năng hát từ thấp lên cao một cách rõ ràng trong tối thiểu hai quãng tám (octave). Khi xuống thấp không bị nghẹt, khi lên cao không bị ré. Khi chuyển tiếng hát từ ngực lên óc không lộ sơ hở, không gây cảm giác khó chịu cho màng nhĩ. 4. Phong cách phát âm và phát âm ca từ (Enuciation và pronunciation) Căn bản phát âm ca từ phải rõ. Cho dù giọng hay cách mấy mà người nghe không hiểu ý nghĩa của lời ca thì không thể thành công. Người hát có nhiệm vụ bằng mọi cách mang ý nghĩa của ca từ đến người nghe. Hát tiếng Việt: 1- Các vần đầu của mỗi chữ phải phát âm rõ, 2- Phải có sự phân biệt khác nhau giữa “chim” và “chiêm”, 3- Phải phát âm cho được dấu hỏi dấu ngã, dấu huyền khác với dấu nặng. … Phong thái phát âm có tầm quan trọng hơn. Chúng ta thường nghe nói, giọng hát sang trọng, giọng hát dễ thương, giọng hát quê mùa, giọng hát điêu luyện, giọng hát thùng bể, giọng hát kèn chữa lửa … Mỗi tính từ diễn tả phẩm chất âm thanh của toàn bộ phát âm. Nên cẩn thận khi hát ngôn ngữ ngoại, 47 trừ phi có khả năng phát âm như người bản xứ, nếu không thì đừng. Nếu không, gặp bà Hồ Xuân Hương sẽ bị trêu ghẹo “á ái uông” (đá cái chuông) 5. Cách sử dụng microphone. Nên nhớ, microphone là người bạn thân duy nhất của người hát trong phòng thâu cũng như ngoài sân khấu. Cầm micro phone không cầm chặt như cầm dao chiến đấu, không cầm trong tư thế liếm cà-rem, cầm bằng những ngón tay như cầm cành hoa đưa lên ngửi, không cúi xuống. Đừng ngửi quá xa, mùi hương sẽ tản lạc. Ngửi quá gần dễ bị nhảy mũi. Quy tắc, cách môi như một nụ hôn bị đẩy ra. Tôi nghĩ, chính xác hơn, hát là tái tạo, từ vựng “sáng tạo” dành cho tác giả sáng tác. Như vậy, hát là tái tạo một ca khúc thành một ca khúc riêng tư mang tính độc đáo của người hát. Định nghĩa này khó hiểu nhất là cụm từ “tính độc đáo.” Tính độc đáo của người hát thể hiện trong hai phần: 1- Lề lối diễn đạt ý nghĩa của ca từ trong giai điệu. 2- Nghệ thuật truyền đạt cảm xúc đến người nghe. - Mỗi ca khúc đều có một câu chuyện mang theo ý nghĩa mà người nghe cần phải hiểu mới có thể thưởng thức. Có những ca khúc phổ thông, ai cũng đã từng nghe qua nhiều lần. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ người hát đã hiểu bài nhạc như thế nào. Mỗi người hát đều có thể hiểu ở những mức độ cao và sâu khác nhau rồi diễn đạt trờ lại, để người nghe có cơ hội tiếp nhận một bài nhạc quen thuộc trong một cách nào đó khác lạ. - Quan trọng hơn, đó là năng lượng truyền cảm. Vì sao tôi dùng chữ năng lượng? Truyền cảm không chỉ là cách diễn tả trên mặt mày và tứ chi. Có sự lầm lẫn khi nhăn nhó vì lời nhạc đau khổ. Nhưng tệ hơn, nếu lời nhạc đang buồn bã mà người hát cười 48 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ cười, mặt mày nhơn nhơn. Nói một cách khác, mặt mày và tứ chi chỉ là những tác động bên ngoài do năng lượng cảm xúc bên trong thúc đẩy mà thành hình. Năng lượng này khuấy động vô thức điều khiển chất giọng, cách phát thanh, khả năng nhập thần vào ca từ, để tiếng hát đi đến vỗ vai, vuốt má, sờ mái tóc người nghe, gây nên sự hài lòng, thích thú, đôi khi đê mê. Nhắc nhớ, một người hát được nghe nhều tiếng vỗ tay, chưa hẳn là người hát hay. Đôi khi vì họ có bà con anh em bạn bè tham dự đông đảo hoặc họ có địa vị, tiền tài khiến nhiều đôi tay bật lên vỗ tới tấp. Khi một người hát nắm vững kỹ thuật hát, điểm còn lại cao hay thấp được tính trên phẩm chất của giọng ca và nghệ thuật truyền cảm, không chỉ là giọng ca truyền cảm. (Ngày nay, người ta xem truyền hình nhiều hơn nghe radio.) Ngoài ra, ở một mức độ thưởng ngoạn cao hơn, người nghe có thể “thấy” người hát dù chỉ nghe qua CD hoặc qua các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, một anh bạn nhạc sĩ của tôi nói rằng, nghe nhạc ở mức thưởng ngoạn thượng thừa, chỉ nghe âm nhạc, không thấy gì cả. Có lẽ, anh nói đúng. Nhiều người nghe nhạc hay, nhắm mắt, dựa ngửa, quên đời. Chất giọng và truyền cảm là hai yếu tố chủ yếu của hát hay. Nghệ thuật và kỹ thuật hát tất nhiên phải thuần thục nhưng đứng sau hai yếu tố kia. Phụ nữ nên cẩn thận khi gặp người đàn ông có chất giọng tốt và biết nghệ thuật truyền cảm, nhất là giọng trầm và thù thì. Anh ta có khả năng quyến rũ tình nhân và có khả năng xin lỗi khiến cho vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, kể cả tội ngoại tình. Ngu Yên 49 Truyện Ngắn Mã Lai Leng Lui Is For Pretty Lady Elaine Chiew Ngu Yên dịch Elaine Chiew là nhà văn và nghệ sĩ tạo hình, tác giả của tập truyện ngắn The Heartsick Diaspora (2019). Thắng hai lần giải Bridport Short story Competition ở UK. Người Mã Lai, tốt nghiệp đại học Stanford Law School. Hành nghề ở New York và Hong Kong. Theo học MA tại Asian Art History ở Lasalle Colledge, Singapore. Leng Lui Tên Gọi Người Đẹp Ngu Yên dịch (*) Leng Lui: Tiếng lóng dùng ở Mã Lai và Singapore. Nghĩa là người đẹp, mỹ nhân. Tựa đề này có nghĩa “Mỹ nhân dành cho người đẹp.” Truyện Leng Lui Is For Pretty Lady được tuyển chọn vào tuyển tập truyện ngắn thế giới: One 50 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ World, A Global Anthology Of Short Stories, Ovo Adagha và Molara Wood, New Internationalist. 2009, New Internationalist Publication. ltd. Mọi người đều nói, tôi được may mắn. May mắn, vì bà chủ Kong cho tôi nhiều bộ đồ và áo đầm cũ mà bà đã không dùng từ thập niên 1980, kể cả đồ lót. Hầu hết, chúng không thích hợp với tôi. Nịt vú còn tòong teng phần ren rách. Áo đầm quá trang trọng để mặc khi kỳ cọ sàn nhà bếp hoặc leo lên quày lau các kệ trên cao. Vì vậy, đôi khi tôi cắt áo dùng làm vải lau chùi vì bà Kong cho rằng mua khăn lau bát đĩa ở cửa hàng là khoảng chi phí không cần thiết cho gia đình. Hoặc tôi tặng lại cho bạn bè, rồi ngày Chủ Nhật khi đi chợ, thấy chúng treo trong Trung Tâm Hồng Kông. Maridel, có cánh tay từng khúc như củ sen hồng và đôi mông mềm như quả lê chín, nói với tôi, - Alina, chị không muốn mặc những cái khoác lếch thếch trong nhà của em cho, dù miễn phí hay không. Tôi nói, - chị may mắn được em tặng những áo này. Cô ta nhún vai rồi kéo những sợi dây đã khéo léo may lên đôi giày da lộn, mục đích giả dạng làm đôi ủng. Tôi tiếp lời, - Đôi ủng này làm chị giống “chị em ta.” Cô nhếch mép, - Thấy giống Pretty Woman không? Cô biết tôi hâm mộ nhân vật nữ vai chính trong phim này. Không, tôi không thể nhận tôi may mắn như nhiều người vẫn nghĩ, ít nhất là không thể so sánh với Maridel. Bà chủ của cô không thức dậy cho đến hai giờ chiều vì làm ca sĩ trong vũ trường, chỉ về nhà lúc khuya. Do đó, Maridel muốn làm gì thì làm cho đến mười giờ đêm, giờ cô đi ngủ. Tôi đã từng nói với Luya và Febie, sự may mắn của chúng tôi tùy thuộc vào công việc và tâm tình của bà chủ. Nếu 51 bà gặp phải một ngày không vui, chúng tôi sẽ lãnh một ngày xấu. Luya, mái tóc màu thuốc gội đầu Palmolive, thích chống đối. Thường có ý kiền về mọi thứ. Cô nói nếu bạn được giáo dục, trình độ cao hơn 140. 000 vú em, đầy tớ ở đây, chủ nhân sẽ thấy giá trị của bạn và đối xử tốt hơn. Như thể là món đồ cổ Trung Hoa, nếu nhìn kỹ sẽ thấy giá trị của mảnh gỗ nứt mốc meo. Cô còn nói, thậm chí có thể là những bậc thang leo lên các công việc tốt hơn như việc dẫn khách trong nhà hàng hoặc một trợ tá văn phòng. Luya hơi có vấn đề tâm thần, thái độ luôn luôn ngoan cố trong mọi trường hợp. Tôi có bằng cấp văn chương Anh ngữ từ đại học Manila nhưng nhìn xem, học hành đã đưa tôi đến đâu. Giữa tôi và Febie không có gì khác biệt. Cô ta nói tiếng Anh bập bẹ nhưng cả hai chúng tôi đều phải thức dậy lúc sáu giờ sáng đưa trẻ đi học, sau đó, nấu ăn dọn dẹp suốt ngày, rồi phải nghe tiếng Hạc cầm rầy rà từ bà chủ, - Ái da, sao cô không lau mặt sau ngưỡng cửa, thấy chưa, bụi đóng lớn như viên chả cá. (Viên chả cá, tôi học nhiều tiếng Quảng, cái lối viết như gà bới trên báo chí khiến cho đời sống trong thành phố này trở thành một bí ẩn khổng lồ) Hoặc - Đúng là đồ ngốc, khi luộc gà phải luộc cho đến khi dùng đũa đâm thử vào thịt và thấy nó dội ra. Tôi phải cố nhịn nhục trả lời, - Không, thưa bà, gà đã chết rồi, dù có đâm sẽ không dội ra. Bà Kong nhìn tôi nghi ngờ, nhờ vậy, bà biết tôi có học hành tử tế và nói tiếng Anh giỏi hơn bà. Luya hoàn toàn sai bét về điều này - Nếu bạn có ăn học đàng hoàng, bà chủ sẽ nghĩ bạn đang lên mặt, bà sẽ rình rập những sơ hở sai lầm để trừng phạt. Bà muốn bảo đảm bạn phải biết rõ thân phận của mình. Ban đêm khi gát tay lên gối ngủ, tôi không nghĩ đến những gì Luya kể lể, như chuyện Jose đi 52 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ chơi với cô gái nào đó, hoặc Abuela quỳ cầu nguyện cho tôi mỗi ngày ở Santa Ana, hoặc Juanita đứa bé ba tuổi nhìn bức ảnh tôi gửi về rôi kêu “mẹ?” Không, tôi bận suy nghĩ cách đối phó với bà Kong. Febie thích gọi tôi “Leng Lui”. Một tiếng lóng của người Quảng chỉ phụ nữ xinh đẹp. Febie học được từ những người bán hàng rong ở Mongkok. Nhưng tôi không rẻ tiền như Charina hoặc Fredahlia, họ đi thuyền du lịch với người ngoại quốc, da trắng như cá mập tại các câu lạc bộ ca nhạc ở Wanchai. Charina và Fredahlia không hơn gì các cô gái điếm. Họ nói, họ tân