Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thảo luận chung

Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.

Automoderator

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi vừa tìm thấy công cụ mới này do bên MediaWiki làm cho các dự án Wikimedia. Đây là công cụ lùi sửa phá hoại tự động dựa trên điểm số từ mô hình học máy "Xác suất Nguy hại" (Revert Risk). Công cụ này giống các bot lùi sửa tự động trên enwiki, simplewiki và một số wiki khác. Nếu có thành viên nào có hứng thú mong muốn đưa Automoderator về wiki của mình, mời bạn phản hồi lại ở đây. Hướng dẫn triển khai phần mở rộng có ở đây. Đây thực chất không liên quan nhiều đến công nghệ nhưng có liên quan đến việc chống phá hoại, nên nếu các bạn thực sự hứng thú với công cụ này, tôi sẽ viết task Phabricator đưa công cụ AutoModerator về viwiki. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 14:37, ngày 5 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

+1, công cụ này có vẻ ổn. Pminh141 [ Thảo luận ] 20:25, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster: Tôi thấy rất OK. Bữa giờ lo khởi động lại dự án Zinnia nên không để ý thảo luận này. Hồi trước tôi có biết team ML của WMF đã làm một mô hình máy học giúp chống phá hoại mà không phụ thuộc vào các đặc trưng của ngôn ngữ đích, tức là có thể dùng cho nhiều phiên bản Wikipedia. Đợt này nếu đã có công cụ tương tự ClueBot NG được WMF duy trì thì đương nhiên khỏe hơn, chúng ta đỡ phải tự làm. Tôi và thành viên Lê Song Vĩ từng có ý định làm cái này, nhưng sẽ rất tốn công khi làm một mình, so với một team như ML của WMF. – Dang (thảo luận) 21:08, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Chuẩn bị có bot lùi sửa. – Dang (thảo luận) 21:16, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Có thể cân nhắc cài đặt cho bot là không lùi sửa edit của các thành viên autopatrolled, patroller... trở lên để giảm thiểu lùi sửa nhầm. Và ban đầu nên đặt caution level cao, thấy ổn hẵng hạ xuống từ từ. –  Băng Tỏa  21:27, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi đã tạo trang Thành viên:Plantaest/Automoderator để theo dõi quá trình triển khai công cụ này tại viwiki. Dang (thảo luận) 23:54, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản mẫu hoan nghênh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận thấy trong cộng đồng vẫn có một số bạn thích rải Bản mẫu:Hoan nghênh 12 nên tôi đã update để tối ưu cho di động, thêm link và nội dung để phục vụ người mới. Bạn Lê Song Vĩ nếu thích có thể cho bot rải luân phiên cái này với Hoan nghênh 3 :) Ai không thích bản mới này xin hãy báo lại, tôi có thể giữ nguyên bản cũ (khoảng 12 link), chỉ tối ưu hoá cho di động. Còn bản mới 16 link sẽ tạo trang mới tên là Hoan nghênh 12b.

Còn ai thích bản mẫu màu sắc có thể xem qua Thành viên:Băng Tỏa/Welcome, cũng đã được tối ưu hoá cho di động. –  Băng Tỏa  02:25, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Invitation to Participate in Wiki Loves Ramadan Community Engagement Survey

[sửa | sửa mã nguồn]

Dear all,

Apologies for writing in English. Please help to translate in your language. We are excited to announce the upcoming Wiki Loves Ramadan event, a global initiative aimed at celebrating Ramadan by enriching Wikipedia and its sister projects with content related to this significant time of year. As we plan to organize this event globally, your insights and experiences are crucial in shaping the best possible participation experience for the community.

To ensure that Wiki Loves Ramadan is engaging, inclusive, and impactful, we kindly invite you to participate in our community engagement survey. Your feedback will help us understand the needs of the community, set the event's focus, and guide our strategies for organizing this global event.

Survey link: https://forms.gle/f66MuzjcPpwzVymu5

Please take a few minutes to share your thoughts. Your input will make a difference!

Thank you for being a part of our journey to make Wiki Loves Ramadan a success.


Warm regards,

User:ZI Jony 03:20, ngày 6 tháng 10 năm 2024 (UTC)

Wiki Loves Ramadan Organizing Team

Tạo bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ mọi người tạo bản mẫu "Contain Chinese/Japanese text" chứ tôi thấy cả dòng hiện trên phần văn bản. Thanks. Abcd1234rocky (thảo luận) 13:41, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Abcd1234rocky Nếu bạn thấy thì có thể xóa nó đi nhé, đây là một bản mẫu lỗi thời, đã được biểu quyết xóa. (xem thêm tại: đây) Pminh141 [ Thảo luận ] 13:48, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
NgocAnMaster Bot của bạn có gỡ hàng loạt bản mẫu này không nhỉ? Nếu được thì phiền bạn giúp nhé. Pminh141 [ Thảo luận ] 13:49, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Pminh141 Để tôi set up nhé. Cảm ơn bạn! Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 13:52, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thanks bạn. Abcd1234rocky (thảo luận) 14:43, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
☑Y Đã giải quyết, bạn kiểm tra nhé. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 02:57, ngày 8 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 41-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 23:40, ngày 7 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tình trạng của Internet Archive

[sửa | sửa mã nguồn]

Internet Archive hiện đang bị tạm dừng hoạt động. Các bạn có thể tạm dùng archive.today để lưu trữ các trang web. Trang này thì có nhiều đuôi tên miền như .ph, .is; nhưng khi lưu trữ xong thì hãy nhớ đổi hết thành .today để thống nhất và dễ quản lý. Cảm ơn. Dang (thảo luận) 05:13, ngày 12 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Lưu ý, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu Internet Archive hoạt động lại thì hãy dùng, thay vì chuyển qua archive.today hoàn toàn, vì archive.today không có pháp nhân rõ ràng. Dang (thảo luận) 12:04, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Update: Hiện Internet Archive đã trở lại hoạt động bình thường – I So bad 15:53, ngày 21 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Đơn giản là tôi: IA thì có vẻ ok, còn IABot ổn không? Dang (thảo luận) 23:57, ngày 21 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Thấy vẫn chạy bình thường. – I So bad 15:09, ngày 22 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
YesY Vậy thì kết thúc vụ việc. Dang (thảo luận) 00:31, ngày 23 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Đơn giản là tôi: Nãy chạy thử thấy bị "504 Gateway Time-out". Dang (thảo luận) 03:27, ngày 24 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Lần cuối bot chạy là vào 21/9. Chắc lại có vấn đề j đó – I So bad 16:15, ngày 24 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Đơn giản là tôiPlantaest Dịch vụ lưu trang "Save page now" của Internet Archive đang không hoạt động nên IABot mới bị timeout. Tôi có xem qua trang của web.archive.org và dịch vụ này ghi là "Temporary Unavailable". Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 02:20, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vậy vẫn phải dùng archive.today. Dang (thảo luận) 02:26, ngày 27 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Xin mời cộng đồng dành chút thời gian để đưa ra ý kiến tại thảo luận này. Nhắc lại, công cụ này có liên quan đến việc chống phá hoại tại Wikipedia tiếng Việt. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 04:29, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vị trí đặt bản mẫu sơ khai

[sửa | sửa mã nguồn]

Xin mạn phép tham khảo ý kiến cộng đồng về vấn đề: Bản mẫu sơ khai nên được đặt ở vị trí nào?. Hiện nay đại đa số bài sơ khai tại Wikipedia có bản mẫu sơ khai được đặt ở cuối bài (tuân theo kiểu của Wikipedia tiếng Anh), song lại có một bộ phận bài viết, mà chủ yếu là bài về đơn vị hành chính của Việt Nam, áp dụng cách đặt bản mẫu sơ khai ở ngay dưới đề mục Tham khảo, trên các bản mẫu/hộp điều hướng. Vậy, có nên thống nhất một kiểu đặt hay không? Cộng đồng ưa thích cách đặt nào hơn? –  NewUniverse thảo luận 13:12, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tình trạng bản mẫu Sơ khai lơ lửng đang xảy ra ở các bài hành chính như Đông Động. Tôi đề nghị để xuống dưới cùng (trên phần Thể loại) cho giống các nhóm bài còn lại như trước giờ. Dang (thảo luận) 13:19, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Mấy cái tào lao này cũng muốn đi tìm đồng thuận? Bớt rảnh đi. Đồng thuận mạnh hơn tiền lệ, nhưng trước khi có đồng thuận thì chúng ta ưu tiên tiền lệ. Tiền lệ đó giờ là đặt trên phần Thể loại. Ai muốn chống lại tiền lệ thì cứ việc mở đồng thuận. Tôi xin nói trước là đề xuất sẽ thất bại thảm hại nên đừng tốn time vô bổ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:11, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu: Trường hợp này thì đã có quy định. Dang (thảo luận) 05:08, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nếu chưa có quy định, mở đồng thuận là hợp lý (bất kể đó là vấn đề gì vì cũng tạo ra thêm một quy định "hóa" + tránh trường hợp "cù nhây"). Do đó, đồng thuận rất quan trọng. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 16:23, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Ai rảnh thì cứ việc mở. Riêng tôi không rảnh đi mở đồng thuận cho mấy cái tào lao, nhỏ nhặt. Đừng bất ngờ khi bị cộng đồng cho ăn bơ sữa nguyên chất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:21, ngày 18 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Thật ra mấy cái nhỏ nhặt như vậy mới thu hút nhiều người tham gia, vì rào cản ở kinh nghiệm là ~ 0, như vụ dấu gạch ngang, Bưu điện Sài Gòn, nhà/Nhà. Còn mấy cái nghiêm túc quá (danh pháp hóa chất), hay nặng kỹ thuật (cải thiện common.js) thì ít ai quan tâm, mời gọi hết cỡ mới được vài mống. Những vấn đề mà dự kiến ít người tham gia thì tôi sẽ không mở thảo luận, cứ đăng thông báo và thòng thêm câu thần chú "Nếu không có gì đặc biệt ..." Dang (thảo luận) 08:04, ngày 18 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Cứ làm, nếu cộng đồng tham gia thì họ sẽ là một phần của quy định đi trước. Ngược lại, thảo luận trống vắng thì nó là sẽ trang tham khảo của đề xuất "đã từng". Và, phải chăng nếu có 2 tv tranh cãi không hồi dứt thì điều tv đó nên làm là đi tìm đồng thuận? Thế điều được coi là "nhỏ nhặt" đó có là 1 phần trong quy trình sửa đổi, ảnh hưởng Wikipedia? Nếu tv đó không đi tìm đồng thuận cho 1 vấn đề cần được giải quyết, điều gì đảm bảo được Wikipedia:Bút chiến không khiến tv đó nhận án chế tài? Do đó, đồng thuận là rất quan trọng. Đôi khi, "vẻ đẹp không nằm ở người thiếu nữ, mà là trong mắt kẻ si tình", thảo luận nhàm chán hay không rõ ràng "muôn người chưa hẳn như một". Không làm thì không có kết quả. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 09:53, ngày 18 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sử dụng cờ EU cho các đội tuyển