thời. Học hút thuốc lá, nhảy hip-hop. Ai mà cần biết nếu họ lắc hông hoặc trổ nụ cười rình rập với hy vọng cõng một trong những con cá mập, sẽ mang họ đến Hoa Kỳ hoặc Luân Đôn. Có thể nào bán linh hồn của mình để đổi lấy một phòng vẽ tranh vải hoa sặc sỡ hoặc những chiếc bình giả kiểu đông phương hoặc những lồng hâm thức ăn bằng thép bóng sáng, phòng trò chơi với nhưng con thú nhồi bông treo trên tường. Không, tôi ở lại với những bộ phim ưa thích. Ling Ling và Sdever, con bà chủ, dùng chung một máy DVD. Sau khi chúng xem phim Thomas The Tank Engine, tôi lén bỏ vào vài phút phim Pretty Woman hoặc Officer and Gentleman, tất cả những chuyện tình lãng mạn này bà Kong đã mua và theo dõi với phụ đề chữ gà xới, bà nằm dài trong phòng khách, đóng các cửa màn, hút thuốc liên tục, mặc lên cái mai rùa ra vẻ thông thái, rồi rơi nước mắt vào chén trà Ô Long. Tôi mất rất nhiều thời giờ để xem hết một cuốn phim vì chỉ xem được vài phút mỗi ngày, nhưng nó mang lại gấp bội sự mong đợi ngọt ngào. Nhiều lần, giữa lúc rửa chén bát và gọt hành tây, tôi mơ 53 mộng mình như nhân vật trong phim. Febie thường nói tôi giống tài tử. Đôi khi, tôi mơ thấy mình đang nói lời đối thoại trước ống kính. Chuyện này không phải quá tầm tay, Kể cho Luya và Maridel nghe, họ khinh khỉnh nói, tác hại của mơ mộng trong công việc nhàm chán hàng ngày là gì? Giống như những cạnh rìa bao bọc trò chơi ghép hình hoặc các trang trong bìa sách. Tôi xem những câu chuyện tình lãng mạn rồi mơ khi mình trở lại Manila, Jose sẽ ra đón tôi tại sân ga xe lửa với bó hoa cúc trên tay và con gái tôi đứng cạnh anh. Có phải quá xa vời không? Chuyện của tôi có thể tồi tệ hơn. Có thể giống như Eliza-Eunice, nhận một cái chảo đập vào đầu vì bà chủ tưởng cô ăn cắp 32 đồng Hồng Kông dằn dưới cái gạt tàn thuốc. Một tuần lễ sau, cô đã qua đời trong bệnh viện vì bị máu đọng trong não do chấn thương. Ngay cả khi người chủ bị bắt nhốt tù, ai là người thua thiệt? May mắn, bà Kong không thích dùng đồ sắt để đánh đòn trừng phạt. Bà thích nhất là cốc lên đầu một cú thật mạnh. Ông Kong dường như không để ý đến sự hiện diện của tôi. Nhưng điều mà chúng tôi lo sợ nhất là mất việc làm. Nếu mất việc, chỉ có hai tuần để tìm việc mới, nếu không, sẽ bị trục xuất. Maridel nói với tôi điều này do một người Úc mà cô đã hẹn hò đã giải thích. Ông nói, - Em biết không, đây là một bài toán hóc búa. Nếu bị đuổi việc, sẽ khộng thể kiếm việc làm mới trừ khi nhận được thư tha thứ của người chủ đã đuổi mình. Dù tôi ngu lắm cũng hiểu được, trừ khi người chủ cũ có lương tâm thương xót người làm hoặc đơn giản là người chủ tốt bụng, ngoài ra, bạn sẽ rất khờ khạo khi nghĩ rằng có thể xin một bức thư giới thiệu từ họ. Đây là bài toán nan giải. 54 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Ông bà Kong khá vui vẻ. Hai đứa con cũng bình thường. Sdever thích gặm bông gòn. Ling Ling thích dùng kéo cắt búp bê của nó. Bà Kong uống rượu Nga trắng mỗi buổI chiều và khẳng định chỉ là sữa thôi. Đôi khi bà có bạn bè đến nhà chơi mạt chược. Giữa tiếng lách cách của các quân bài ngắn đó, tôi có thể nghe tiếng phàn nàn của bà với những phụ nữ đầy trang sức, mặc áo lông giả, như thể đời sống đã bắt cóc bà và đòi tiền chuộc. Ông Kong là giám đốc chi nhánh của HSBC. Đôi khi, ông làm việc muộn, tôi không hiểu lý do vì chi nhánh này đóng cửa lúc 5 giờ chiều. Khi tôi mới đến giúp việc cho gia đình Kong. Rất có ấn tượng về ông chủ nhỏ người nhưng bảnh bao, râu cạo sạch sẽ, áo quần tề chỉnh, đôi giày sáng bóng và có thói quen rửa tay hơn mười lần trong một ngày. Một hôm trông thấy ông cắt móng chân rồi đổ vào chậu cây trên bệ cửa sổ phòng ngủ. Khi đi tưới nước, tôi vén lá ra, thấy dưới gốc cây một đống móng tay móng chân. Gần đây, ông đặt một củ cải bên cạnh chân đèn ngủ trên bàn nhỏ. Buổi sáng, tôi tìm thấy nó, lòng rất phân vân, mang củ cải cất vào tủ lạnh. Đêm đó, ông Kong hối hả đi vào bếp, nơi ông ít khi đến, mở tủ lạnh, lấy củ cải, rồi vội vả bỏ đi. Tôi kịp nhìn thấy ánh mắt của ông biểu lộ điều gì bí ẩn làm lạnh tóc gáy. Trước giờ đi ngủ, tôi lén thấy ông nói chuyện với củ cải. Ngồi trên giường mặc bộ đồ ngủ đã được ủi thẳng thóm, Đôi chân thòng xuống đặt lên thảm. Ông nói những lời thật khó hiểu, trong khi lồng ngực ưỡn ra, bật đôi vai thẳng. Có lẽ ông đang trút tâm sự vào củ cải, vì ông và bà Kong ít chuyện trò với nhau ngoài những chuyện lặt vặt về con cái. Tôi kể chuyện này với Maridel, cô ta cười như một người nhà quê. Cái gì, ông ta nói chuyện với củ cải? Tại sao là củ cải? 55 Bà Kong hầu như không để ý, hoặc đơn giản là bà không quan tâm. Bà đang ve vãn một anh chàng trẻ, quản lý tiệm thuốc bắc ờ Sai Yeong Choi. Anh ta cho bà xem một cái sừng nai khô, cả hai lấy tay che miệng, cùng cười khúc khích. Anh lấy một cái gì hình dài màu nâu trông giống như ngón tay, thì thầm vào tai bà. Mắt bà Kong mở lớn, đảo tròn, chuyển sang màu đỏ như vỏ trái thanh long. Anh ta đột nhiên quay sang tôi, lớn tiếng nói tiếng Anh, Dương vật, dương vật đây này. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho ông Kong, đã làm việc chăm chỉ và cố gắng trở thành người cha gương mẫu. Nhưng cậu Sdever chỉ bạnh cằm ậm ự với cha. Không biết cậu bé này có bị tổn thương trí não hay không vì chỉ có người khờ khạo mới có cái miệng méo xệch như vậy. Còn cô Ling Ling hoàn toàn không đếm xỉa đến cha, chỉ chăm chú vào đồ chơi khí cụ âm nhạc, búp bê, và bảng vẽ hình. Nhưng rồi đến lúc mọi chuyện sôi sục. Nóng như một quả trứng có thể luộc trên vỉa hè. Một hôm, bà Kong chưng diện đẹp đẽ. Nói với tôi sẽ đến tiệm thuốc bắc để mua một số thảo dược về nấu súp. Tôi nói, - Thưa bà, em có thể đi giùm bà. Bà vẫy tay từ chối, mang ví lên vai, dừng lại trước gương soi treo trong hành lang, kiểm soát son môi, rồi đi ra. Một giờ sau, vẫn chưa thấy về. Nhà giữ trẻ gọi vì không ai đón cậu Sdever. Rồi nhà trường gọi để đón Ling Ling. Tôi nói, bà Kong đang đến. Tôi bỏ con gà vào chậu nước đầy, nhổ những lông trắng ra khỏi khối thịt hồng. Lòng băn khoăn, có lẽ, họ ham trò chuyện. Ai mà dám làm trò khỉ giữa ban ngày? Khi tôi đến tiệm thuốc, cửa sắt đã cài khóa. Nhìn qua khe cửa không thấy ai, bên trong mập mờ màu nâu tối, cảm tưởng như con cá sấu còn ngủ trong 56 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ vùng đầm lầy nóng hâm hấp. Chiếc quạt trần vẫn xoay tít như cánh máy bay trực thăng. Tôi ngồi xổm trên vỉa hè chờ khoảng 10 phút, 15 phút, rồi 20. Không có dấu hiệu gì của bà Kong. Không chừng bà chẳng đến nơi này mà đi tiệm Park N’ ở ngược phía bên kia. Lấy tờ báo cũ quạt cho đỡ nóng, tôi nghĩ đến cậu Sdever đang sợ hãi và cô Ling Ling tức tối vì là người cuối cùng rời trường học. Bực bội, tôi bật đứng lên, chỏ miệng vào khe cửa sắt, la to. - Bà Kong, bà Kong! Bà xuất hiện, ăm mặc hở hang, tóc rối lệch, son môi lem nhem. Bà hỏi giọng lên án, - Em đó hả! Tôi không phải là người đang mặc váy lót tụt xuống chân. - Alina, em làm gì ở đây? Bà kéo áo ngoài che áo lót, vội vàng, cài dãy nút sai chỗ. Anh chàng trẻ đứng phía sau, điếu thuốc lập lòe, mặc quần lót bó sát và chiếc áo lót màu trắng còn đẫm mồ hôi. - Thưa bà, em xin lỗi nhưng Sdever và Ling Ling … Bà chận tôi lại, nói tiếng Quảng rất nhanh với anh kia. Anh ta vội tiến ra, mở khóa cửa, miệnh nhếch cười, mắt híp lại dưới ánh nắng mặt trời. Bà bước ra nắm lấy tay tôi, - Đi mau, đồ ngu. Bước rầm rập, kéo tôi đi như thể tôi đã làm điều gì sai trái. - Mày không được nói chuyện này với ai, nghe rõ không? Nếu lộ ra, tao sẽ đuổi mày. Nhưng ông Kong chắc đã đánh hơi được điều gì khác lạ. Có lẽ, ông nhìn thấy bà cười khi soi gương, đôi môi phồng dày hơn và đôi mông thêm lúc lắc. Rồi đột nhiên, bà thả tóc dài bồng bềnh. Đêm hôm sau, ông lại trò chuyện với củ cải. Thoạt đầu, giống như ông đang thì thầm sát nó, nhưng nhìn kỹ, tôi thấy ông đang hôn. Không chỉ hôn, lưỡi ông dịu dàng liếm củ cải. - Thưa ông 57 Ông thả củ cải xuống sàn như thả chiếc bánh giò gà nóng. - Thưa ông, trà của ông đây. - Ừ … chưa cần… Ông lượm củ cải lên, nhìn nó, ánh mắt như u sầu. Giọng điệu cộc lốc. - Bà Kong đang đâu rồi? - Bà xoa mạt chược ở nhà bà Chin. - A … tôi quên. Còn tụi nhỏ? - Thưa ông, đã ngủ rồi. - Tốt, Alina Mang trà lại đây. Tôi cảm thấy mệt. Khi tôi kể cho nhóm bạn đi nhà thờ nghe chuyện ông Kong liếm củ cải. Họ chia thành hai phe. Có thật không? Febie hỏi, mắt mở to, miệng há ra. Maridel nói, - Có lẽ, ông ta cần sừng nai khô, sau đó, không cần luyện tập với củ cải. Luya lắc đầu, Tao rất mừng đã không phải giúp việc cho bà chù Trung Quốc. Họ tàn nhẫn và kỳ quặc. Thực tế, nếu tôi kể lại chuyện đó, bà Kong sẽ đuổi tôi. Meridel chế nhạo nhái tiếng Quảng, - Không phải hăm dọa đâu, làm đổ đậu, tao sẽ đuổi mày. Nghe giống như bà Kong, thật đáng ngạc nhiên. Gọt vỏ khoai không đúng, tao sẽ đuổi mày. Dọn phòng tao không sạch, tao sẽ đuổi mày. Tôi nói, Meridel, mày biết gì về chuyện dọn dẹp, bà chủ mày chỉ cần quét nhà mỗi năm một lần. Luya vỗ vai tôi, - Này, không có gì đâu, không có gì sẽ xảy ra, mày may mắn vì mày đã biết chuyện bí mật của họ. Những