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, trong loạt bài Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại, lá cờ châu Âu được sử dụng cho các đội có tuyển thủ từ châu Âu như Fnatic, G2,... mặc dù những đội đó có vẻ không liên quan đến tổ chức Ủy hội châu Âu hay Liên minh châu Âu. Không rõ Wikipedia tiếng Việt hiện có quy định nào về việc cho phép hay không cho phép sử dụng cờ như vậy không? – Cherry Cotton Candy (thảo luận) 13:16, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Có lẽ tv đóng góp chính cho bài này trình bày theo các dự án ngôn ngữ khác. Bên Wikipedia tiếng Tây Ban Nha các giải năm [10][11][12] (đặt theo cờ quốc gia); Pháp [13][14] (theo hình thức cờ châu Âu) và bên tiếng Anh không đặt theo hình thức này. Cách giải quyết tốt nhất là tự sửa (nếu theo đúng lẽ và không có tranh chấp), tìm đồng thuận với tv đóng góp chính hoặc đồng thuận cộng đồng. Phongđăng 14:22, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ví dụ như Olympics có đội cho người tị nạn, họ có cờ riêng. Nếu các đội châu Âu đó chọn lá cờ EU thì là quyền của họ. Dang (thảo luận) 15:10, ngày 13 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Theo ý kiến riêng của mình thì việc cho các đội có tuyển thủ từ châu Âu sử dụng cờ riêng của nước đó ( ko phải cờ EU ) mới chính xác. – Minh Đẹp Tri 10:45, ngày 17 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Preliminary results of the 2024 Wikimedia Foundation Board of Trustees elections

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

Thank you to everyone who participated in the 2024 Wikimedia Foundation Board of Trustees election. Close to 6000 community members from more than 180 wiki projects have voted.

The following four candidates were the most voted:

  1. Christel Steigenberger
  2. Maciej Artur Nadzikiewicz
  3. Victoria Doronina
  4. Lorenzo Losa

While these candidates have been ranked through the vote, they still need to be appointed to the Board of Trustees. They need to pass a successful background check and meet the qualifications outlined in the Bylaws. New trustees will be appointed at the next Board meeting in December 2024.

Learn more about the results on Meta-Wiki.

Best regards,

The Elections Committee and Board Selection Working Group


MPossoupe_(WMF) 08:26, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 42-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 21:19, ngày 14 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Seeking volunteers to join several of the movement’s committees

[sửa | sửa mã nguồn]

Each year, typically from October through December, several of the movement’s committees seek new volunteers.

Read more about the committees on their Meta-wiki pages:

Applications for the committees open on 16 October 2024. Applications for the Affiliations Committee close on 18 November 2024, and applications for the Ombuds commission and the Case Review Committee close on 2 December 2024. Learn how to apply by visiting the appointment page on Meta-wiki. Post to the talk page or email cst@wikimedia.org with any questions you may have.

For the Committee Support team,

-- Keegan (WMF) (talk) 23:08, ngày 16 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thể loại:Trang không hiển thị trên bộ máy tìm kiếm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng nay tôi kiểm tra và thấy thể loại này bất ngờ xuất hiện trên các trang có gắn thẻ NOINDEX thay vì Thể loại:Trang không hiển thị trong bộ máy tìm kiếm. Tôi không biết ai điều chỉnh nó, nhưng cần phải xem thống nhất tên thể loại là như thế nào. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:28, ngày 20 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thay đổi này do Băng Tỏa thực hiện trên translatewiki.net. Tôi nghĩ từ "trên" phản ánh đúng hàm nghĩa của tên thể loại này hơn. --minhhuy (thảo luận) 09:49, ngày 20 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn, tôi sẽ điều chỉnh thể loại lại nhé. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:53, ngày 20 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Giới hạn quyền sửa đổi thẻ (changetags)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mời mọi người tham gia thảo luận: Giới hạn quyền sửa đổi thẻ (changetags). Dang (thảo luận) 00:03, ngày 21 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 43-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 20:50, ngày 21 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello everyone, I previously wrote on the 27th September to advise that the Wikidata item sitelink will change places in the sidebar menu, moving from the General section into the In Other Projects section. The scheduled rollout date of 04.10.2024 was delayed due to a necessary request for Mobile/MinervaNeue skin. I am happy to inform that the global rollout can now proceed and will occur later today, 22.10.2024 at 15:00 UTC-2. Please let us know if you notice any problems or bugs after this change. There should be no need for null-edits or purging cache for the changes to occur. Kind regards, -Danny Benjafield (WMDE) 11:29, ngày 22 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Growth News, October 2024

[sửa | sửa mã nguồn]

Trizek_(WMF), 15:44, ngày 22 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 44-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 20:54, ngày 28 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ý kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

có nên đổi tên từ LGBT thành LGBTQ như enwiki không nhỉ, mời mọi người cho ý kiến –  Rafael Ronen  02:51, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Trong tiếng Việt thì từ sau ít dùng, nên phải để xem tầm chục năm nữa rồi tính. Dang (thảo luận) 03:23, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tên hiện tại chắc là được, còn có thể vào trong bài ghi thêm mấy cái danh dạng alternative hoặc aka chắc cũng giải thích thêm cho thuật ngữ. Đúng là bên mình gọi LGBT có vẻ thông tục hơn. – Barnacl437 (thảo luận) 15:37, ngày 6 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Final Reminder: Join us in Making Wiki Loves Ramadan Success

[sửa | sửa mã nguồn]

Dear all,

We’re thrilled to announce the Wiki Loves Ramadan event, a global initiative to celebrate Ramadan by enhancing Wikipedia and its sister projects with valuable content related to this special time of year. As we organize this event globally, we need your valuable input to make it a memorable experience for the community.

Last Call to Participate in Our Survey: To ensure that Wiki Loves Ramadan is inclusive and impactful, we kindly request you to complete our community engagement survey. Your feedback will shape the event’s focus and guide our organizing strategies to better meet community needs.

Please take a few minutes to share your thoughts. Your input will truly make a difference!

Volunteer Opportunity: Join the Wiki Loves Ramadan Team! We’re seeking dedicated volunteers for key team roles essential to the success of this initiative. If you’re interested in volunteer roles, we invite you to apply.

  • Application Link: Apply Here
  • Application Deadline: October 31, 2024

Explore Open Positions: For a detailed list of roles and their responsibilities, please refer to the position descriptions here: Position Descriptions

Thank you for being part of this journey. We look forward to working together to make Wiki Loves Ramadan a success!


Warm regards,
The Wiki Loves Ramadan Organizing Team 05:13, ngày 29 tháng 10 năm 2024 (UTC)

Về việc sử dụng infobox ở các bài viết nhân vật điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người, tôi xin đưa ra một số vấn đề về việc sử dụng hộp infobox ở các bài viết nhân vật điện ảnh. Sau một thời gian quan sát các bài viết nhân vật điện ảnh bên en (mà cụ thể là các bài FA/GA như Christopher Nolan, Quentin Tarantino, Alfred Hitchcock...), gần như tất cả các bài viết đó đều sử dụng bản mẫu {{Thông tin nhân vật}}. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các BVCL/BVT về nhân vật điện ảnh tự viết ở WP tiếng Việt (cụ thể là Đặng Nhật Minh, Phạm Kỳ Nam do bạn NhạcNy biên soạn, hay Trần Văn Thủy do bạn NguyenMy chắp bút), thì lại sử dụng bản mẫu {{Thông tin nghệ sĩ}} - mà tôi chưa thấy bài GA/FA nào về nhân vật điện ảnh sử dụng. Nếu là những bài viết bình thường, tôi có thể châm trước cho qua, tuy nhiên các bài viết này đều đã gắn sao BVCL/BVT và là bài mẫu cho các bài nhân vật điện ảnh tương tự trên WP tiếng Việt, vì vậy phần trình bày cũng phải theo tiêu chuẩn trình bày của các bài FA/GA. Nếu phát hiện được điều này sớm hơn, tôi đã góp ý từ lúc các bài viết này từ lúc chúng đang biểu quyết.

Tuy nhiên, khi chỉnh sửa bảng infobox của các bài Đặng Nhật Minh, Phạm Kỳ Nam,... bạn @NhacNy2412 đã lùi sửa lại toàn bộ edit của tôi với lý do "Mất cân đối và mất thẩm mỹ infobox". Việc mỗi người một con mắt thẩm mỹ là điều dễ hiểu, tôi tôn trọng điều đó. Tuy nhiên theo góc nhìn của tôi, bản mẫu "Thông tin nhân vật" trình bày gọn gàng và khoa học hơn nhiều so với bản mẫu "Thông tin nghệ sĩ", bằng chứng là tôi chưa thấy bài GA/FA nào về nhân vật điện ảnh bên en sử dụng bản mẫu "Thông tin nghệ sĩ" thay cho "Thông tin nhân vật". Nếu như vấn đề này thu hút được sự chú ý lớn của cộng đồng WP tiếng Việt, và bạn NhacNy không có lời giải thích thỏa đáng, có lẽ trong thời gian tới tôi sẽ mở hẳn một cuộc thảo luận cộng đồng về vấn đề này. Mời mọi người nêu ý kiến! –  Jimmy Blues  08:13, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thứ 1, bớt lấy en.wiki làm tiêu chuẩn khi rõ ràng các bản mẫu infobox ở 2 dự án đang có sự chênh lệch kha khá về giao diện và thói quen sử dụng.
Thứ 2, đây hoàn toàn là "theo góc nhìn của bạn", cũng tương tự như "mất thẩm mỹ, mất cân đối" của tôi vậy.
Thứ 3, không có bất kỳ tiểu chuẩn nào về trình bày infobox đối với các bài GA/FA liên quan đến việc sử dụng "thông tin nghệ sĩ" cho một "nghệ sĩ" cả Nhac Ny Talk to me ♥ 08:42, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
Còn mà muốn đe dọa đưa ra thảo luận cộng đồng nếu tôi "không có lời giải thích thỏa đáng" thì cứ việc. Thời gian gần đây và trước đây, cũng không ít người thích đưa ra lời đe dọa như vậy. Tôi không ngần ngại đối chất vấn đề thẩm mỹ giữa bản mẫu đầy đủ thông tin và sắp xếp hợp lý như hiện tại với phiên bản có tiêu đề "thông tin cá nhân" mà không có bất kỳ thông tin nào bên dưới đó, thông tin chức vụ thường xuất hiện trên đầu hộp thông tin thì lại xuất hiện tận dưới cùng, sau cả thông tin về gia đình Nhac Ny Talk to me ♥ 08:46, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Cá nhân tôi đánh giá cao các bài viết chất lượng của bạn cùng sự nghiệp bài tự viết. Thường tôi không đánh giá cao việc biên dịch, tôi thích người tự viết “đãi cát tìm vàng” hơn. Công việc này tôi cho rằng nó thật sự đổ mồ hôi và nước mắt chứ không phải đi ăn cắp công sức của người khác rồi tự mãn. Tôi cũng quan ngại với tình trạng nhảy xổm vào bài viết người khác làm quyền như Chủ sở hữu Wikipedia. Mong là bạn có thể giữ sự bình tĩnh tránh cái bẫy kích động. Dù sao thì mong bạn vị nể bạn Mintu đôi chút, bạn ấy có nhiều đóng góp cho Wiki ai cũng quý, có hơn 300 bài BCB đâu phải dễ. Cho nên nói chuyện giọng cha giọng mẹ chút xíu thôi cũng hổng có gì lớn lao lắm đâu bạn - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 15:16, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ không có vấn đề gì quá lớn. Bản mẫu {{Thông tin nghệ sĩ}} vẫn ổn, dù vậy có thể tôi sẽ điều chỉnh màu sắc để đạt chuẩn WCAG, màu vàng hiện tại khá chói. Các wiki sẽ có những phong cách riêng, không nhất thiết phải theo bên enwiki, như một wiki lớn khác như frwiki: fr:Trần Văn Thủy. Dù vậy, việc đáp ứng các tiêu chuẩn hiển thị để đảm bảo mọi thị giác đều có thể đạt trải nghiệm tốt nhất là điều cần thiết. Dang (thảo luận) 08:50, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Đúng là vấn đề này không có gì quá lớn. Nên tôi mới chỉ đem ra thảo luận này để mọi người cùng trao đổi ý kiến, chứ chưa có ý định làm lớn chuyện này. Tuy nhiên, đáp lại là giọng điệu có phần hằn học của bạn NhacNy, thậm chí chụp mũ tôi có hành động "đe dọa"?? (Chưa kể ám chỉ bóng gió những thành viên khác nữa??) Tôi thực sự rất thất vọng và đáng quan ngại, khi một người đang là ĐPV đương nhiệm và cũng là một biên tập viên giỏi, cũng hoạt động lâu năm trên WP tiếng Việt lại có phản ứng như vậy. –  Jimmy Blues  08:58, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
wao...từ nhỏ lớn giờ tui chưa từng thấy ai đâm thọt triệt hạ mà điêu luyện như vầy, thiệt ngưỡng mộ. tôi phải lấy giấy bút ra ghi lại mà học hỏi, để dành xài, thiệt là thâm sâu đó mà - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 12:00, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
ủa, sao ẩn thảo luận rồi. trụi lủi vầy người ta đọc ko hiểu lại hiểu lầm tôi - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 14:34, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Xin lỗi, có lẽ tôi hơi lạc đề rồi. Xin quay lại vấn đề chính. Liệu bạn có thể cập nhật luôn cả hai bản mẫu "Thông tin nghệ sĩ" và "Thông tin nhân vật" so với bên en luôn không? –  Jimmy Blues  09:29, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Tôi chỉ hỗ trợ sửa một số chỗ về mặt hiển thị, còn nếu là việc cập nhật thì khó vì không có thời gian, và tôi cũng ít khi đụng các bản mẫu. Dang (thảo luận) 09:35, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Rà tài liệu thì tôi nhận thấy bản mẫu en:Template:Infobox artist bên kia xưa giờ chỉ dùng cho các bài về họa sĩ, không hiểu sao khi đem về đây dịch thuật và liên kết wiki thì thành "Thông tin nghệ sĩ" chung chung. – Squirrel (talk) 13:14, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@TheSquirrel1432 Cảm ơn bạn đã nói trúng những lo ngại của tôi. Bạn là người từng đọc và soạn dịch nhiều bài FA/GA về âm nhạc thì cũng thấy, các bài này hầu như không hề sử dụng bản mẫu aka template {{Thông tin nghệ sĩ âm nhạc}} một cách trực tiếp, mà thay vào đó, họ lồng bản mẫu này vào bên trong bản mẫu {{Thông tin nhân vật}} (VD như chính bài Taylor Swift). Các trường hợp bài GA/FA về nhân vật điện ảnh tôi đề cập phía trên cũng hệt như vậy. Một hai bài GA/FA áp dụng thì không thể nói làm gì, nhưng cả chục, trăm bài đều áp dụng như vậy hẳn là phải có một quy ước nào đó giữa các biên tập viên bên en.
Trở lại trường hợp các bài nhân vật điện ảnh bên vi wiki. Tôi không rõ ai là người khởi xướng việc gắn bản mẫu "Thông tin nghệ sĩ" áp vào các bài nhân vật điện ảnh. Nhưng có lẽ bài Đặng Nhật Minh của bạn @NhacNy2412 là bài nhân vật điện đầu tiên được phong sao được gắn bản mẫu đó, và điều đó đã tạo ra tiền lệ ở ngay bài phong sao sau đó không lâu là bài Trần Văn Thủy. Dù đã nói ở trên, nhưng có lẽ tôi phải nhắc lại một lần nữa: Đối với các BVCL/BVT - những bài mẫu trên vi.wiki, cần phải thống nhất một quy chuẩn về mặt trình bày, mà cụ thể là việc sử dụng bản mẫu infobox. Ví dụ như ngay từ đầu, chỉ chọn một trong hai phương án: chọn dùng bản mẫu "Thông tin nghệ sĩ" ở tất cả các bài nhân vật điện ảnh (diễn viên, nhà làm phim..); hay chọn phương án dùng bản mẫu" Thông tin nhân vật" ở những bài đó. Không có ngoại lệ nào cho các bài biên dịch từ ngôn ngữ khác hay là bài tự viết, hoặc viện những lý do kiểu như "bản mẫu này không đúng thẩm mỹ của tôi, tôi thích dùng bản mẫu này hơn"... Nếu cộng đồng có thể thống nhất một phương án, thì cứ thế mà áp dụng. Chứ cứ để tình trạng bài A dùng bản mẫu này, bài B lại dùng bản mẫu info kia, tôi thấy không ổn chút nào. Đấy là một trong những lý do mà tôi muốn đề xuất mở cuộc thảo luận cộng đồng để có nhiều ý kiến đa chiều hơn, tuy nhiên không hiểu sao lại bị NhacNy chỉ trích và chụp mũ tôi "đe dọa"?? –  Jimmy Blues  14:43, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
xin chào, mình đi ngang qua, xin phép có đôi lời từ góc nhìn của một người ngoài cuộc, đồng thời cũng là người có nhiều hiềm khích với NhacNy2412 nên xin phép trình bày ý kiến khách quan tuyệt đối và vô cùng trung lập. Sở dĩ mà một người có thể hơi hơi khó chịu có thể hiểu là bởi vì một người bỏ rất nhiều công sức ra để tạo dựng một bài viết chất lượng, và rồi một người thì không có công cốc gì hết nhưng muốn người khác phải làm vừa lòng mình và rồi còn nói chuyện bắt bẻ người ta “tôi có thể châm trước cho qua” thì tôi xin lỗi cộng đồng 900.000 thành viên trên Wikipedia tiếng Việt thương yêu này rằng: “Phật trên bàn thờ cũng phải nhảy xuống để xớn cho kẻ phát ngôn ngổ ngáo đó một cái bợp tay” chứ đừng nói gì là người phàm trần phẫn nộ. Ý kiến khách quan của mình xin hết ạ. Cảm ơn mọi người đã đọc - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 14:58, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
bạn Mintu nói người rồi thì cũng nên nhìn lại mình. bạn trên wiki này cũng là thành viên thường như bao người thôi chứ ko phải là cái gì mà mỗi lần xung đột với ai bạn cũng dùng cái từ "châm trước". nói về cái độ trịch thượng thì bạn ko kém ai hết, tôi rất ngưỡng mộ khoản này. chỉ riêng dùng cái từ "châm trước" đó nó đã nói lên trong mắt bạn các thành viên khác là cái gì rồi, bạn cũng chả tôn trọng gì họ đâu - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 11:50, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời
trong quá khứ tui cũng từng nghe qua nhiều thành viên tố cáo xử lý bạn về cung cách văn minh rồi. lần gần nhất bạn bị cảnh cáo. và lần gần nhất nữa Nguyenhai314 cho bạn ăn cấm 11 ngày trên wiki nhiều người đều mãn nguyện. bạn nghĩ bạn "lý lịch sạch" lắm hay sao mà xỉa chọt quá khứ NhacNy này nọ. mặt người ta dính trấu thì mặt bạn cũng dính xình, nên ăn nói tiết chế lại. Trân trọng - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 11:53, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)Trả lời

Việc thay đổi danh sách các trang bài viết chất lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sẵn tiện ở đây có @Mintu Martin và @TheSquirrel1432, tôi muốn hỏi một vấn đề là gần đây danh sách các trang bài viết chất lượng bị chia nhỏ. Theo tôi là không cần thiết vì wiki chúng ta không có quá nhiều bài nhóm này, và hiển thị một chỗ sẽ dễ truy lục hơn. Vấn đề này đã được TheSquirrel1432 nhắc đến ở đây: Thảo luận Wikipedia:Thay đổi gần đây#Yêu cầu sửa trang bị khóa hẳn ngày 13 tháng 10 năm 2024; nên tôi mới chú ý đến. Một số wiki lớn khác như enwiki (en:Wikipedia:Featured articles), eswiki (es:Wikipedia:Artículos destacados), zhwiki (zh:维基百科:典范条目) họ đều trình bày ra hết. Theo tôi là cần chuyển về như cũ cho dễ tìm kiếm. Đây là một khía cạnh trong UX để giữ tính dễ truy cập. Tôi đánh giá cao cách trình bày của eswiki, nhìn theo cột rất khoa học, dễ nhìn, dễ tìm kiếm.