buổi chiều thăm viếng tiệm thuốc bắc và ông Kong hành hạ củ cải vẫn tiếp tục diễn ra. Tôi xem thêm nhiều phim tình lãng mạn. Mỗi lần ngồi, xem một khúc. Pretty Woman, còn vài lần nữa mới hết. Tôi dám ra ngoài phòng khách với màn cửa kéo lên, đôi khi uống rượu Nga trắng. Một buổi tối, 58 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ khi đang thay nước trong bình hoa ở hành lang, nhìn vào gương soi treo trên tường, tôi nói lời đối thoại của phim Pretty Woman, đoạn nàng nói về một công chúa bị nhốt trong tòa tháp. Đột nhiên, nhìn vào gương tôi thấy ông Kong đang theo dõi tôi. Nhưng ánh mắt ông không giống như các anh ngoại quốc ở khu thương mại Central, công khai, dâm đãng, ông Kong nhìn tôi bằng ánh mắt đáng sợ qua bản lề khe cửa vào nhà bếp. Rồi, một buổi chiều, khi vừa lau xong sân thượng bên ngoài, tôi bước vào, bà Kong đang đứng giữa hành lang với chiếc va li căng phồng, Tôi hỏi, Thưa bà? - Alina. Gọi ông Kong ở sở làm nhắn ông đến đón hai đứa nhò. Em nhớ làm món trứng chiên cho chúng ăn tối. Tôi không muốn Ling Ling thức quá khuya. Nếu chúng khóc, nói với chúng tôi sẽ gọi về từ Phuket. - Thưa bà, từ Phuket? - Đúng, tôi đi nghỉ mát. Tuần sau sẽ trở về. - Nhưng ông nhà có biết chuyện này không? - Không, ông không quan tâm đâu. Bà nhếch nụ cười cay đắng rồi bỏ đi. Tôi một mình với hai đứa trẻ. Chưa bao giờ gọi ông Kong ở văn phòng. Tôi run rẩy hỏi, - Làm ơn, cho gặp ông Abdrew Kong. Ngay sau khi một phụ nữ nhanh nhẹn bắt máy trả lời bằng tiếng Quảng. Tôi thở phào nhẹ nhõm, thay vì tra hỏi, cô chỉ nói, - Chờ một chút. Khi ông Kong bắt điện thoại, lời nói của tôi dính vào miệng nặng như đá. - Hello, ai đó? - Thưa ông Kong, bà đã đi Phuket, 59 - Ai vậy? - Thưa ông, Alina. - Chuyện gì vậy, Alina. Giọng nói ông đanh lại đầy ngạc nhiên - Thưa ông, Bà Kong đã đi Phuket, Bà nói, tuần sau mới trở về. Bà nhờ ông đón đưa hai em. Bà đã đi rồi. Đầu dây bên kia, hoàn toàn im lặng. - Lúc mấy giớ? Sau cùng, ông lên tiếng, giọng mệt mỏi, tôi nghĩ là, u ám. Nghe không thấy giận dữ, như vậy, tôi sẽ không bị đánh đòn bằng cái chảo. - Thưa ông, bà đi lúc 4 giờ. - Không phải, tôi muốn hỏi, mấy giờ đi đón hai đứa nhỏ? - Ô, thưa ông, 5 giờ. Trễ nhất là 5 rưỡi. - Chết thật! Chỉ còn 10 phút nữa là 5 giờ. Đêm đó, nghe nhiều tiếng cãi vã, cậu Sdever khóc sụt sịt ngay cả khi đã ngủ. Một vệt nước mũi màu vàng chảy dài trên má. Ling Ling quăng từng con búp bê vào tôi cho đến khi không còn con nào. Tôi lượm chúng lên và cất vào rương đồ chơi. Cô lại mở rương lập lại cơn giận dữ này, trong khi ông Kong ngồi trong nhà bếp đọc báo, nhưng tôi để ý thấy ông chỉ nhìn một trang trong cả tiếng đồng hồ. Cuối cùng, Ling Ling mệt mỏi bỏ đi ngủ, đám búp bê tung tóe khắp sàn nhà, kể cả những chiếc đầu bị cắt bằng kéo bén. Vài ngày tiếp theo, tôi rán làm mọi thứ có thể được cho gia đình ông Kong. Những người này trông như tàn phế, như thể bị thương tật một chân, chỉ có thể đi đứng khập khiễng. Cậu Sdever không chịu ăn, mặc dù tôi cố gắng dụ dỗ bằng những món 60 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ ăn chiên mà cậu ưa thích. Nấu món súp gà thuốc bắc cho ông Kong. Ling Ling muốn viết thư gửi cho mẹ. Mang giấy bút cho cô, nhưng cô lại vẽ một con bạch tuột lớn đang quấn mặt trời. Tôi hỏi,- Em vẽ cái gì đây? Cô trả lời, - Phuket. Ông Kong vẫn tiếp tục xoa bóp củ cải, chậm rãi, thận trọng, mắt ông theo dõi tôi. Ban đêm, tôi lại bận tâm về Jose. Cố gắng không nghĩ đến chuyện anh ta hẹn hò với cô gái khác. Rồi trí óc lại ngập tràn hình ảnh bà Kong ở Phuket với chàng trai tiệm thuốc bắc. Đã 10 ngày qua, không thấy tăm dạng bà Kong. Đêm hôm đó, tôi hỏi ông Kong. - Thưa ông, ông có định đi tìm bà không? Ông đang húp súp, ngước lên, Từ khi bà Kong ra đi, ông nài nỉ tôi ăn tối chung với gia đình. Những bữa ăn này đầy im lặng nặng nề, chỉ nghe tiếng leng keng của thìa súp trong tô đựng. Hai đứa trẻ đi ngủ, tôi và ông ngắm nhìn vỏ cây, nấm, đậu phụ khô, trộn trong sữa máu nâu, thỉnh thoảng một cổ gà nổi lên khi tôi khuấy bằng cái muỗng lớn. Bây giờ ông nhìn lên như tôi đã nói bằng thổ âm Tagalog. - Nếu bà muốn trở về, sẽ trở về. Ông thở dài đầy u uất. - Nhưng, có lẽ, ông nên gọi điện thoại cho bà. Tôi nhìn thẳng vào các con số gọi Phuket, viết nghuệch ngoạc to tướng băng ngang tấm lịch, treo trên đầu chiếc kệ đựng đồ gia vị. - Bà đang đi nghỉ mát, không muốn bị làm phiền. Cô đã biết như thế nào khi bà bị quấy rầy trong lúc đang làm chuyện gì khác. Vâng, tôi biết, cốc, cốc, những cú gõ lên đầu nhưng tôi không nói như vậy chỉ cắn môi. - Ông sẽ làm gì nếu bà đi luôn? Ông bỏ thìa xống, ôm lấy đầu. - Alina, tôi không biết. Ông trông buồn 61 thảm và bối rối, cảm thấy ái ngại cho ông. - Hừm … Món gà nấu hạt vừng này, ông thấy thế nào? - Tôi không thể nghĩ gì về món ăn. Ông nói như rên. Rồi nhìn lên, đôi mắt long lanh như vỏ dưa hấu láng. Đột nhiên, đặt bàn tay lên cánh tay tôi, một móng vuốt màu sữa nhạt. - Alina, tôi không cần bà Kong. Phản xạ tự nhiên giật mình khiến tôi đánh rơi chiếc muỗng, nước súp làm ông bị bỏng. Ông rút tay lại thật nhanh. Sợ hãi, tôi đẩy ghế ra sau, chụp lấy khăn lau chén bằng vái váy cũ của bà Kong để lau khô tay ông. Lần này, ông nắm chặt tay tôi, không chịu buông ra. - Alina, nghe tôi nói. tôi đã mất một thời gian dài để lấy can đảm nói lên điều này. Chúa biết, tôi lớn tuổi hơn em quá nhiều, tôi lại có vợ có con. Tuy hơi đột ngột, nhưng hãy cho tôi cơ hội, em sẽ thấy mọi chuyện xảy ra tốt đẹp. Đầu óc tôi lộn xộn cố ghép những lời nói vừa nghe với ý nghĩa khó tin. - Thưa ông? Run rẩy, tôi cố giật mạnh cánh tay ra khỏi tay ông. Nhiều tháng sau, có lẽ tôi sẽ còn nhớ tư thế dằn co này: Một nửa người tôi bật lên khỏi ghế, một tay cầm khăn lau đưa ra, một tay bị ông Kong kéo lại, Trong khi ông vẫn ngồi như ngang nhiên giữ vững cuộc sống, nước súp trào chảy xuống cằm ông. Cụm chữ duy nhất hiện lên trong đều tôi lúc đó là “kẹt rồi.” - Alina, anh đã nghiền ngẫm cách hay nhất để giải quyết vấn đề này, làm sao có thể thuyết phục được em theo ý anh. Em có biết vì sao đôi khi anh về muộn ở lại văn phòng không? Vì anh sợ không thể kiểm soát, sẽ bộc lộ tình cảm của mình. Lần này, tôi xoay sở cách khác để thoát thân. 62 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ - Nhưng dường như anh không thể tự ngăn cản mình. Khuôn mặt của em hành hạ anh mỗi ngày. Trong văn phòng, anh phát giác mình đang tập nói những gì sẽ nói với em. Về nhà, tưởng tượng tràn ngập khiến anh nghẹt thở. Đáng lẽ, em và anh phải là người đang ở Phuket bây giờ. … - Về nhà? Tôi hỏi một câu hết sức ngu ngốc nhưng những thắc mắc trong tiềm thức đã vùng vẫy để bộc lộ ra ngoài. - Vâng, rất nhiều lần anh biết em đã nghi ngờ, cách anh luyện tập để mở đầu. Em có nghe anh tập những câu nói đó không? Cuộc tập dợt này nghe có vẻ giống như một bộ phim dở? - Em có thấy anh luyện tập trước để không đến nổi vụng về? Từ đôi môi tôi lời nói tự động vụt ra, - Củ cải? - Đúng, em yêu của anh, củ cải chính là em. Một làn sóng ghê tởm, sâu thẳm và choáng váng cuồn cuộn trong tôi. - “Thưa ông, thả tôi ra. tôi yêu cầu, tôi xin ông.” Tôi vặn nắm tay ông ra nhưng chỉ giúp ông đứng dậy, ôm lấy eo tôi. - Ô, Alina, chúng ta có thể là niềm an ủi cho nhau. Đặc biệt là bây giờ. - Đừng nói nữa. Thả tôi ra, tôi lạy ông. Kẹt rồi, kẹt rồi, kẹt rồi, trong trí tôi vang lên như tụng kinh. Vùng vẫy tuyệt vọng, tâm trí tôi xoay quanh sự chọn lựa: khuất phục hoặc mất việc làm. - Alina, cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra hạnh phúc. - ông đang bị rối loạn, nhưng … Chưa nói hết câu thì miệng ông đã ngoạm lấy miệng tôi, chiếc lưởi như con thằn lằn bò qua khe nứt trên bức tướng. 63 Tôi xoay sở quay người thoát ra như đã xem tài tử làm trong phim. Tôi bật đầu gối lên một cú nhanh, tông mạnh vào hạ bộ . Ông gập người xuống, ôm lấy háng, thả tôi ra. Kẹt rồi, kẹt rồi, kẹt rồi tôi giáng cùi chỏ xuống giữa hai xương vai như một thế đánh Karate chính xác. Trong lúc ông đưa một tay vòng ra sau lưng, ngẩng mặt lên, tôi cung tay nắm cú lại rồi tống vào một con mắt của ông. Cuộc lộn xộn đã kết thúc nơi bàn ăn, tô súp nóng chao đảo rồi đổ xuống đôi chân trần, ông kêu lên, ngả nhào, lăn lộn trên sàn như con tôm luộc. Tôi vén lại những lọn tóc lòa xòa trên trán. Nhìn ra thấy bà Kong đang đứng ngay ngưỡng cửa với làn da rám nắng, há hốc miệng. Pandernonium (địa ngục) bắt đầu bằng chữ P như chữ Police (cảnh sát). Họ điện đàm kêu lách cách qua lại. Ông Kong đắp một túi nước đá lên mắt (Người ta có thể thấy hai bàn chân ông đang phỏng đau, chỉ đơn giản bị uống nước súp. Tôi nhận ra, À, thưa kiện. Trong lúc ông cành sát Chan, đầu lắc lư khi lắng nghe bà Kong nói.) Bà hút thuốc và đưa ra lời buộc tội. Bà không nhìn tôi khi nói với ông Chan, tôi đã có âm mưu làm tình nhân của ông Kong từ lúc mới vào giúp việc. -Tất cả những cố gái vú em, đầy tớ xinh đẹp đều có hành vi đĩ thõa. Ông Chan nói và nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lùng muốn giết người. Khi họ mang tôi đi, tôi quay lại nói: - Thật giống như chuyện