P/S: Vụ này không liên quan vụ trên nên hi vọng không có hiểu nhầm gì. Dang (thảo luận) 15:01, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Plantaest Tôi là người thực hiện những thao tác chia nhỏ này, rất vui lòng được giải đáp. Ban đầu, tôi cũng muốn để cho tất cả các bài viết ở chung một trang. Tuy nhiên sau khi quan sát danh sách bài GA bên en, tôi cũng rất ấn tượng với cách chia nhỏ danh sách các bài GA của họ. Ngoài ra, ở vi.wiki, khi xem các BVT về mảng âm nhạc, thì tôi nhận thấy đề tài này rất rộng lớn (như album nhạc, ca khúc, nghệ sĩ, tour diễn...) mà nếu gộp hết vào mục "Âm nhạc" vào danh sách BVT bản cũ, tôi thấy bố cục khá là ôm đồm và chật chội, nên lúc đầu chia nhỏ mục để dễ phân loại hơn. Sau đó, khi nhận thấy các BVT âm nhạc đã chiếm sô đông ở danh sách BVT và mất cân đối với các mục khác, tôi đã quyết định tạo hẳn trang danh sách con giống bên en, để trang danh sách BVT chính trông thoáng hơn. Ngoài ra, ưu điểm của việc tạo trang danh sách BVT âm nhạc, đó là rất dễ thêm các bài viết mới gắn sao theo trật tự chữ cái (vì đã có các mục chia rõ ràng), và thực ra phần trình bày cũng rất khoa học.
Sau khi thực hiện tạo trang con cho các BVT âm nhạc, tôi tiếp tục thực hiện thao tác tương tự ở các đề tài khác như lịch sử, phim ảnh,... ở trang BVT. Cũng một thời gian dài, tôi thấy cách chia này vẫn ổn và chưa thấy có ai góp ý gì (cho đến trước hôm nay), nên quyết định đem phương án này sang cả trang BVCL và DSCL. Và khi vừa đọc thảo luận này của bạn Plant, tôi phần nào đấy đồng tình rằng có thể gộp hết các danh sách BVCL/BVT/BVCL vào một trang chung như cũ, tuy nhiên, cần phải edit lại phần trình bày, không nên chia hai cột như hiện tại. Nếu như có thể sắp xếp các trang và trình bày bên vi tương ứng như các trang FA/GA/FL bên en là tốt nhất. –  Jimmy Blues  15:25, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Theo tôi là nên tham khảo bản eswiki: es:Wikipedia:Artículos destacados, thấy dễ nhìn hơn kiểu để chung một hàng như enwiki, và không cần mấy icon màu mè gây chiếm diện tích. GA của enwiki do có quá nhiều nên chia cũng được, còn bên mình quá ít nên thành ra không cần thiết. Dang (thảo luận) 15:29, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mintu Martin Mời bạn tìm đồng thuận trước khi sửa đổi các sửa đổi gây tranh cãi. Hiện tại, BQV Plantaest đang không đồng ý với việc bạn chia nhỏ DSCL như vậy. Do đó, bạn cần đi tìm đồng thuận. Tôi đã hồi phục lại danh sách như cũ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:56, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu Tôi không phản đối việc sửa lại các trang danh sách bài chất lượng như cũ, nếu bác muốn thì cứ tiến hành thôi. Nhưng theo gợi ý của BQV Plantaest ở trên thì chúng tôi đang trao đổi xem cách trình bày nào vừa đẹp vừa cân đối nhất. Chừng nào tôi và Plantaest không tìm được tiếng nói chung ở thảo luận này thì mới tính đến phương án tìm đồng thuận, việc gì phải vội. –  Jimmy Blues  18:04, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
thành viên:Mintu Martin 2 bạn nên thảo luận riêng với nhau ở trang thảo luận tv. Đem cuộc thảo luận ra đây 9 người 10 ý sẽ rất phiền toái. Nhiều khả năng phải đi tìm đồng thuận. 2 bạn thống nhất được với nhau thì tốt, chỉ sợ có người thứ ba phản đối thì lại phiền phức. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:09, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Việc này bắt nguồn từ báo cáo của TheSquirrel1432 nên tôi nghĩ để ở đây hợp lý hơn do chủ đề có hơn 2 người quan tâm. Dang (thảo luận) 18:19, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hiện tại thì có vẻ Mintu Martin đồng ý hướng gộp lại. Như vậy, nếu được thì tôi sẽ ưu tiên trình bày theo hướng của eswiki. Dang (thảo luận) 18:22, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Tôi đã đọc qua hai trang danh sách BVT bên eswiki và zhwiki thì có vài nhận xét thế này. Zhwiki thì cách trình bày giống hệt như các trang danh sách con BVT tôi đang làm, thế nên đẩy cách trình bày đó ra trang danh sách chính cũng được. Về trang eswiki, cái này khá giống với cái tôi từng làm ở trang Cổng thông tin:Điện ảnh, bảng "Nội dung chọn lọc+chất lượng cao", thế nên cũng chấp nhận được. Chỉ có một điểm trừ nhỏ, với lượng bài DSCL thì không sao, nhưng số lượng BVT và BVCL không ít, nên chia hai cột thì có thể làm trang danh sách khá dài (bạn cứ so sánh cột kéo chuột của hai trang zh và es là thấy). Với người đọc trên laptop/máy tính để bàn thì không phải vấn đề gì lớn, nhưng với người truy cập trang bằng điện thoại thì đọc kéo lên xuống sẽ hơi cực, giống y như cách tôi đang dùng điện thoại truy cập trang thảo luận này vậy :v Nếu chọn phuơng án eswiki, thì bạn nên tạo một shortcut trỏ thẳng đến các mục để tiện truy cập, như ở bài Danh sách cầu thủ vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (đầu mục "Danh sách chi tiết"). Tôi chỉ có thể góp ý đến đây, phần còn lại xin nhờ bạn xử lý, miễn là đừng nên để trình bày trang danh sách chính BVCL/BVT như bây giờ là được. –  Jimmy Blues  03:50, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Nếu trên điện thoại thì có thể làm nó thành 1 hàng được, về mặt kỹ thuật thì không có vấn đề gì. Vậy nếu không có gì đặc biệt thì tôi sẽ thử thực hiện. Dang (thảo luận) 03:54, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
zh xài chữ vuông nên sẽ thấy nó ngắn hơn rất nhiều. Dang (thảo luận) 03:56, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Rối Alec Smithson tại viwiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình cờ khi đang lướt wiki thì tôi thấy bài viết này: Amedeo Natoli, với một phiên bản sặc mùi dịch máy. Ban đầu chỉ định sửa một chút rồi bỏ qua, nhưng cảm giác văn phong khá kỳ lạ nên mới điều tra thêm. Dòm lịch sử thì toàn IP từ Milan, Ý. Điều tra thêm nữa thì có vẻ là do con rối này: en:Wikipedia:Long-term abuse/Alec Smithson tạo ra.

Một số bài viết dính vào LTA này, dò theo các sửa đổi lùi của BQV itwiki Mtarch11:

Hướng xử lý của vụ này:

  • Đối với các bài dịch máy kém chất lượng kèm bịa đặt, như mấy bài về gia đình Natoli, thì xóa.
  • Đối với các bài bị rối sửa đè lên của người khác, như mấy bài địa điểm ở Ý, thì có thể lùi sửa hoặc khóa.
  • Cấm tất cả IP đến từ 4 ISP mà rối hay dùng trong thời hạn 5 năm: Các IP rối đa phần đến từ Ý, với ISP là "Wind Tre S.p.A." (ASN 1267) (151.46.72.64), "Vodafone Italia S.p.A." (ASN 30722) (47.53.102.62), "TIM" (ASN 3269) (79.25.24.39, 95.245.136.116, 79.54.150.232), "Fastweb" (ASN 12874) (93.43.85.174, 93.40.216.73).

Việc cấm toàn bộ các IP từ 4 ISP trên sẽ ảnh hưởng đến những người tại Ý sửa Wikipedia tiếng Việt, với tầm khoảng 2000 dải IP. Theo tôi thì việc này sẽ không quá ảnh hưởng đến cộng đồng chúng ta vì hiện tại có rất ít người từ Ý sửa trên này, hay chủ đề về Ý cũng ít người quan tâm, chỉ biết mỗi Rémy Lee.

Thông báo này giúp tăng cường nhận thức cộng đồng về LTA này, cũng như để các bên wiki khác biết về quyết định cấm 4 ISP từ Ý của viwiki nếu họ chưa rõ lý do có thể không sửa đổi được tại viwiki nếu như có các hoạt động liên wiki.

Mời mọi người nhận định về giải pháp này. Cảm ơn. Dang (thảo luận) 07:45, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

cùng lắm bạn cấp bạn Rémy Lee quyền miễn cấm IP thôi. mà vụ này chắc nhỏ thôi. cỡ ầm đùng như TTS mà còn xử lý được thì vụ này nhằm nhò gì, sao có thể sánh bằng TTS - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 12:42, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
TTS là quá nổi bật rồi, còn vụ này âm ỉ gần chục năm mà ít người biết do tính liên wiki và chủ đề hiếm, gây hậu quả cũng khá nghiêm trọng đó. Mấy IP đó xả rác thì phải dọn chứ biết sao giờ. Dang (thảo luận) 12:53, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Xin mọi người lưu ý là TTS ở hiện tại thật ra là Trân đang diễn kịch. TTS thật đã đầu hàng từ năm ngoái rồi. TTS thật lâu lâu cũng có vô phá (số lượng là rất ít). Tôi gặp là cấm liền nên không có gì đáng lo ngại. Trân thì vẫn phá đều đều và chưa có dấu hiệu đầu hàng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:05, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tính ra là tháng nào cũng bắt gặp LTA này mấy lần ở nhiều wiki khác nhau luôn ấy. Pminh141 [ Thảo luận ] 12:55, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Trong tháng này thì sẽ hết được du lịch ở đây. Dang (thảo luận) 12:57, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
hic...vậy là wiki tuần tra lọt lưới mà ko hay suốt mấy năm - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 13:12, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
nếu tuần tra bình thường thì có thể bắt được ở các bài liên quan đến hồ Como, những bài đó là dễ phát hiện nhất, 2 là các TTV, BQV ở meta hoặc wiki khác sang gắn thẻ xóa có ghi LTA này thì mình cũng nắm được tình hình, dò ra ISP đến từ đâu là ném thẳng lên tiếp viên xử lý à :D Pminh141 [ Thảo luận ] 13:18, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Wiki mình cứ cấm trước. Dang (thảo luận) 13:26, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Pminh141: Cứ cấm local trước. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
14:55, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mình biết mà, đây là đang nói chuyện tuần tra LTA này. Pminh141 [ Thảo luận ] 15:24, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
à, ý mình đang nói về mấy bài viết - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 13:20, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
yeh, Plantaest liệt kê ra thì mình cũng mới biết thêm vài bài khác mà rối này đụng vào. Pminh141 [ Thảo luận ] 13:22, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Kiểu giống Trò lừa bịp Chiết Mao. Nhiều bài trên toàn kiểu bịa đặt, thêm mắm thêm muối dựa trên một số nhân vật có thật, giống vụ cờ giả bên mình. Dang (thảo luận) 13:27, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Dang Nếu chúng còn quay trở lại thì báo lên m:SRG để tiếp viên xử lý. Thành tích phá hoại hàng loạt với tài khoản chính (Alec Smithson) đã bị cấm vô hạn trên 10 dự án. Ayane aka. eunn 13:41, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Tôi cho rằng có kha khá người Ý tham gia sửa Wikipedia tiếng Việt. Trừ tiếp viên Superpes15, Melos có đủ cờ miễn cấm, còn Mtarch11 là BQVTC kiêm NLSTC, tôi biết thành viên này cũng đi tuần tra toàn cục nên cũng có qua viwiki hỗ trợ (nhỏ) công tác lùi lại phá hoại. Ngoài ra có những cái tên tôi đã được tiếp xúc như Quinlan83, Vituzzu,... ít nhất cũng có qua viwiki để hỗ trợ lùi sửa của LTA. Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
14:41, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: Sẽ có ghi trong summary lệnh cấm để hướng dẫn nếu họ muốn cấp quyền miễn cấm. Đợt trước vụ cấm 10.000 dải của TTS, cũng có tuần tra viên người Hàn qua xin cấp quyền. Dang (thảo luận) 14:46, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé: Sẵn nhắc là dấu ba chấm là một dấu câu hoàn chỉnh, nên nó không cần đi kèm theo dấu phẩy. Lỗi sai này thường thấy ở các sách giáo khoa phổ thông. Dang (thảo luận) 15:25, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé Người Ý tham gia Vi đếm trên đầu ngón tay. Những người bạn nói đều chỉ có vài chục sửa đổi mỗi năm ở Vi. Không có bất cứ người Ý nào hoạt động tích cực ở dự án Vi cả. Ai có nhu cầu có thể xin quyền miễn cấm IP (số lượng là cực thấp). Tôi không thấy bất cứ vấn đề nào cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:36, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Mạnh tay với rối tinh vi, lâu năm như thế này là hợp lý rồi. Người Ý hoạt động tích cực ở Vi hầu như là không có. Ai có nhu cầu thì có thể xin quyền miễn cấm IP. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:38, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Khá hợp lý nên triển khai để bắt kịp tiến độ, rối này được xác định là "lạm dụng lâu dài" (năm từ 2018 đến 2024 còn thấy quay lại). 2000 dải IP có vẻ cũng không phải là lớn so với toàn bộ dải IP trên đất Ý. Nhân lực tuần tra ở Wikipedia Vi khá ít, tương tự số lượng tv Ý qua Wki Vi đóng góp vậy. Tôi nghĩ nên ưu tiên bảo vệ dự án từ gốc là Wikipedia Vi trước, phòng bệnh (chặn rối sửa đổi) hơn đi chữa bệnh (các tv Ý lùi sửa giúp). Sẵn đây, tôi nghĩ nên cấp cho bạn Rémy Lee quyền miễn cấm IP nhằm phòng khi di chuyển các vùng lận cận có thể dính án cấm, tv ít khi hoạt động thì có thể thêm phần nản nếu có lúc truy cập vào mà thấy án cấm như vậy. Đây là ý kiến của tôi, tùy BQV. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 16:47, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Trong lệnh cấm sẽ có ghi chú đầy đủ, nên khi nào bạn ấy cần có thể liên hệ các kênh khác như Meta. Dang (thảo luận) 17:40, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Ủa, ai nói họ đang ở Ý thì mọi người sẽ tin sao. chả hạn bây giờ mình nói mình đang ở Nga hay Úc rồi mọi người cũng phải bàn luận cân nhắc sao - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 01:19, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

@TUIBAJAVE: Trong ngữ cảnh wiki thì thường sẽ thông qua việc kiểm tra đóng góp, như có sửa ở các wiki tiếng Ý, có quyền bên đó, hay viết bài về Ý ở viwiki. Một số trường hợp thì thành viên có thể chấp nhận cung cấp danh tính. Dang (thảo luận) 05:40, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ trường hợp của bạn Rémy Lee là phần thông tin khiến mọi người "để tâm", chưa hẳn khiến mọi phải "cân nhắc" trong hướng giải quyết này. Bạn có thể thấy, các tv đồng ý cấm dải IP, kể cả khi có các sửa đổi của một vài tv người Ý khác có thể sẽ bị hạn chế tại viwiki. Do đó, có vẻ như không có lý do để "cân nhắc" khi Wikipedia Vi chỉ có một trường hợp ảnh hưởng phát sinh. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 10:28, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 45-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 20:48, ngày 4 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 46-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 00:05, ngày 12 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Dịch tên phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi tình cờ đọc qua bài Once Upon a Time in America, tựa đề phim này được dịch còn khá cứng với tên tiếng Việt là "Thuở ấy ở Hoa Kỳ", cũng vừa mới đọc lại một trang báo phân tích về phim này khá hay, với tên "Nước Mỹ một thời như thế", cách dịch này tôi thấy thú vị và sát nghĩa như trang báo đó viết. Liệu cách dịch tên phim trên Wikipedia thì có thể dựa trên một nguồn báo thứ cấp, độc lập và đáng tin cậy? ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 17:24, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Theo bài báo này, cái tên Nước Mỹ một thời như thế đã có từ lâu. Một chủ rạp đã tự dịch tên phim. Nếu chiếu theo tiền lệ, như việc viwiki hay dùng tên phim của Netflix, thì tên này cũng có thể coi là chính thức. Nhưng cần một số nguồn nữa để xác minh. Dang (thảo luận) 19:22, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thường mình chỉ dùng tên tiếng Việt khi có thông tin chính thức từ rạp, văn bản của Cục Điện ảnh (cấp phép phim) hoặc trên ứng dụng OTT làm gốc (thường sẽ lấy tên tiếng Việt do các đơn vị mua hoặc nắm bản quyền). còn những tên tiếng VIệt do các trang web phim lậu dịch thì sẽ không dùng đến. Pminh141 [ Thảo luận ] 22:15, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đọc bài báo thử xem, có những cái tên từ trước năm 75 của chế độ cũ, họ cũng có ban nhập phim mà: "Trước 1975, có cả chục Hãng nhập phim về Việt Nam, hãng nào cũng có một bộ phận biên tập chuyên đặt tên phim. Họ rành 3 ngoại ngữ phổ biến: Anh, Pháp, Hoa và đặc biệt giỏi tiếng Việt! Nhiệm vụ của họ tối ngày chỉ ăn và nghĩ ra những từ ngữ độc đáo, những tên phim hay và hấp dẫn với khán giả." Trường hợp này là đang xét những phim xưa, lúc đó làm gì có "Cục Điện ảnh", "ứng dụng OTT". Dang (thảo luận) 22:19, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thì mình đang nói về quan điểm về việc lấy tên phim thời bây giờ ấy mà, còn bộ phim này đã được công chiếu từ lâu thì đến bây giờ vẫn cần phải xét theo nhiều nguồn khác nữa, như bạn nói. Pminh141 [ Thảo luận ] 22:26, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Với Once Upon a Time in America thì:
  • Thông tin chính thức từ rạp: Một nhóm rạp chiếu bóng nhỏ của một người tên là Châu Nhân Vũ đã đặt tên Nước Mỹ một thời như thế từ trước năm 75 ✅ (khả năng là phim có bản quyền)
  • Văn bản Cục Điện ảnh ⛔️
  • Ứng dụng OTT ⛔️
  • Trang web phim lậu ⛔️
Dang (thảo luận) 22:36, ngày 16 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Phim này cổ. Tạm không nói đến 3 cái sau. Nguồn trên thì trước 75 tôi thấy có đề cập việc mua bán "nối bản", từ này trong in ấn thì đại loại "lậu", không rõ trong phim ảnh thì như thế nào, tạm không thảo luận vấn đề này. Phim này công chiếu năm 1984 bên Tây, tức là tính từ sau 1975 tại VN. Tôi nghĩ rất có thể, ông này chỉ dịch tên phim (như người ta đề cập), nội dung phim tại VN thì nó chưa được công chiếu chính thức. Thường thì, các bộ phim chủ đề "gangster đường phố", "tội phạm" cũng khá nổi như vậy được công chiếu rộng rãi (có mua bản quyền) thì tên phim thường được đồng nhất khi tra cứu (Bố Già -The Godfather; Bóng Ma Anh Quốc), chẳng hạn. Trường hợp này, tôi thấy báo chí họ đăng không có đồng nhất, đụng là dịch, xuất hiện thêm trang báo này. Vậy thì chắc bài viết trên Wikipedia tùy vào người viết chịu tham khảo từ nguồn nào? Có thể vậy. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 05:12, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hỏi thử ChatGPT thì việc "mua nối bản" có thể có mua bản quyền hoặc không. Trước mắt, có thể thêm tên dịch của báo, thay vì từ tạm dịch, ít nhất là nó có nguồn. Dang (thảo luận) 11:33, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thêm 2 tên:
  • Nước Mỹ một thời: [40], [41]
  • Ngày xửa ngày xưa ở nước Mỹ: [42]
Dang (thảo luận) 11:56, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Uhm, tôi dự định sửa một vài thứ trong bài này, vì là tôi biên tập nên chọn tên theo cách dịch của nguồn đầu (thấy khá oai). ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 15:52, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Trong xuất bản trường hợp thường gặp nhất, ví dụ ông A đăng ký xuất bản 1000 bản, làm ra quá chỉ tiêu (lớn) so với thỏa thuận thì "nối bản trái phép", đây là trường hợp hay gặp. Không chắc có kiểu "nối bản" được cho phép hay không (cả sách, phim). Khái niệm này cũng còn khá mơ hồ, chưa được làm rõ, cũng không rành, nên tôi không chắc nhận định vô trường hợp "nối bản" của phim. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 15:56, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Cập nhật loạt bài dùng nguồn The Plant List

[sửa | sửa mã nguồn]

Em là thành viên mới, nếu trang này không phải nơi thích hợp để đăng bài này thì xin mọi người nhẹ nhàng nhắc nhở ạ!