trong phim, bây giờ, tôi đang đóng phim. Trải qua một đêm trong phòng giam ở Hồng Kông, những vách tường xi măng bịt bùng không cửa sổ, và những song sắt làm tôi nhớ lại những chiếc lồng mà bà Abuela nuôi những con gà trống quí giá. Nằm ngủ trên bậc thềm xi măng lạnh lẽo không có mền đắp. Sâu trong đêm tối, trái tim tôi khao khát 64 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ được ôm đứa con gái vào lòng và thét gọi Jose. Nhưng anh ta không thể nghe tôi bây giờ. Cất tiếng hát dịu dàng cho chính mình nghe những bản nhạc bà Abuela đã dạy tôi từ bé. Tiếng hát của tôi khiên tôi hoảng sợ. Sáng hôm sau, một cảnh sát gọi tên tôi rồi mở cửa phòng giam, Sợ không biết anh ta sẽ đưa mình đi đâu, tôi nằm lì trên bậc thềm, mở mắt to, thở dồn dập. Anh ta nói – Cô được trả tự do. Tiếng vang vang dội quanh bức tường. Nhìn ra ngoài phòng chình, thấy bà Kong trong bộ áo đầm màu bạc. Bà liếc nhìn tôi rồi nhanh nhẹn xoay người đi ra cửa. – Nhanh lên, đồ quỉ, đêm hôm qua, mày đã cho tao nhiều phiền phức, bây giờ tao còn phải trả tiền bảo lãnh. Sẽ phải trừ lương của mày, hiểu chưa? Bất chợt, tôi cảm nhận sự cay đắng đâm xuyên qua người. Tôi không cảm thấy biết ơn. Bà có quyền lực. Đáng lẽ tôi phải vui mừng vì không bị ngồi tù, nhưng chỉ cảm thấy nhẹ nhõm. Cửa trạm cảnh sát mở ra, một luồng gió ẩm ướt từ ngoài thổi vào, mang theo mùi hương ngọt ngào. Người cảnh sát trả lại tôi chiếc đồng hồ. Tôi hiểu được, anh đang thắc mắc tại sao tôi không nhận, Trên xe, bà Kong nói, - Sdever không chịu ăn khi tôi đút cho nó, Ling Ling hành động như con khỉ trên rừng. Sau cùng, bà nhìn tôi, mặt bà trang điểm như búp bê trên các bình sứ Trung Hoa. Đó là những gì tôi nhìn thấy trong mắt của bà, đột nhiên, hiện ra gần gũi như một bóng đen phủ xuống tim tôi. – sự điên rồ và sân si – Tôi nhận ra bà thật sự thất lạc khi không có tôi. Tôi là mảnh ghép nối gia đình bà lại với nhau. Bây giờ, tôi mới bắt đầu hiểu. Ngu Yên 65 Trước Khi Phù Sa, Là Bùn Ngu Yên Mặt trời là ngôi sao tự phát ánh sáng. Những ngôi sao mượn nắng tên mặt trăng. Trái đất là mặt trăng ngẫu nhiên có sự sống. Người dòng trời tự phát ánh sáng từ tâm trí sáng tạo bốc lửa Người dòng trăng sống bám người trời Người đất là người trăng nhiều tính xấu. Thế giới không khác gì vũ trụ Xã hội tương tựa ngân hà Chứa ít người trời, nhiều người trăng, vô số người đất Có đất thủy tinh, đất thạch nham, đất khô, tệ nhất là đất bùn vừa hôi vừa bám gót giày. Tôi chắc bạn đọc muốn biết tôi là gì xin tự khai báo tôi là đất phù sa một loại bùn thúi chờ trăm năm sau mới trồng trọt 66 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Hãy Vịn Âm Nhạc, Mà Đứng Lên Ngu Yên Triết gia Plato chủ trương mọi người đều phải học nhạc, nhất là giới thanh thiếu niên, ngoại trừ tập luyện thể dục cho thân thể cường tráng, phải học và thực hành âm nhạc. Trong tác phẩm cao quí Republic (Cộng Hòa) của ông để lại, Plato viết: “Nhờ âm nhạc mà tâm hồn con người ý thức được sự điều hòa và nhịp điệu, do đó, ý thức được công lý. Sự điều hòa không bao giờ đi đôi vời sự bất công. Nhạc lý sẽ xâm nhập vào linh hồn con người khiến cho linh hồn trở nên đẹp đẽ hơn. Nhạc lý sẽ uốn nắn tính tình con người và do đó đem đến một giải pháp tốt đẹp cho các vấn đề xã hội và chính trị. Mỗi khi tiết cấu của âm nhạc thay đổi thì các nguyên lý căn bản của xã hội cũng thay đổi theo.“ (Câu Chuyện Triết Học, Will Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, trang 43.) Đọc đoạn văn này, tôi rất ngạc nhiên về vai trò và sức mạnh cải hóa của âm nhạc; ngờ rằng ý tưởng của triết gia cổ đại đã quá cổ hủ, không còn phù hợp với thời đại tân kỳ hôm nay, thế kỷ 21. Nếu tìm hiểu tiểu sử của các nhạc sĩ tài danh, các ca sĩ nổi tiếng, hầu hết cuộc sống của họ trụy lạc, ngụp lặn vật chất, nếu không có những kết thúc tồi tệ, thì cũng không mấy kẻ được an lành. Nếu họ là những người kề cận, sống chết và rao truyền âm nhạc mà còn như vậy, huống gì đám người dân thường. 67 Rồi Will Durant (1885-1981) một triết gia và lịch sử gia, một nhà văn thông thái với tác phẩm lừng lẫy Story of Civilization (Câu Chuyện Văn Minh Nhân Loại) được sáng tác cùng với vợ ông, Ariel Durant, trong 40 năm (1935-1975) đã ghi chú về đoạn văn của Plato. Durant viết: “Âm nhạc chẳng những sửa đổi tánh tình trở nên tế nhị hơn mà còn giữ gìn hoặc bảo đảm sức khỏe. Dân Corybantic có tục lệ chữa trị các phụ nữ mắc bệnh điên bằng âm nhạc. Một khi điệu nhạc trổi lên các bệnh nhân sẽ nhảy nhót một cách cuồng loạn cho đến khi kiệt sức và nằm ngủ. Sau giấc ngủ đa số bệnh nhân đã bình phục. “ Trong đoạn văn tiếp theo, ông Durant cho chúng ta thấy hiệu quả kỳ diệu của âm nhạc. “Những tư tưởng bị lãng quên trong vô thức được khơi động bởi những phương pháp (nghe nhạc nhảy múa) kể trên. Những kẻ xuất chúng là những kẻ có những cội rễ thiên tài bắt nguồn từ cõi vô thức. Không một người nào trong trạng thái hữu thức có thể có những ý nghĩ xuất chúng. Những người xuất chúng và những người điên giống nhau về điểm này.” (Trích cùng sách, trang 44.) Không lý nào, một triết gia hạng tôn sư cổ đại như Plato và một triết gia hàng đầu trong thế kỷ 20, Will Durant, cùng nhau bày tỏ khả năng kỳ diệu của âm nhạc, mà cả hai đều sai lầm? Không, họ không sai. Bằng chứng là ngày nay, những kinh doanh về sức khỏe thể xác cũng như tâm thần, nhất là, đầy dẫy trên internet những chương trình luyện tập thân xác, tu dưỡng tâm trí, kể cả trị liệu bệnh mất ngủ, bệnh bị căng thẳng, bệnh áp huyết cao, bệnh tâm trí … đều sử dụng âm nhạc, nhiều loại âm nhạc khác nhau, đi cùng với hoạt động cơ bắp để giúp cho tâm trí dưỡng thương, hồi phục bình an và thể xác khỏe mạnh. Vậy thì, vai trò và hiệu quả của âm nhạc không thể 68 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ xem thường. Mỗi đời sống, nhất là những cuộc đời thất bại, tuyệt vọng, u ám, buồn rầu … nên tìm đến âm nhạc để tiêu hao bớt nỗi niềm tiêu cực, hướng đến lạc quan. Plato nhìn âm nhạc qua tư tưởng triết học. Con người sống theo sức tranh giành giữa sở thích và lý trí. Sở thích thắng thế thường cho phép tình cảm lộng hành, chỉ huy suy nghĩ và hành động. Nó có khả năng kéo theo những sở thích kém hoặc không có phẩm chất. Những ai có lý trí mạnh sẽ kềm chế được những sở thích dục vọng hoặc kiểm soát, chỉ cho phép chúng tung hoành trong một khu vực nhất định. Những nghệ sĩ âm nhạc, chuyên nghiệp hoặc tài tử, bao gồm những người yêu nhạc, nghe nhạc như một sở thích ưu ái, thông thường họ thuộc về loại người nặng tình cảm. Nghĩa là sở thích thường xuyên thắng thế. Họ có đời sống vắng mặt của ý chí, khi dể lý trí, và hành động theo sức lôi kéo của con tim. Nếu sở thích được tự ý dẫn đường, nó sẽ trở thành sở dục, bao gồm nhiều dục vọng khác nhau, nhắm vào sự hưởng thụ của thân xác. Tiền thân của thân xác là thú vật. Một khi con thú đã đắm chìm vào những đòi hỏi của đam mê, ghiền cảm giác khoái lạc, thì nó khó quay về với ánh sáng khôn ngoan và minh triết. Lối sống đó thường sung sướng, thỏa mãn lúc ban đầu, nhưng dần dần sẽ rơi vào đen tối, chán chường, kiệt quệ, bệnh tật, tử vong. Ông Durant nhận xét, người nhạc sĩ chỉ hiểu biết và yêu thích âm nhạc thường bị nó làm cho tâm hồn mềm yếu, (trang 45). Những nghệ sĩ trụy lạc, ngụp lặn vật chất, nghiện rượu, hút cần sa bạch phiến, bệnh tâm thần, thậm chí tự tử, không phải vì nghệ thuật, âm nhạc mà vì không kềm chế được sở dục. Trong một số trường hợp, họ chấp nhận theo sở dục đến tận cùng như thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. 69 Vì vậy, sở dục vật chất tuy không phải là đối nghịch với hạnh phúc, nhưng là nguyên nhân và phương tiện để đánh mất hạnh phúc. Theo triết gia Arhur Schopenhauer (1788 – 1860), sự yếu thế hoặc sở dục bị kềm chế sẽ cho phép hạnh phúc nẩy nở và mở rộng. Ông đề nghị âm nhạc như tấm gương soi về sở dục để con người nhận diện sở dục của chính mình. Ví dụ: “Em ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?” (Duyên Kiếp, Lam Phương.) Lời hát thể hiện một dục vọng ham muốn ái tình, dành cho những ai đang băn khoăn trước ngưỡng cửa tình yêu. Còn như, “nếu biết rằng, tình là dây oan, nếu biết rằng hợp rồi sẽ tan, nếu biết rằng yêu là đau khổ, thà dương gian đừng có chúng mình.” (Sang Ngang, Đỗ Lễ.) là gương soi cho những tâm hồn đau khổ với ba lần “nếu” một lần “thà”. “Ta ước mơ một chiều thêu nắng, em đến chơi quên niềm cay đắng và quên đường về.” (Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa. Tô Vũ.) Một giấc mơ đẹp lan man ẩn ý một điều gì. Ông Schopenhauer viết, “Âm nhạc tuyệt nhiên không giống những nghệ thuật khác, vốn mô phỏng những ý tưởng hay tinh thể của sự vật, âm nhạc là sự mô phỏng chính ý dục, Đây là lý do vì sao tác dụng của âm nhạc mãnh liệt hơn, sâu xa hơn những nghệ thuật khác vì những nghệ thuật khác chỉ nói đến cái bóng, trong khi âm nhạc nói ngay đến chính sự vật.” (trang 425,) Điểm lợi hại nhất của âm nhạc đã được Schopemhauer vạch trần. Ca từ là những đối thoại, độc thoại của trí tuệ sáng tác đối với tâm tình thưởng ngoạn; là sự truyền đạt từ ý thức sáng tạo đến vô thức lắng nghe. Vì sự lợi hại đó đã cho chúng ta được thưởng ngoạn biết bao nhiêu lời hay ý đẹp của văn chương, văn hóa. Nhạc đã hiến dâng cho chúng ta những nét mỹ 70 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ miều của giai điệu và những suy tư đã biến thành tinh chất qua cảm xúc trong ca từ. Như, Có đám cây trên đồi sống trong trong mơ hồ. Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa. Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ, đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già, mà chờ người đi mất từ ngàn xưa. Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa? (Hòn Vọng Phu 3, Lê Thương.) Tả cảnh đợi chờ vừa đẹp, vừa hay, vừa ấn tượng, vừa cảm động, như vậy là cùng, khó ai tả hơn được. Chẳng phải người nghe cảm thấy thú vị hay ho, thu thập được điều gì cao hơn, trước khi nghe? Ông Durant nhìn âm nhạc trong khía cạnh tâm lý. Ông nhận xét rất đúng. Nếu biết đem ưu điểm của âm nhạc nhập vào vô thức, sẽ hưởng dụng nhiều khả năng kỳ diệu của âm nhạc. Hãy bước vào giáo đường đêm thánh lễ, nghe những thánh ca bay bổng trên không trung, phải chăng tâm hồn ta thanh thoát, cảm thấy trong sạch và an vui? Hãy lắng nghe âm nhạc trong buổi lễ mừng ngày Phật Đản, phải chăng ta có thể hiểu thấm thía câu nói, buông dao đồ tể thành Phật? Nghe một bản nhạc classic hay, nghe một khúc đàn cò thê lương, nghe một buổi trống trận do người Nhật trình bày …Phải chăng người nghe có cảm giác chạm được nét đẹp điều hay của âm nhạc? Nếu xem phim mà không có nhạc, chắc chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn và mau chán? Nếu âm nhạc có thể xâm nhập vào vô thức để mở ra uy lực của tiềm thức, con người sẽ còn tìm thấy nhiều điều ngạc nhiên về âm nhạc. Khả năng và hiệu quả của âm nhạc khó có thể trình bày mọi khía cạnh của nó cho dầy đủ vì đây là một công việc còn đang tiến hành. Không phải tự nhiên mà 71 triết gia Friedrich Nietzsche viết: “Đời sẽ là một lầm lỗi nếu không có âm nhạc.” (Thư gửi Baudes.) Chưa kể các triết gia đông phương, chỉ lược sơ qua vài nhà tư tưởng tây phương thời cũ, chúng ta đã có khái niệm sơ khởi về ảnh hưởng của âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày. Tác dụng trên tâm lý vượt qua những xoa dịu buồn bã, ưu tư, giải tỏa những nặng nề khó thở, được sử dụng để điều chỉnh, điều trị những thương tổn trong tâm hồn, Âm nhạc còn sánh vai với những sinh hoạt khác như thể dục, tu tập, sinh hoạt cộng đồng để kích thích thần kinh và tâm trí. Ngoài ra, điều mà tôi yêu thích khi thưởng thức những bài hát là nghe ca từ. Ở đó, một kho tàng văn chương, văn hóa vĩ đại, cho chúng ta thêm những hiểu biết bên lề lịch sử, thu thập những điều hay vẻ đẹp của ý tưởng và cảm xúc mà kinh nghiệm riêng của một người chưa có dịp trải qua. Có thể nói, âm nhạc là một cây gậy vô hình mà mỗi người chúng ta có thể sử dụng chống đi trên đường đời đầy trơn trợt và cạm bẫy. Khi trật chân, chống gậy mà đi. Khi ngã xuống, chống gậy đứng lên. Khi nằm xuống, chống gậy ngồi dậy. Lần cuối cùng khi nằm xuống, bạn tôi, nhạc sĩ Lê Uyên Phương đã để những ca khúc do anh sáng tác và vợ chồng anh trình diễn suốt những giờ ngày trong nhà quàn. Linh hồn anh đã chống cây gậy của mình đứng lên, đi về thế giới khác, trong khi bạn bè, người thân, chia tay, chống gậy đi về với bùi ngùi Ðời mãi mãi mãi cách xa. Dòng nước mắt nóng tiễn đưa, xin cho lần cuối Tình ấy đắm đuối thiết tha vì qua bao nhiêu điêu linh, xót xa, đắng cay, trong đời... 72 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Màn đêm mở huyệt sâu. Mộng đầu xin dài lâu. Một vì sao lạ rơi, nghe hồn tê tái, trên dòng hương khói bay … Ngu Yên. Houston. Tháng 8, 2021. 73 Kịch 10 phút Moths Don Nigro Bướm Đêm Ngu Yên dịch Don Nigro, Kịch tác gia Hoa Kỳ. Lãnh giải Playwright’s Fellowship Grant, National Endowment For the Arts, Mary Roberts Rinehart Foundation, và Ohio Arts Council. Hai vở kịch nổi tiếng của ông: Anima Mundi và The Dark Sonnets of the Lady. Sinh ngày 3 tháng 9 năm 1949. Lớn lên tại Ohio và Arizona. Ra trường cử nhân đại học Ohio State, Tiến sĩ Fine Arts đại học Iowa năm 1979. Hiện làm giảng sư cho các đại học như Massachusetts Amerst, Indiana State, đại học Iowa, Kent State … Bướm Đêm GIỚI THIỆU: Đã có ngày, tất phải có đêm. Đã có thức, tất phải có ngủ. Đã có tỉnh tất phải có điên. Thế giới luôn luôn hiện diện với lưỡng nghi. Không ai có thể chỉ sống trong một mặt của lưỡng diện. Vỡ kịch cho người đọc một cảm giác thương tâm và chia sẻ những băn khoăn bình thường của người mẹ bất 74 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ thường. Thế giới bất thường là mặt bên kia của thế giới bình thường. Bất thường là phiên bản âm của bình thường. Cả hai chỉ là một. Những thiếu hụt và dư thừa của bình thường được tồn trữ trong bất thường. Ghi: Bướm đêm, người bình dân còn gọi là bướm ma. NHÂN VẬT: Meredith Cherry, phụ nữ khoảng 35 tuổi. (M) Ben Palestrina, đàn ông khoảng 2 tuổi. (B) THỜi ĐIỂM: Mùa hè 1970. DÀN DỰNG: Căn phòng lưới dưới hiên sau nhà trong một đêm mùa hè ở Armitage, một phố nhỏ trong vùng đồi núi ở miền đông tiểu bang Ohio. Ben và Meredith ngồi trên xích đu. Tiếng dế vang vang. Đôm đốm lập lòe. MỞ MÀN. M: Em đến thăm chị? B: Dĩ nhiên. M: Chị tưởng em đã quên. B: Không ai có thể quên chị. M: Nhiều người rồi. 75 B: Không có em. Chị khỏe không? M: Hàng đêm chị vẫn ngồi đây, nhìn bầy bướm đêm bay đậu vào tường lưới. Chúng muốn bay vào ánh đèn, bị lưới chận lại, Tụi nó không biết, cứ cố sức chui vào. Như con người. Ngu thật, nhưng chúng rất kiên trì, (im lặng.) Em trông khỏe mạnh. Già hơn. B: Chị trông vẫn đẹp. M: Chị lớn hơn em 14 tuổi. B: Chị chẳng thay đổi gì cả. M: Chị luôn luôn thay đổi, (im lặng). Chị biết một bí mật. B: Là chuyện gì? M: Em hứa đừng nói với cha chị. B: Được rồi. M: Chuyện con bướm đêm. B: Chuyện ra sao? M: Mỗi con bướm bay đến phòng lưới này mỗi đêm, khi chị ngồi trên xích đu ngắm đom đóm, mỗi con bướm thật sự là linh hồn của thứ gì đó. B: Hồn của thứ gì? M: Ma. Bướm đêm là ma. Ban đêm chúng đến tìm người. B: Tụi nó bị ánh đèn quyến rũ. M: Nhưng chúng đến tìm mình. Chúng muốn vào nhà, chờ khi mình ngủ sẽ đậu lên tai,rồi bò vào trong giấc mơ. B: Làm sao chị biết? M: Tại chị lắng nghe. 76 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ B: Nghe chuyện gì? M: Chị nghe bầy dế. Chúng nó báo tin, cần đề phòng bướm đêm. Đám đom đóm cũng báo động, bằng cách nhấp nháy trong bóng tối, cách truyền tin ban đêm. Bời vì, một khi bướm ma chui vào đầu, chúng sẽ gặm nhấm bộ não. Trong khi ăn dần dần, chúng sẽ khám phá những phần trí nhớ đã chôn vùi, như đào lên những mảnh dĩa vỡ hoặc xương khô trong vườn, phía sau nhà kho, dưới gốc cây dương. Bầy bướm đêm chui vào não, cái thứ bướm ma thường trú trong đầu sẽ đục khoét trí nhớ như nhà khảo cổ. Có những kỹ niệm mà chúng ta không muốn đào lên. Những kỹ niệm đau buồn mà chúng ta đã mất nhiều năm tháng để chôn sâu, nhưng cũng có những kỹ nệm vui. Đào thứ này lên cũng cảm thấy đau khổ vì chúng ta không bao gi có thể trở lại. Bầy bướm trong não sẽ ăn rách màn che và mở tung trí nhớ khiến chúng ta trở nên điên rồ. B: Em không tin chuyện này. M: Dĩ nhiên, em không tin. Không có ai ngu muội hơn người điên, (im lặng) Con gái của chị yêu em. B: Không. Không có đâu. M: Có. Có thật. Chị có thể nhìn ra. Nó ngưỡng mộ em lắm. B: Em quá già cho con chị, M: Em mới 20 mà. B: Khi cô bé được 15 tuổi, em đã già. M: Nó không nghĩ vậy. B: Con gái chị rất đẹp, thông minh. Bất cứ nơi nào cô đi, bầy con trai sẽ bu theo. Chị phải lấy chổi chà xua đuổi chúng nó. 77 M: Chị cũng sợ chuyện này. Họ cũng bu theo chị như vậy. Em thấy chưa, bầy con trai chưa hẳn là người. B: Con gái chị sẽ tốt thôi. Cô sẽ biết tự chăm sóc mình. Cô khôn ngoan hơn họ. M: Không ai có thể lo lắng cho chúng. Không ai có thể lo cho ai, (im lặng) Có lẽ em nên cưới con gái chị, khi nó lớn lên. B: Không được đâu. M: Em vẫn còn cặp cô bạn gái thời đại học? B: Vâng. M: Cô ấy có điên không? B: Chắc không. Có thể có một chút. M: Em biết không, đó là lỗi của chị. B: Lỗi gì? M: Chị là cô gái đầu tiên ngủ với em. Chị đã nhiễm vào đầu em một ít thế giới đen tối. Từ đó, em sẽ yêu những cô gái hơi điên điên. B: Ai mà chẳng điên chút ít. M: Ben, chị sợ cho con chị. B: Cô ấy giống chị. Đẹp, thông minh. khôi hài, mạnh mẽ. độc lập và dứt khoát là độc đáo. M: Đúng. Những người điên nhất trên thế giới đều như vậy. Mẹ chị cũng vậy. Bà bỏ đi. Cha chị suy xụp từ đó. Không cách nào cứu vãn ông được nữa. B: Cha chị rất thương chị. M: Rắc rối là vì vậy. Tình thương luôn luôn rắc rối. Chị giống mẹ. Bây giờ, chị sợ con gái sẽ giống chị. Hình như nó hoàn toàn bình thường. Rồi một ngày, 78 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ khi nó lớn bằng tuổi em, bướm ma sẽ chui vào sọ nó. Sẽ bắt đầu ăn não. B: Chuyện đó sẽ không xảy ra. M: Đừng nói vi chị là không xảy ra. Em không biết đâu. B: Em không tin chuyện đó sẽ xảy ra. M: Nhưng em không thể biết trước. (im lặng.) Chị đã về nhà được sáu tháng. B: Cha chị nói, chị sống rất bình