Em để ý thấy có nhiều bài về thực vật, như là bài này, bài này, Abatia stellata, v.v có dẫn nguồn đến web có liên kết hỏng là The Plant List ạ, và khi mình lên web họ thì có thấy họ chuyển sang web World Flora Online rồi ạ.

Liệu có ai kiểm chứng nguồn mới này hay biết cách chạy bot hay bằng cách nào khác thay thế một loạt liên kết này không ạ? – Nguyenminhtri55 (thảo luận) 19:10, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vấn đề này đã được thông báo cách đây 1–2 năm. Hiện chưa có ai đảm nhận việc viết mã để chuyển. Nếu bạn biết lập trình thì có thể tìm hiểu WFO Plant List API để hỗ trợ. Còn không thì việc chuyển đổi sẽ mất tầm 1 năm nữa. Dang (thảo luận) 21:22, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Trang định hướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ nên tham khảo một vài ý kiến. Tại trang thảo luận thành viên Sdf (có thảo luận nhưng không nhận phản hồi). Tv này tạo rất nhiều "trang định hướng" nhưng trong số các trang được tạo đều hướng đến các chủ thể chưa có bài trên Wikipedia (xem liệt kê phía dưới). Đối chiếu theo quy định Wikipedia:Định hướng và tiền lệ (không tạo trang định hướng nếu một trang duy nhất hiện có không gây nhầm lẫn). Tôi cho rằng các trang định hướng trên thuộc diện được phép thực hiện thao tác xóa. Hiện tại, tôi vẫn khá chần chừ vì số lượng khá nhiều trang, và cũng có thể gây tranh cãi (khi tv không có phản hồi). Sau khi tôi đặt tin nhắn thảo luận, tv này vẫn hoạt động và tạo trang như cũ, nhưng không thấy trả lời. Không rõ các tv nghĩ như thế nào? Vì tôi dự kiến đặt "bản mẫu" xóa theo quy định.

Các trang được tạo:

Các trang định hướng này đều hướng đến những bài viết chưa được tạo. Nếu phải giải thích hai lần, một cho tv, một ở tin nhắn kiện cáo (nếu có), theo tôi nghĩ rất không hay, và cũng vì phát hiện khá trễ nên số lượng lớn. Tôi nghĩ nên đưa ra đây cùng thảo luận. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 16:06, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

 Ý kiến Nên xóa hết tất cả các trang định hướng. Ayane aka. eunn 02:27, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Xin tag NguyentrongphuPlantaest vào giải quyết. Ayane aka. eunn 02:29, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tag tên tôi làm gì? Quy định đã có thì cứ gắn biển xóa nhanh mà làm. Chúng ta không tạo trang định hướng cho các bài viết chưa được tạo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:33, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@P. ĐĂNG ☑Y Đã xóa – I So bad 05:42, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 47-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 01:59, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Wikipedia tiếng Việt và Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 09 tháng 11 năm 2024, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 147 về "Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng" và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 12 năm 2024. Một số quy định của Chính phủ Việt Nam có ảnh hưởng đến Wikipedia tiếng Việt trong Nghị định này như sau:

Quỹ Wikimedia (Wikimedia Foundation) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, với tôn chỉ cung cấp nội dung, kiến thức miễn phí cho người dân trên toàn cầu. Trong các dự án của Wikimedia nói chung và Wikipedia nói riêng, luôn có tính mở và luôn tạo điều kiện cho tất cả các thành viên được đóng góp một cách công bằng, thoải mái và không gò bó.

Tuy nhiên, việc Nghị định 147 này ban hành tại Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 tới đây có thể tác động một cách tiêu cực đến một lượng không nhỏ thành viên sử dụng Wikipedia tiếng Việt (mà phần đông cư trú hoặc có login truy cập từ Việt Nam) cũng như nhiều bài viết, thông tin trên dự án mở này. Vì rõ ràng, mặc dù là dự án Wikipedia tiếng Việt cho người sử dụng trên toàn cầu, bao gồm người Việt Nam trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam và người nước ngoài biết tiếng Việt, nhưng không thể phủ nhận là phần đông người dùng và truy cập thông tin vào Wikipedia tiếng Việt có xuất phát điểm từ Việt Nam với lượng truy cập có thể lên đến hàng trăm nghìn, hàng triệu lượt/năm. Một số cơ quan nhà nước Việt Nam còn sử dụng thông tin từ Wikipedia để hoạch định chính sách (Đức Hoàng (ngày 20 tháng 1 năm 2020). “Chính sách từ Wikipedia”. VNExpress. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2020.). Nên việc phải chịu sự điều chỉnh từ pháp luật Việt Nam là điều không mong muốn và có thể ảnh hưởng đến tôn chỉ của Wikipedia.

Đơn cử, đối với vấn đề thông tin sai, tin giả đang "rất nóng" tại Việt Nam thì quy định tại Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được là hoàn toàn đầy đủ, có thể áp dụng. Nhưng với nhiều đối tượng bài viết nhạy cảm, có yếu tố chính trị, Wikipedia tiếng Việt có thể phải đi theo sự "định hướng" và "công bố" từ phía Việt Nam (trong khi tính chất của Wikipedia là trung lập và đi theo góc nhìn từ nhiều phía). Ngoài ra, theo quy định mới này của Việt Nam thì nhiều tài khoản đăng ký đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn có thể phải cung cấp thông tin cá nhân (điều mà họ không mong muốn vì quyền riêng tư), ngoài ra còn một số bắt buộc khác có thể xem trích dẫn phía trên.