thường. M: Lúc nào cũng bình thường. Khởi đầu, chị bình thường. Chị rất giỏi để được trông thấy bình thường. Tâm trí bình tĩnh. Họ cứ tiếp tục thay đổi thuốc. Họ chẳng biết họ đang làm gì, nhưng đôi khi cũng có hiệu quả. Chỉ lúc đó. Nhưng về khuya, nằm ngủ một mình, trong nhà cha chị. Cảm thấy bầy bướm ma. Gặm nhấm trong đầu. Đào bới trí nhớ. Bầy bướm có mục đích. làm cho minh điên loạn vì tiếc nuối sầu khổ. B: Tại sao chúng phải làm như vậy? M: Bởi vì chúng là linh hồn của các sinh vật đã chết để chúng ta được sống. Chúng đầu thai từ tất cả những thứ chúng ta ăn, và những ai chúng ta đã giành mất chỗ của họ trong đời sống này. Khoảng trống trên mặt đất có giới hạn. Mỗi người đang sống là thế vào chỗ của người đã chết. Nếu không, sẽ không đủ thực phẩm. Luật đời là vậy. Đám bướm đêm có nhiệm vụ nhắc nhớ chuyện này, đổ tràn lên chúng ta những sầu đau, đưa đẩy chúng ta đến ý nguyện muốn chết. B: Chị đừng nghĩ chuyện chết. M: Chị đang cố gắng. Lần đầu tiên, em rán cứu chị, gần bị chết đuối. Ngu thật. Nhảy xuống nước cứu chị mà không biết bơi. Em có biết là không ai có 79 thể cứu ai được? Em dùng cả cuộc đời để rán cứu người không đáng cứu, người không muốn được cứu. Rồi em sẽ bị trừng phạt, như chị đã gánh chịu. B: Chị chưa bao giờ như vậy. Chị phải sống vì đứa con gái, nó thương chị lắm. M: Hứa với chị điều này. B: Điều gì? M: Hứa với chị em sẽ không bao giờ ngủ với con gái của chị. B: Ô, chị Meredith. M: Chị nói đứng đắn. Nói thật đó. Hứa với chị. Em phải hứa với chị, Cho dù con gái chị lớn lên, xinh đẹp cách mấy, em phải hứa, không bao giờ ngủ với nó. Cho dù nó năn nỉ. Nó đã yêu em. Chị thấy được mà. B: Em hứa. Sẽ không bao giờ ngủ với con gái chị. M: Nhưng luôn luôn canh giữ nó. B: Em sẽ theo dõi. M: Em không thể cứu nó, nhưng có thể canh phòng, và có thể thông cảm khi bầy bướm đêm bắt đầu ăn não của nó. B: Cô ta còn có chị chăm sóc mà. M: Chị không biết nếu chị còn lo nổi hay không. Bầy bướm nói, chẳng bao lâu nữa chị sẽ trở vào lại nơi đó. Lần này có thể chị sẽ không bao giờ trở ra. Chị cần em thế chỗ chị. Chăm sóc cho con gái và không được chạm vào thân thể nó, cho dù em thèm muốn đến mức nào, vì em sẽ muốn, vì nó sẽ làm em nhớ đến chị. B: Meredith, cô ta sẽ tốt đẹp và chị cũng vậy. 80 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ M: Thề đi. Thề với chị, em sẽ luôn luôn lo lắng cho nó và không ngủ với nó. Vì tình yêu là nền tảng cho tất cả buồn khổ. Bầy bướm nói như vậy. Chúng thì thầm suốt đêm bên tai điều này. Em phải hứa, em chịu hứa không? B: Em hứa. M: Em có yêu cô bạn gái từ thời đại học không? B: Có chứ. M: Cô ta có yêu em không? B: Em nghĩ là có, M: Thật đáng buồn. B: Đôi khi đời là vậy. M: Không có gì kết thúc tốt đẹp cả. B: Có thể... M: Bầy bướm nói với chị. Tình yêu là một cái gì sẽ giết mình. Mỗi đêm, bầy bướm đến nhắc nhở rằng chúng ta nợ người nào đó một cái chết, (im lặng.) Có thể tốt hơn cho con gái nếu chị chết. B: Chẳng có gì tốt hơn cho cô ấy nếu chị chết. M: Em không nghĩ như vậy sao? B: Cô ta cần chị. M: Nhưng nó không tin chị không bị điên. B: Cô ta tin chị thương yêu cô. Điều này có thật và cô cần chị. Bỏ đi, chị đừng nghĩ đến chuyện chết. M: Chị sẽ cố, (im lặng). Chị lo rằng sau khi chết sẽ không được giải thoát. Sẽ trở về như một con bướm ma. Sẽ bò vào giường ngủ. Sẽ đào xới trí nhớ, như những mảnh vỡ của dĩa sành, (im lặng.) Em còn yêu chị không? B: Em yêu chị nhiều lắm. 81 M: Cho dù như thế nào? B: Cho dù sẽ ra sao. M: Phải cận thận người nào em yêu. B: Yêu người nào không phải do mình chọn. M: Đừng để chị bay vào, được không? Khi ban đêm, chị sẽ đến phòng lưới của em, bay đậu bên ngoài, đừng để chị vào. Đừng bao giờ để chị vào. (Ben chồm tới, cầm tay Meredith. Im lặng. Cả hai gần như bất động, cùng nhìn ra hướng đôm đốm bay. Đèn mờ dần rồi tối hẳn.) HẠ MÀN. 82 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Giới Thiệu Robert Schumann (1810-1856) Nhạc sư người Đức, chuyên về dương cầm và phê bình gia về nhạc trong thế kỷ 19. Được tôn vinh như một nhà sáng tác lớn lao của thời đại Lãng Mạn. Đang có triển vọng trở thành người chơi dương cầm hay nhất ở Âu Châu, một tai nạn đã gây thương tích cho tay ông, giấc mộng đó phai mờ. Nhờ vậy, ông tập trung vào sáng tác. Lara Weck, vợ ông, là một tay chơi dương cầm nổi tiếng. Vào gần cuối đời ông rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm thần, tự tử hụt và được đưa vào nhà thương tâm trí điều trị. Qua đời vì bệnh sưng phổi lúc 46 tuổi. 83 84 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ 85 86 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ 87 88 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ 89 90 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ 91 Giới Thiệu Sách: Tiếp theo, kỳ 4 Brief Answers To The Big Questions Stephen Hawking. 2018. 220 trang. Câu Trả Lời Tóm Lược Cho Những Câu Hỏi Lớn Bài dịch sẽ lược bỏ bớt những đoạn trình bày kỹ thuật phức tạp, mà một người bình thường không cần phải theo dõi. 92 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Có Thượng Đế Hay Không? Stephen Hawking Ngu Yên dịch (Tiếp theo) Ghi: Chữ nhỏ trong ngoặc là của người dịch bổ túc. Khoa học càng ngày càng gia tăng việc trả lới những câu hỏi nằm trong phạm vi tôn giáo. Khởi đầu, tôn giáo đã nỗ lực giải đáp những thắc mắc cho nhân loại: Tại sao chúng ta có mặt ở đây? Con người từ đâu đến? Từ xa xưa đến nay, câu trả lời hầu như giống nhau: Thần thánh đã tạo ra vạn vật. Trần gian là một nơi đáng sợ, vì vậy, ngay cả những người can đảm cứng rắn như dân Vikings cũng tin vào quyền lực của siêu nhiên để giải thích những hiện tượng thiên nhiên như sấm sét, bão tố, nhật thực. Ngày nay, khoa học đưa ra những câu trả lời chính chắn hơn, nhất quán hơn, nhưng người ta vẫn phải bám vào tôn giáo vì nó mang lại sự bình yên. Họ không tin hoặc không hiểu rõ khoa học. Vài năm trước đây, tạp chí Time đăng một tựa đề lớn trên trang bìa: “Hawking: Chúa không tạo ra vũ trụ,” Bài báo được minh họa, vẽ hình Chúa thể hiện như bức tranh nổi tiếng của Michelangelo, trông giống như sấm sét. Họ in hình của tôi, nhìn rất tự mãn. Lảm như chúng tôi đang đấu tay đôi. Thật sự, tôi không có ác cảm với Chúa. Cũng không muốn gây ấn tượng việc nghiên cứu của tôi, dùng để chứng minh, bác bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế. Công việc của tôi là tìm kiếm một cấu trúc hợp lý để giải thích vũ trụ chung quanh con người. 93 Nhiều thế kỷ qua, người ta tin rằng những người tàn tật như tôi đang sống dưới lời nguyền do Thượng Đế trừng phạt. Thế thì, tôi có thể làm cho ai đó phiền hà, nhưng tôi thích giải nghĩa mọi thứ theo một cách khác, theo những định luật tự nhiên. Nếu bạn đọc tin tưởng vào khoa học như tôi, sẽ chứng nghiệm, có một số quy luật luôn luôn hiện diện và được tuân thủ. (Ví dụ như nước bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành mưa, mưa xuống đất ra sông hồ ao biển rồi bốc hơi …) Nếu muốn, có thể lý luận rằng những quy luật là sản phẩm của Thượng Đế, nhưng quan điểm này nghiêng về định nghĩa quyền năng của Chúa hơn là bằng chứng về sự tồn tại của Ngài. Khoảng năm 300 trước Công nguyên, Một triết gia tên Aristarchus bị mê hoặc bởi hiện tượng nhật thức, đặc biệt là nguyệt thực. Ông đã đủ can đảm để đặt câu hỏi, những sự kiện này có phải do thần thánh tạo ra? Ông trở thành một nhà khoa học tiền phong. Aristarchus nghiên cứu kỹ về bầu trời và đi đến một kết luận táo bạo: Nhật thực là bóng của trái đất đi qua mặt trăng, không phải là việc làm của quyền lực siêu nhiên. Được giải thoát nhờ khám phá này, ông có thể tìm ra những gì thực sự xảy ra trên đầu ông, và vẽ các biểu đồ cho thấy mối liên hệ thực tế giữa mặt trời. trái đất và mặt trăng. Từ đó, ông đã đưa đến những kết luận xuất sắc. Cho rằng, trái đất không phải là trung tâm vũ trụ như mọi người đã nghĩ, thay vào đó, nó xoay chung quanh mặt trời. Hiểu được sự sắp xếp này, sẽ giải thích tất cả các hiện tượng nhật thực nguyệt thực. Khi mặt trăng phủ bóng xuống trái đất, đó là nhật thực. Khi trái đất che khuất mặt trăng, đó là nguyệt thực. Rồi Aristarchus còn tiến xa hơn. Cho rằng, các ngôi sao không phải chỉ là tinh tú trên nền trời, như các người cùng thời đã tin tưởng. Các ngôi sao là những mặt trời khác, giống như mặt trời của chúng ta, nhưng ở rất xa. Thật là một nhận 94 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ thức đáng kinh ngạc. Vũ trụ là một bộ máy được điều hành bởi những nguyên tắc và quy luật. Những luật mà tâm trí con người có thể hiểu được. Tôi tin rằng sự phát hiện những quy luật này là những thành tựu vĩ đại của loài người, vì chính những định luật tự nhiên - như hiện nay, chúng ta đang gọi tên – đã tự nói lên, liệu chúng ta có cần những vị thần thánh để giải thích về vũ trụ hay không? Những định luật tự nhiên mô tả đường lối sinh hoạt thật sự của mọi thứ trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Đối với các tay quần vợt chuyên nghiệp, trái banh luôn luôn được đánh đi chính xác vào những nơi họ đã tính trước. Hành động này gói ghém một số quy luật. Chúng chi phối mọi thứ đang diễn ra, từ năng lượng điều khiển cú đánh bởi cơ bắp của cầu thủ cho đến tốc độ trên sân cỏ mọc dưới chân. Nhưng điều quan trọng thực sự là các quy luật vật lý mang tính phổ biến và bất biến. Chúng không chỉ áp dụng cho đường banh quần vợt, mà cho cả sự chuyển động của trái đất và mọi tinh tú trong vũ trụ. Không giống như luật pháp của con người, luật tự nhiên không thể bị phá vỡ, đó là lý do tại sao chúng có uy lực chứng minh khi nhìn từ quan điểm của tôn giáo dù phải tranh luận. Nếu bạn đọc có thể chấp nhận như tôi, những định luật tự nhiên là cố định, sẽ không mất nhiều thời giờ để dẫn đến câu hỏi: Vai trò của Chúa làm gì ở đây? Sự mâu thuẫn lớn lao giữa khoa học và tôn giáo nằm ở chỗ này, mặc dù quan điểm của tôi trở thành tựa đề lớn, gây xôn xao trong dư luận, thật ra, sự mâu thuẫn đã có từ ngàn xưa. Người ta có thể định nghĩa Thượng Đế là hóa thân của các định luật tự nhiên. Tuy thế, hầu hết mọi người không nghĩ Thượng Đế như vậy. Họ quan niệm, siêu nhiên cũng giống như con người, phải 95 có những mối liên hệ cá nhân. (Tôn giáo là hệ thống liên hệ cá nhân với siêu hình.) Khi nhìn lên vũ trụ vô tận, và sự sống tình cờ, vô nghĩa của con người trong bao la đó, dường như là chuyện đáng nghi ngờ nhất. Tôi dùng từ ngữ “God” (Chúa, Thượng Đế) theo nghĩa “không nhân tính”, như Einstein đã sử dụng, cho các định luật tự nhiên. Như vậy, hiểu được tâm trí Thượng Đế là hiểu biết các định luật tự nhiên. Tôi dự đoán, con người sẽ biết tâm trí của Thượng Đế vào cuối thế kỷ này. Một lãnh vực còn lại mà tôn giáo dùng để khẳng định Thượng Đế là nguồn gốc tạo ra vũ trụ, (Đó là vũ trụ ra đời nhu thế nào,) nhưng khoa học cũng đang tiến đến và sẽ sớm đưa ra câu trả lời dứt khoát về sự khai sinh ra vũ trụ. Tôi ấn hành một cuốn sách đặt nghi vấn, liệu Chúa có tạo ra vũ trụ hay không? Đã gây ra nhiều chấn động. Một độc giả bực bội đã nói rằng, một nhà khoa học không nên có ý kiến gì về tôn giáo. Tôi không có ý định thuyết phục ai phải tin điều gì. Đối với tôi, đặt câu hỏi về Chúa có hiện hữu hay không, là câu hỏi thuần về khoa học. Sau cùng, khó mà mà nghĩ một điều gì bí ẩn, căn bản, quan trọng hơn là “Ai đã tạo ra và điều khiển vũ trụ.” Tôi nghĩ vũ trụ được tạo ra một cách tự nhiên từ hư không, theo quy luật khoa học. (Quan điểm này giống căn bản của thuyết khai sinh trời đất của Trung Hoa: Hư vô sinh thái cực. Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng ….) Giả định căn bản của khoa học là thuyết tất định khoa học (Determinism). Nghĩa là, các quy luật khoa học xác định sự tiến hóa của vũ trụ, dựa trên trạng thái của nó trong một thời điểm. (Trạng thái ở đây có thể hiểu là hoàn cảnh, bao gồm những gì xảy ra, trong một thời thời gian nhất định được xác định.) Những quy luật này có thể hoặc không 96 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ được Chúa ban hành, nhưng Chúa không thể can thiệp để thay đổi hoặc hủy bỏ những quy luật tự nhiên, nếu không, chúng không phải là quy luật. Điều này giải thích, Chúa chỉ có quyền tự do lựa chọn trạng thái, hình thức khai sinh của vũ trụ. Sau đó, vũ trụ sẽ do các quy luật tự nhiên điều hành. Ngay cả khái niệm khai sinh này dường như cũng có những quy luật. Nếu vậy, Chúa không có tự do làm gì cả. Bất chấp sự phức tạp và đa dạng của vũ trụ, hóa ra để tạo nên một vũ trụ, chỉ cần ba nguyên liệu. Hãy tưởng tượng rằng chung ta có thể liệt kê chúng trong cuốn sách dạy gia chánh, nấu món vũ trụ. Như vậy ba nguyên liệu dùng để nấu là gì? • • • Vật chất: Bất kỳ thứ gì có khối lượng. Vật chất ở chung quanh chúng ta, trong lòng đất dưới chân và ngoài không gian. Bụi, đá, băng, chất lỏng… Những đám mây mênh mông, những ngân hà xoắn ốc khổng lồ đầy tinh tú, mỗi ngân hà chứa hàng tỷ mặt trời, trải dài những khoảng cách đáng kinh ngạc. Những thứ đó đều thuộc về vật chất. Năng lượng: Cho dù một ai chưa bao giờ nghĩ về năng lượng, nhưng tất cả chúng ta đều biết nó. Một thứ chúng ta nhìn thấy, gặp gỡ hàng ngày. Nhìn lên mặt trời, sẽ cảm thấy chất ấm hoặc nóng chạm vào mặt: Đó là năng lượng đó được tạo ra bởi một hành tinh cách chúng ta 93 triệu dặm (mặt trời). Năng lượng tràn ngập khắp nơi trong vũ trụ, tự thúc đẩy trong tiến trình giữ bản chất năng động, không ngừng thay đổi vị trí. Có vật chất, có năng lượng, nguyên liệu thứ ba là Không gian: Khoảng trống bao la. Chúng ta có thể mô tả vũ trụ bằng cụm chữ: 97 tuyệt vời, đẹp đễ, bạo lực… nhưng có một cụm từ không thể dùng cho nó, đó là chật hẹp. Bất cứ lúc nào, nhìn lên vũ trụ đều thấy nhiều khoảng trống và rất nhiều không gian, trải dài ra mọi hướng. Sự rộng lớn làm cho đầu óc chúng ta xây xẩm. Như vậy, vật chất, năng lượng và không gian, từ đâu mà có? Nhân loại không có câu trả lời cho đến thế kỷ 20. Câu trả lời đến từ sự hiểu biết của một người đàn ông, có lẽ là nhà khoa học lừng lẫy nhất trong cõi sống, tên: Albert Einstein. Đáng buồn vì tôi chưa bao giờ được gặp ông. Einstein đã nhận ra một điều khá lạ lùng: Hai trong ba thành phần chủ yếu tạo ra vũ trụ, đó là vật chất và năng lượng có cơ bản là một thứ giống nhau, hai mặt của cùng một đồng tiền. Phương trình nổi tiếng của ông E=mc2, đơn giản có nghĩa: Khối lượng (vật chất) có thể xem như một dạng năng lượng và ngược lại. Như vậy, thay vì phải có ba thành phần, chúng ta có thể xác nhận xây dựng vũ trụ chỉ còn hai: năng lượng và không gian. Câu hỏi tiếp theo: Năng lượng và không gian đến từ đâu? Sau nhiều thập niên nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời: Không gian và năng lượng được phát sinh một cách ngẫu nhiên và tự nhiên trong một sự kiện mà ngày nay chúng ta gọi là “Vụ nổ lớn” (Big Bang. Được giải thích chi tiết trong tác phẩm The Large Scale Structure of Space-Time, 1973, Hoặc giải thích sơ lược dễ hiểu hơn trong A Brief History of Time. 1988 Stephen Hawking.) Vào lúc xảy ra vụ nổ lớn, cả một vũ trụ đã khai sinh, cùng với không gian. Tất cả đều phồng lên. (nở ra) như quả bong bóng bay được thổi lên. Như vậy, tất cả năng lượng và không gian giải thích như thế nào? Làm sao cả vũ trụ có thể tràn đầy năng 98 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ lượng? Sự rộng lớn kỳ diệu của không gian và tất cả những gì chứa đựng trong đó, không lẽ, chỉ đơn giản xuất hiện từ hư không? Đối với một số người, đây là lúc Chúa trở lại với quyền phép. Chính là Chúa đã sáng tạo năng lượng và không gian. Vụ nổ lớn, Big Bang, là thời điểm Chúa dựng nên trời đất. Nhưng khoa học giải thích một cách khác. Đứng trước những rắc rối mà tôi tự rước vào thân, tôi nghĩ, nhờ nói ra như vậy, người ta có thể hiểu thêm nhiều điều về những hiện tượng đã gây khủng khiếp cho dân Viking. Thậm chí, chúng ta có thể vượt qua cặp “hai mặt một đồng tiền” kỳ lạ: Đó là Vật chất và Năng lượng do Einstein đã khám phá. Có thể sử dụng các quy luật tự nhiên để giải quyết nguồn gốc của vũ trụ và tìm hiểu, nếu sự hiện hữu của Chúa là cách duy nhất để giải thích vấn đề này. Khi tôi lớn lên, sau thế chiến thứ Hai, Anh quốc sống trong tình trạng khắc khổ. Người ta nói với chúng tôi, không bao giờ nhận một cái gì đó mà hoàn toàn không trả lại một thứ gì khác. (Không có gì hoàn toàn không tốn kém) Nhưng bây giờ, sau một đời làm việc, tôi nghĩ chúng ta đã thật sự có một vũ trụ miễn phí. Bí ẩn lớn nhất ở tâm điểm của Vụ nổ lớn là làm sao để giải thích toàn bộ vũ trụ diệu kỳ mênh mông với không gian và năng lượng có thể cụ thể hóa, vật chất hóa tử chỗ không có gì. Bí mật này nằm trong một thực tế kỳ lạ nhất về vũ trụ. Các định luật vật lý đòi hỏi sự tồn tại của mọi thứ là “năng lượng âm” (negative energy.) Để giúp bạn đọc hiểu được khái niệm lạ lùng nhưng quan yếu này, hãy cho tôi sử dụng một phép loại suy đơn giản: Thử tưởng tượng có người muốn xây ngọn đồi trên mảnh đất bằng phẳng. 