Tôi vì vậy mở thảo luận này để mọi người có thể đóng góp ý kiến, tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm (đặc biệt là từ Wikipedia tiếng Trung Quốc, bởi Trung Quốc là một trong những quốc gia cùng thể chế với Việt Nam), hoặc cần thiết là một số cơ chế mới (dù đẻ thêm ra quy định là điều không mong muốn) nhằm thích ứng với quy định này tại Việt Nam, để tất cả mọi người được đóng góp một cách công bằng và cởi mở nhất cho dự án phi lợi nhuận này. Trân trọng! – MessiM10 10:07, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến tôi xin phép là người đầu tiên đóng góp ý kiến: "các bạn trên Wikipedia chú ý nha, đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam. các bạn cứ hoạt động viết bài bình thường, không có vấn đề gì đâu, không cần suy nghĩ nhiều. cứ hoạt động bình thường như mọi ngày. đừng có tùy tiện chia sẻ thông tin cá nhân hay khai báo thông tin cá nhân. không cần đăng ký gì hết. cứ hoạt động bình thường. tài khoản nào mà có ý dụ dỗ các bạn khai báo thông tin cá nhân viện dẫn thế này thế nọ thì cẩn thận kẻo bị dụ đó nha" trân trọng - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 18:14, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Wikipedia có trụ sở tại Hoa Kỳ nên quy định VN nếu có bất cập thì có thể bỏ qua. Ví dụ, TQ đã cấm truy cập vào Wikipedia từ lâu, nhưng nhiều người TQ vẫn dùng VPN để truy cập và đóng góp cho Wikipedia Zh một cách bình thường. Chính quyền VN không có bất cứ cách nào để ép tv Wikipedia cung cấp thông tin cá nhân cả. Chính quyền VN cũng không có quyền truy cập IP của các thành viên Wikipedia. Chỉ có checkuser mới có quyền này. Nói ngắn gọn là sẽ không có bất cứ gì thay đổi trong cách hoạt động của Wikipedia trong tương lai gần hoặc xa. Luật mới có thể bỏ qua một bên. Chúng ta không nên bàn ra bàn vào bởi vì nó là chuyện vô ích. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:33, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Chính quyền không biết bạn là ai thì lấy gì mà bắt bớ? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:45, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Rất không đồng tình. Theo nghị định trên, Wikipedia bắt buộc sẽ phải gỡ bỏ tất cả nội dung bài viết chứa quan điểm nhiều phía (chỉ lưu trữ gốc theo nhìn của nhà nước), như vậy thì không còn là Wikipedia với tính chất "trung lập" vốn có như ban đầu nữa. Nghị định này giống với hàm ý theo chiều lái Wikipedia thành sách giáo khoa VN (chỉ chứa thông tin 1 chiều, phục vụ cho 1 cá nhân tổ chức), tôi thấy không ổn. Có thể Wikipedia bị chính quyền để ý theo cách nào đó. Từng nghe KDV Mxn nói chính quyền họ nếu muốn truy cứu bất cứ cá nhân tv dự Wikipedia Vi nào thì họ có sẵn dàn kỹ thuật riêng mà hỗ trợ. Do đó, nghị định trên chỉ là một hình thức. Vấn đề này cũng nóng, riêng tình hình mạng VN. Nếu có gì thay đổi, tôi nghĩ quỹ Wikimedia (Wikipedia Vi thuộc về) có thể là địa chỉ chính quyền họ liên hệ. Hy vọng mọi thứ vẫn giữ nguyên cũ và được hoạt động bình thường. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 03:21, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    User:P. ĐĂNG Hình như bạn đã hiểu nhầm ý của Mxn. Chính phủ VN có thể lùng ra bạn nếu như bạn để lộ IP hoặc danh tính, còn không thì KHÔNG có bất cứ cách nào lùng ra danh tính của bạn hết. TQ có kỹ thuật gấp 10 lần VN còn không lùng ra được danh tính mấy tv tham gia Wikipedia Zh. Nếu làm được thì họ bị chính quyền TQ bắt từ lâu rồi. Một số người bị bắt là do bị lộ IP hoặc thông tin cá nhân. Hiện nay, trên thế giới chưa có bất cứ ai hack được hệ thống bảo mật của Wikipedia. Tôi thấy cứ hoạt động bình thường, chả sợ cái quái gì cả. Đừng để lộ thông tin cá nhân là ok. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:50, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Uhm. Tôi nghĩ nếu có vấn đề gì mọi người chắc cũng sẽ không ngại tự tài trợ VPN cho cá nhân để thỉnh thoảng vào Wikipedia đóng góp. Thanks. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 12:05, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    chính quyền có nhiều cách để bắt một thành viên Wikipedia, chạy đâu mà thoát được chứ. nhưng vấn đề ở chỗ: có một thiểu số thành viên sống ở nước ngoài, ngoài tầm với chính phủ. rồi mắc gì mà Việt kiều thuộc quốc tịch khác hoạt động lại phải đi thông báo danh tính của mình cho chính phủ VN. thiệt là buồn cười - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:15, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nếu tv không để lộ danh tính thì theo tôi là ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:48, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu với các cuộc Họp mặt Wikipedia thì chắc là không - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 12:21, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nghị định trên yêu cầu các tài khoản mạng xã hội phải xác minh danh tính. Nhưng mà Wikipedia không phải là mạng xã hội nên Wikipedia không có liên quan. Chỉ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo... là bị ảnh hưởng thôi. Tranminh360 (thảo luận) 10:46, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tranminh360 Chương I, Điều 3, số 23, có các đối tượng như trang thông tin điện tử cung cấp các dịch vụ chuyên ngành giáo dục... Không rõ tôi có thể hỏi đây chỉ là giải thích ngữ nghĩa (giống các văn bản pháp luật khác), hay đang nhắc đến các đối tượng nằm trong vùng ảnh hưởng? Tôi khá thắc mắc dòng này. Cũng không thấy họ nêu rõ giới hạn thể loại trang web bị ảnh hưởng. Và hình như, khi dùng các diễn đàn mạng xã hội thì đều có đặc trưng cung cấp thông tin cụ thể (có lẽ vậy?), nếu họ thêm nghị định như vậy nhằm lắp khoảng trống đó thì khá thừa. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 11:52, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nếu mọi người nói thế thì ai cũng có thể an tâm đóng góp cho Wikipedia rồi. Chỉ sợ đến một ngày nào đó, tự nhiên đăng nhập vào dự án bắt buộc phải xác minh danh tính bằng số điện thoại (ý mà luật của VN quy định), thì không ai mong muốn đâu (cái "cung cấp thông tin cá nhân" nó từ đây mà ra).
User:CVQT Chính phủ VN không có quyền yêu cầu Wikipedia phải xác minh danh tính thành viên bằng số điện thoại. Trụ sở Wikipedia nằm ở Hoa Kỳ nên họ không sợ bất cứ quốc gia nào hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:19, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tất nhiên, Wikipedia không phải mạng xã hội, và cũng không phải Wikipedia Việt Nam. Nhưng cái chính là Wikipedia tiếng Việt, theo cách hiểu từ luật của Việt Nam, sẽ được tính vào diện "trang thông tin điện tử" (cái này chính là ý P. ĐĂNG nói), hơn nữa lượng tiếp cận, truy cập Wikipedia tiếng Việt từ Việt Nam không phải là nhỏ (không biết bác nào có thống kê không chứ nếu WP tiếng Việt có trên 100.000 lượt truy cập từ Việt Nam/tháng (khoản 3, điều 23) là vào diện điều chỉnh của Nghị định). Mà cái Nghị định này áp dụng cho tất cả "tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng" (điều 2), nếu theo diễn đạt này nó sẽ bao gồm cả chính Quỹ Wikimedia. Cái khó nó nằm ở chỗ đấy chứ nếu không thì đã không đề cập cho mệt.
Trường hợp xấu nhất là VN chặn Wikipedia thì phải dùng VPN như Nguyentrongphu nói. Tất nhiên như quý BQV nói sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Wikipedia nói chung, nhưng chúng ta nên có những khuyến nghị (các thành viên không nên cung cấp công khai tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại...) trên trang thành viên hay bất kỳ đâu trên Wikipedia, khuyến khích/khuyến nghị đăng ký tài khoản và tránh để lộ địa chỉ IP,... để có thể đóng góp thoải mái, tránh bị an ninh sờ tới nếu chẳng may đưa thông tin khác với công bố từ nhà nước. – MessiM10 13:33, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
logic nói chuyện thiệt mắc cười. yêu cầu đăng ký tài khoản - chứng tỏ chính phủ VN ko biết người dùng là ai ở đâu. lại phải đi đăng ký tài khoản và tránh để lộ địa chỉ IP,... để có thể đóng góp thoải mái, tránh bị an ninh sờ tới. nó khác gì một kẻ lạ mặt gặp gái xinh ở nhà một mình nói rằng: anh lo cho em ở nhà một mình lỡ tối bị hiếp dâm thì sao, hay là em đưa chìa khóa nhà của em cho anh như vậy sẽ an toàn hơn. an toàn hơn hay chính cái thằng có chìa khóa sẽ mở cửa vào và hiếp dâm. bạn nói chuyện theo cái cách rất buồn cười, bạn nghĩ trên wiki các thành viên não mọi người chứa đậu hũ hay mắm tôm. trước giờ thành viên nào mà tiết lộ thông tin cá nhân thành viên khác là bị quy tội rất nặng. bây giờ có thành viên đang muốn dụ dỗ cộng đồng trình báo thông tin cá nhân trên diện rộng, bạn lẻo mép bạn nghĩ người khác ko biết bạn định làm cái trò gì hay sao. tôi kiến nghị cấm vô hạn cái tài khoản CVQT này cho rồi. ko hiểu các bảo quản viên còn chờ gì nữa - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 23:49, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Suốt từ đó tới giờ, Wikipedia luôn khuyến nghị mọi tv là không nên tiết lộ thông tin cá nhân. Ai tự tiết lộ thì đó là quyền của mỗi cá nhân. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:27, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@CVQT: Ngay từ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Điều 22 cũng đã quy định các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam, nhưng từ năm 2013 đến nay Chính phủ Việt Nam có làm gì được Wikipedia đâu mà bạn lo dữ vậy? Quy định đặt ra để làm cảnh thôi. Tranminh360 (thảo luận) 02:07, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@CVQT: Theo kế hoạch, vào tháng 5 năm 2025 WMF sẽ triển khai tài khoản tạm thời trên tất cả các wiki, khi đó địa chỉ IP của các thành viên chưa đăng ký sẽ được ẩn, thành viên thông thường sẽ chỉ nhìn thấy tên tài khoản tạm thời như ~2025-1234 thôi, chỉ những thành viên có quyền IP-viewers (như BQV) mới xem được địa chỉ IP của tài khoản tạm thời. Xem thêm trên blog của WMF. Tranminh360 (thảo luận) 02:51, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Tranminh360: Nếu WMF xây dựng được những giải pháp kỹ thuật như vậy thì tốt quá rồi. Thế thì ai cũng có thể tha hồ đóng góp cho Wikipedia mà không phải lo nghĩ nhiều rồi, kể cả khi không đăng nhập. Đúng là mình lo xa quá, tại vì theo dõi thực trạng an ninh mạng VN vừa qua thấy cũng run, lo sợ đến một ngày họ động đến Wikipedia. – MessiM10 03:32, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
@CVQT: Ngay từ Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, Điều 23c cũng yêu cầu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội phải phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, rồi thực hiện việc xác thực người sử dụng dịch vụ thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại hoặc đến hộp thư điện tử từ khi đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc thay đổi thông tin cá nhân; nhưng từ năm 2018 đến nay Chính phủ Việt Nam đâu có yêu cầu Wikipedia phải đặt máy chủ ở Việt Nam hay xác thực người dùng bằng số điện thoại hay email đâu, toàn quy định trên giấy thôi bạn ơi. Tranminh360 (thảo luận) 11:29, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
chậc. tấm lòng của bạn quả là tình cảm thao thao giang thủy. biết lo cho mọi người bị an ninh mạng kiểm soát nên đề bạt chuyện thành viên đăng ký và khai báo thông tin cá nhân với cơ quan chính phủ. tốt quá. bạn còn biết nói "...cũng run, lo sợ đến một ngày họ động đến Wikipedia". tình cảm này quả thật cảm lạnh. đang đóng vai ông kẹ định bắt cóc trẻ con bỏ bị thì thấy các phụ huynh lại chuyển sang tui mới thấy bóng dáng kẻ bắt cóc đâu đây mọi người hãy cẩn thận. thứ lẻo mép. bởi ta nói dân học Trung cấp Lý luận Chính trị già mồm phải biết. vô biên chế chưa bạn - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 03:53, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
cái gì mà "tại vì theo dõi thực trạng an ninh mạng VN vừa qua thấy cũng run, lo sợ đến một ngày họ động đến Wikipedia" - nghe bạn nói mà tôi nổi cả da gà. thương Wikipedia tiếng Việt nhiều hông, thương zữ chưa, nhiều zữ hông nè. tui ko ngờ trên đời này có người tốt vậy luôn á. thương thương nè, đăng ký thông tin cá nhân đi nè, đăng ký thông tin cá nhân khai báo thương hơn nè, hun cái nè - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận)
thành viên gì mà quanh năm suốt tháng ko thấy hoạt động, lâu lâu ghé wiki là bày trò thảo luận, cải tổ; rồi bày tỏ tình thương mến thương với Wikipedia. giả tạo - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:13, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
TUIBAJAVE Tôi cũng khá đồng ý với Tranminh360, mặc dù luật mới này của họ đưa ra báo quát hơn 2013 rất nhiều, nhưng có một số nghị định VN khi ban hành thì đọc trên giấy thấy rất bao quát, rồi đến khi đưa ra thực thi thì không phải lúc nào làm cũng ra hồn. Không nên lo nữa. Chừng nào chính phủ vào tận Wikipedia "thổi còi" thì tính tiếp. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 04:29, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
Họ có vào đây "thổi còi" thì cũng chả có gì phải sợ. Chính quyền VN không thể làm gì khác ngoài việc cấm dân truy cập vào Wikipedia (giống như TQ). Lúc đó thì cứ xài VPN vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:45, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
chính vì không thể áp dụng cho wiki, cho nên có người phải ẹo qua ẹo lại lời đường tiếng mật dụ dỗ thành viên trên Wikipedia khai báo thông tin cá nhân, đăng ký này nọ với lợi ích này này nọ nọ. nhưng làm vậy thì kỳ quá, đành tổ chức thảo luận (như thành viên nói phía trên): "cần thiết là một số cơ chế mới (dù đẻ thêm ra quy định là điều không mong muốn) nhằm thích ứng với quy định này tại Việt Nam". ghê chưa. còn ko hiểu người ta đang muốn gì à. người ta đang muốn một quy định mới hợp cạ với quy định ngoài để ráp nó lại như hai thanh gỗ được gọt mộng rồi ghép lại. với qui định mới thì đường đường chính chính danh chính ngôn thuận đưa thành viên wiki vô gọng như lùa gà vô chuồng. dùng ngôn từ rất đặc trưng: "...tìm phương án gỡ vướng mắc..." thấy cách dùng từ là hiểu cơ quan nào rồi. ở đây chả có vướng mắc gì hết á. vướng mắc gì chứ - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 04:46, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
cái ngôn từ nó lẻo lự , đọc thiệt ko thể chịu đựng nổi - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 05:05, ngày 22 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi nghĩ vấn đề nằm ở người tạo thảo luận, hơn là cái văn bản gì đó. Nếu bạn muốn tuyên truyền theo nghị định của Nhà nước, thì hãy liệt kê vài giải pháp quản lý Wikipedia xem, và đề nghị thử xem coi cộng đồng có đồng ý? Còn nếu bạn muốn bày cách lách luật vì sợ an ninh, thì cũng hãy liệt kê vài giải pháp lách xem? Giọng văn của bạn có nhiều điều đáng ngờ, ban đầu thì muốn có "cơ chế mới", "thích ứng", sau thì "run", "lo sợ". Vậy bạn muốn làm gì? Nếu đã "thích ứng" thì sao phải "lo sợ"? Bạn đã viết những gì không hài lòng "bề trên" à? Những hành động của bạn cho thấy một stereotype đặc trưng. Dang (thảo luận) 00:45, ngày 27 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Về việc liên hệ đến Wikipedia tiếng Trung, câu chuyện đã rõ ràng là WMF và Trung Quốc đường ai nấy đi từ lâu. Mô hình của Wikipedia đương nhiên không phù hợp với một đất nước như Trung Quốc, và cách mà Trung Quốc phản ứng còn có phần tiểu nhân. Sau vụ Hành động của Wikimedia Foundation với Wikipedia tiếng Trung năm 2021, thì Trung Quốc đã 4 lần từ chối WMF tham gia tổ chức WIPO, một cơ quan của UN; là quốc gia duy nhất trong 193 quốc gia thuộc WIPO phản đối, với lý do Wikipedia đã vi phạm "nguyên tắc một Trung Quốc" và "phát tán thông tin sai lệch". Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến WMF, mà Trung Quốc còn phản đối các đoàn hội Wikimedia theo quốc gia như Đức (WMDE) tham gia WIPO. Xem thêm: Wikimedia Foundation’s Accreditation to World Intellectual Property Organization Blocked for a Fourth Time by China. Dang (thảo luận) 01:00, ngày 27 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy thảo luận này khá thừa thãi và thành viên tạo thảo luận có nhiều điểm nghi vấn khi mới lo bò trắng răng như vậy. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 02:55, ngày 28 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sign up for the language community meeting on November 29th, 16:00 UTC