99 Ngọn đồi biểu tượng cho vũ trụ. Để đắp đất lên ngọn đồi, anh phải đào cái hố để lấy đất. Như vậy, anh ta vừa tạo ra ngọn đồi, cùng lúc tạo ra hố sâu. Cái hố là phiên bản âm của ngọn đồi, vì tát cả những gì lấy từ hố đưa lên trở thành chất liệu xây cất đồi cao. Đó là sự cân bằng hoàn hảo. Đây là nguyên tắc đằng sau những gì xảy ra vào thời kỳ bắt đầu của vũ trụ. (Từ ẩn dụ tạo ra ngọn đồi, chúng ta đi đến thời điểm khai sinh của vũ trụ.) Khi Vụ nổ lớn tạo ra số năng lượng khổng lồ dương tính, đồng thời nó tạo ra khối năng lượng âm tính bằng khối dương tính. Theo sự kiện này, số dương và số âm cộng lại sẽ bằng 0 (zero). Đó là một trong các định luật tự nhiên. Như vậy, số năng lượng âm đã đi đâu? Nó ở trong nguyên liệu thứ ba đã liệt kê trong sách dạy nấu ăn: Không gian, năng lượng âm nằm trong không gian. Điều này mới nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng theo quy luật tự nhiên liên quan đến hấp lực (gravity) và chuyển động (motion) – hai định luật thuộc hạng lâu đời nhất trong khoa học – thì chính không gian là một nhà kho vô tận chứa khối năng lượng âm khổng lồ. Đủ để bảo đảm khi tất cả cộng lại sẽ bằng số 0 (số không.) Tôi thừa nhận, trừ khi toán học là sở thích của chúng ta, nếu không, sự thật là chúng ta khó nắm bắt những giải thích. Lưới trời vô tận của hàng tỷ tỷ thiên hà, mỗi thiên hà kéo thiên hà khác bởi hấp lực, sinh hoạt như một thiết bị lưu trữ khổng lồ. Vũ trụ như một cục pin vĩ đại tích trữ năng lượng âm. Về bên dương giống như ngọn đồi, bao gồm khối lượng và năng lượng mà chúng ta thấy ngày nay. Hố sâu tương ứng với ngọn đồi, như vậy, bên âm của vạn vật, tràn ngập khắp không gian. 100 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Điều này có ý nghĩa gì trong việc tìm kiếm sự hiện hữu của Thượng Đế? Có nghĩa: nếu vũ trụ cộng lại là số không, (năng lượng dương cộng năng lượng âm bằng zero,) không có gì, thì Chúa không cần tạo ra nó. Vũ trụ ví như một bữa ăn miễn phí. Nếu đã biết số dương cộng số âm bằng không có gì, điều còn lại bây giờ, là tìm ra - hoặc tôi dám hỏi – ai là kẻ tiên chinh đã kích hoạt để bắt đầu toàn bộ quá trình này? Điều gì xuất hiện đã gây ra sự tự phát của vũ trụ? Mới nghe qua, dường như khó hiểu. Xét cho cùng, trong cuộc sống hàng ngày, mọi thứ không phải chỉ trở thành hiện thực, cụ thê hóa từ không không. Không thể chỉ búng ngón tay và gọi một tiếng, tức thì ly cà phê chạy đến. Chúng ta phải tạo ra từ hạt cà phê, pha nước sôi, trộn ít đường và sữa. Nhưng nếu chúng ta đi sâu vào ly cà phê, xuyên qua các hạt sữa, đến các nguyên tử. Chúng ta bước vào một thế giới nơi có thể tạo ra một thứ gì từ không có gì. Tối thiểu trong một thời gian ngắn. Bởi vì, ở mức độ này, những hạt như proton hoạt động theo các quy luật tự nhiên mà chúng ta gọi là cơ học lượng tử (quantum mechanics). Chúng có thể xuất hiện tình cờ, hiện diện một thời gian rồi biến mất, để xuất hiện trở lại ở một nơi khác. Chúng ta biết bản thân của vũ trụ trước kia đã từng rất nhỏ, có thể nhỏ hơn hạt proton. Như vậy, nếu bây giờ vũ trụ lớn mênh mông chắc phải có điều gì kỳ lạ đã xảy ra. Nghĩa là, bản thân của vũ trụ sau khi khai sinh, bao la và phức tạp một cách kỳ dị, có thể chỉ đơn thuần đột nhiên nổ ra và tồn tại mà không vi phạm các định luật tự nhiên. Từ thời điểm đó, một khối năng lượng lớn đã được giải thoát khi không gian tự mở rộng - một nơi lưu trữ tất cả các năng lượng âm cần thiết để cân bằng với năng lượng dương. Nhưng tất nhiên câu hỏi quan trọng 101 được đặt ra một lần nữa: Có phải Chúa đã tạo ra định luật lượng tử cho phép Vụ nổ lớn thành hình? Tóm lại, có cần Chúa sắp đặt luật lượng tử để kích hoạt vụ nổ khai sinh vũ trụ? Tôi không có ý xúc phạm đến đức tin của bất kỳ ai, nhưng tôi nghĩ, khoa học đưa ra lời giải thích thực tế, thuyết phục hơn chuyện có Chúa sáng tạo. Kinh nghiệm hàng ngày cho thấy tất cả mọi chuyện xảy ra đều phải liên quan đến điều gì xảy ra trước đó. Bằng kinh nghiệm này, chúng ta dễ dàng nghĩ rằng có một thứ gì đó, hoặc là Chúa, đã khiến vũ trụ thành hình. Nhưng khi nói về toàn thể vũ trụ, ý nghĩ đó không nhất thiết đúng. Cho phép tôi giải thích: Hãy tưởng tượng dòng sông, chảy xuống sườn núi. Điều gì tạo ra dòng sông? Câu trả lời đúng sẽ là mặt trời chiếu xuống đại dương, nước bốc hơi lên trời, tạo thành mây, mây gặp lạnh thành mưa. Nước xuống đất là nguồn sông. Nước xuống sông thành dòng chảy. Như vậy, điều gì khiến mặt trời tỏa sáng và nóng? Nếu nhìn vào bên trong nắng, sẽ thấy một quá trình gọi là “nhiệt hạch,” trong đó các nguyên tử hydro gặp nhau tạo thành Heli, giải tỏa một số năng lượng lớn. Vậy, Hedro đến từ đâu? Câu trả lời: Từ Vụ nổ lớn. Nhưng đây là một điểm nhỏ cần quan tâm: Bản thân của các luật tự nhiên cho biết, vũ trụ không chỉ tự tồn tại mà còn không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào, như một proton, không đòi hỏi gì về năng lượng. Tuy nhiên, cũng có thể không có lý do nào tạo Vụ nổ lớn. Giải thích theo lý thuyết của Einstein và sự hiểu biết của ông về không gian và thời gian trong vũ trụ, trên căn bản, cả hai gắn liền vào nhau. (Không thể tách rời không gian và thời gian. Ở đâu có không gian là có thời gian, hoặc ngược lại.) Vì vậy, từ khi vụ 102 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ nổ lớn (Big Bang) bắt đầu, một điều kỳ diệu đã xảy ra, đó là sự xuất hiện của thời gian. Để tìm hiểu ý tưởng gây bối rối này, hãy xem xét một lỗ đen lơ lửng trong không gian. Một lỗ đen điển hình là một ngôi sao có khối lượng (vật chất) lớn đến mức, tự nó làm cho nó sụp đổ. Nó lớn đến độ không có ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi hấp lực của chính nó, Đó là lý do tại sao nó hoàn toàn đen tối. Hấp lực của nó rất mạnh, làm cong và biến dạng không chỉ ánh sáng mà còn cả thời gian. (Lỗ đen tự hút ánh sáng và thời gian vào trung tâm của nó.). Để giải thích thêm, hãy tưởng tượng chiếc đồng hồ đang bị hấp lực của lỗ đen hút vào. Khi đồng hồ tiến dần đến gần lỗ đen, kim đồng hồ sẽ chậm lại vì sức hút. Bây giờ, hãy tưởng tượng chiếc đồng hồ đi vào lỗ đen - giả sử nó có thể chịu đựng được hấp lực lớn – nó sẽ thực sự dừng lại. (kim đồng hồ không chạy.) Nó dừng lại không phải vì hư hỏng, mà vì bên trong lỗ đen không có thời gian. Đó là chính xác những gì đã xảy ra khi vũ trụ bắt đầu. (Theo tôi, người dịch, đoạn giải thích về sự bắt đầu của thời gian này không cho người đọc một khái niệm sáng tỏ. Ví dụ về chiếc đồng hồ chỉ nói lên sự vắng mặt của thời gian trong lỗ đen. Sự liên hệ giữa không có thời gian trong lỗ đen và sự khai sinh của thời gian như thế nào, không được rõ ràng. Các bạn đọc nên tìm hiểu về thời gian vũ trụ trong tác phẩm A Brief History of Time của Stephen Hawking, Sự giải thích sẽ mạch lạc và thuyết phục hơn.) Trong một trăm năm qua, chúng ta đã đạt được những bước tiến ngoạn mục trong sự hiểu biết về vũ trụ. Hiểu được một số định luật điều hành tất cả những gì xảy ra trong mọi trường hợp. Ngoại trừ một số trường hợp quá đặc biệt như: nguồn gốc vũ trụ và lỗ đen. Tôi tin rằng vai trò của thời gian lúc vũ trụ khai sinh là chìa khóa cuối cùng để loại bỏ 103 sự cần thiết của đấng tạo hóa. Cùng một lúc, sẽ biểu lộ cách vũ trụ tự tạo ra chính nó. Nếu chúng ta du hành ngược thời gian về lại thời điểm xảy ra Vụ nổ lớn. Trên đường đi, sẽ thấy vũ trụ nhỏ dần, càng ngày càng rút lại, cho đến một lúc, toàn bộ vũ trụ chỉ là một không gian co cụm. Sau cùng là một lỗ đen rất nhỏ, đông đặc, nén chặt. Nó giống như những lỗ đen ngày nay, trôi nổi trong không gian. Các quy luật tự nhiên điều hành một cách nào đó khá kỳ diệu. Chúng cho chúng ta biết, ở đây, lúc đó, thời gian cũng phải ngừng lại. (Trước khi nổ lớn, vũ trụ là một khối vật chất nén đặc, có trọng lượng nặng khủng khiếp và không có thời gian. Thời gian chỉ xuất hiện, bắt đầu ngay lúc nổ lớn.) Chúng ta không thể đi đến trước lúc Nổ Lớn (Big Bang) vì trước đó không có thời gian. Rốt cuộc, chúng ta đã tìm ra một thứ gì không có nguyên nhân, bởi vì không có thời gian để nguyên nhân xuất hiện. (Nói một cách khác, không có thời gian thì không thể có không gian, thì không có gì cả.) Đối với tôi, điều này có khả năng chứng tỏ không có đấng tạo hóa. Trước Vụ nổ lớn, không có thời gian, không có gì, không có điều kiện cho đấng tạo hóa hiện hữu. Người ta muốn nghe những câu trả lời cho những câu hỏi lớn, ví dụ như, tại sao con người sống ở đây? Họ biết, không thể mong đợi câu trả lời một cách dễ dàng, vì vậy họ đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận những giây phút gay go. Khi họ hỏi tôi, liệu có Chúa tạo ra vũ trụ hay không. Tôi nói, bản chất của câu hỏi không có ý nghĩa. Vì trước Vụ nổ lớn, thời gian chưa hiện diện. Không có thời gian để Chúa tạo ra vũ trụ. Tương tựa như câu hỏi đường đi đến biên giới của trái đất. Trái đất hình cầu không có biên giới, vì vậy tìm kiếm câu trả lời cho biên giới của trái đất ở đâu là việc không có ý nghĩa. 104 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ Tôi có đức tin hay không? Mỗi người chúng ta đều có tự do tin vào những gì mình muốn. Theo quan điểm của tôi, lời giải thích ngắn gọn nhất là không có Chúa. Không ai tạo ra vũ trụ và không ai chỉ đạo số phận của con người. Điều này dẫn tôi đến một nhận thức cần thiết khác: Có lẽ không có thiên đàng, cũng không có thế giới bên kia. Tôi nghĩ, niềm tin vào thế giới bên kia chỉ là mơ tưởng. Không có bằng chứng nào đáng tin cậy về những điều này và chúng sẽ phai mờ khi đối diện với những gì chúng ta hiểu biết về khoa học. Tôi nghĩ, khi chết chúng ta sẽ trở về cát bụi. Nhưng có một ý nghĩa nào đó khi chúng ta đang sống, tạo ra ảnh hưởng, và truyền lại phẩm chất “gene” cho con cái đời sau. Chúng ta chỉ có một đời này để hưởng thụ và cảm tạ một cơ cấu cao kỳ lớn lao của vũ trụ. Và tôi vô cùng biết ơn điều này. Stephen Hawking Ngu Yên dịch 105 106 Tạp Chí Đọc và Viết. Bất Định Kỳ MỤC LỤC SỐ 6 1- Fadhil Assultani. Thơ Iraq. Dịch. 2- Cây Chổi Của Mẹ Tôi. Phiếm Luận. 3- Diễn Đạt Ca Khúc Là Gì? Royal Staton. Nhạc 4- Lầu Kính. Reinaldo Arenas. Truyện Cuba. Dịch. 5- Lửa Trại Trên Không Gian. Thơ. 6- Sữa Nhân Ái. J. Thalia Cunningham. Kịch dịch. 7- Câu Chuyện Của Người Thua Kiện. 8- Giới thiệu sách: Brief Answers To The Big Questions, Stephen Hawking. Ngu Yên dịch từng kỳ Vạn Vật Bắt Đầu Như Thế Nào? 107