[sửa | sửa mã nguồn]

Hello everyone,

The next language community meeting is coming up next week, on November 29th, at 16:00 UTC (Zonestamp! For your timezone <https://zonestamp.toolforge.org/1732896000>). If you're interested in joining, you can sign up on this wiki page: <https://www.mediawiki.org/wiki/Wikimedia_Language_and_Product_Localization/Community_meetings#29_November_2024>.

This participant-driven meeting will be organized by the Wikimedia Foundation’s Language Product Localization team and the Language Diversity Hub. There will be presentations on topics like developing language keyboards, the creation of the Moore Wikipedia, and the language support track at Wiki Indaba. We will also have members from the Wayuunaiki community joining us to share their experiences with the Incubator and as a new community within our movement. This meeting will have a Spanish interpretation.

Looking forward to seeing you at the language community meeting! Cheers, Srishti 19:54, ngày 21 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 48-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:40, ngày 25 tháng 11 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 49-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:21, ngày 2 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đã kích hoạt công cụ AutoModerator (Thành viên:Kiểm tra tự động)

[sửa | sửa mã nguồn]

Công cụ này đã được kích hoạt ngày 10 tháng 12, sau đồng thuận trước đó của cộng đồng. Cảm ơn @NgocAnMaster và @Hide on Rosé đã hỗ trợ trong thời gian qua. Dang (thảo luận) 20:13, ngày 9 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Nguyentrongphu: Đã kích hoạt. Dang (thảo luận) 20:14, ngày 9 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Xem ra cả 2 tác vụ lùi lại đầu tiên của nó (7200295672003013) đều là những sửa đổi hữu ích và không nên bị lùi. minhhuy (thảo luận) 02:00, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đợi 1 thời gian để xem lợi vs hại của cái công cụ này thế nào đã. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:39, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy, @Nguyentrongphu: Tỷ lệ sai ở thời điểm đầu thường cao, vì số lượng mẫu quá ít, có thể lên đến tầm 30–40% sai sót. Đợi nó vài trăm sửa đổi thì sẽ giảm tỷ lệ sai lại, như bên ukwiki đang có tỷ lệ sai tầm 8%. Tôi sẽ đánh giá sau 3 mốc thời gian: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Dang (thảo luận) 13:55, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Sửa đổi đầu tiên của AM ở bài Cách mạng màu là hợp lý về mặt máy học, vì đối tượng là IP (thường phá hoại), lại xóa nhiều nội dung. Khả năng chính vì 2 đặc điểm này mà AM đã cho rằng đây là một sửa đổi phá hoại. Dang (thảo luận) 15:49, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Công cụ này không hoạt động trong nửa cuối ngày 10 tháng 12, sau 12:05. Có ai biết tại sao không? Liệu có cách nào cho công cụ này hoạt động 24/7?  Băng Tỏa  17:58, ngày 11 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Plantaest. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:48, ngày 11 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Băng Tỏa: Nó vẫn hoạt động mà, mới có sửa đổi ngày 12. Bạn căn cứ đâu mà cho rằng "không hoạt động"? Trong cấu hình vẫn đang bật. Dang (thảo luận) 04:18, ngày 12 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Xem thử số liệu bên ukwiki (một wiki lớn hơn viwiki một khoảng nhỏ) thì số sửa đổi hàng ngày của nó cũng không quá nhiều, có ngày chỉ có 1, dù cả 2 wiki cấu hình giống nhau. Dang (thảo luận) 04:26, ngày 12 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nó lùi ít nhỉ. Dự án đang neo người, phải chi nó lùi nhiều hơn :( –  Băng Tỏa  14:57, ngày 12 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @Băng Tỏa: Để xem tình hình sao, vì dự án này vẫn đang thử nghiệm và sẽ có cập nhật trong tương lai. Tôi cũng sẽ nghiên cứu thử mảng này trong năm sau, dùng LLM như ChatGPT, lúc đó chắc tốn phí duy trì hàng tháng. Dang (thảo luận) 15:07, ngày 12 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Các sửa đổi phá hoại như thêm Emoji, lặp lại ký tự có nằm trong thao tác lùi sửa của công cụ này không? Vì hiện tại, có lẽ dường như nó khá dứt khoát ở các sửa đổi bị tẩy trống lượng lớn nội dung, nhưng hoàn toàn không có phản ứng với các sửa đổi bị gắn thẻ như lặp lại ký tự. Ví dụ sửa đổi này, tôi quan sát hơn 15 phút nhưng chưa thấy phản ứng từ công cụ. IP hay nhóm người dùng mới mở tài khoản có các sửa đổi phá hoại bị gắn thẻ thêm emoji và lặp lại ký tự có độ chính xác khá cao, có thể nói 99% (tôi thường tuần tra nhờ tính năng gắn thẻ nên khá nắm tình hình), tôi nghĩ khá tốt nếu nó vận dụng được đặc tính từ các thẻ mang lại, hoặc tăng độ nhận dạng các sửa đổi phá hoại này. Tôi xem song song nhật trình của công cụ này trong lúc tuần tra, và có một vài cảm nhận đầu tiên vậy. phongđăng (thảo luận) 04:33, ngày 13 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    @P. ĐĂNG: Cơ chế chính xác của công cụ này tôi cũng chưa rõ. Khả năng cao bạn đã đoán trúng cách nó hoạt động. Những góp ý của bạn sẽ được tôi thu thập và gửi cho họ sau. Trước mắt, theo tôi đoán là họ chưa muốn công cụ hoạt động một cách quá mạnh, nhất là khi chúng ta đã chọn chế độ "Cẩn trọng", tức là nó ưu tiên chính xác hơn là tầm soát. Công cụ có thể được cải tiến dần theo thời gian, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào định hướng của nhóm tác giả, chưa chắc là công cụ sẽ đạt được mức độ hữu ích và chính xác mà chúng ta mong muốn (đó là lý do tôi cũng muốn tạo một dự án tương tự, khi đó chúng ta dễ tinh chỉnh hơn). Cách tốt nhất lúc này là tiếp tục quan sát và cung cấp những báo cáo nếu được cho họ. Dang (thảo luận) 18:08, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
    Nếu bạn thấy qua 1 phút mà không có biến động gì nữa thì đừng quan tâm, vì công cụ này lùi sửa trong thời gian dưới 1 phút, không cần chờ đến 15 phút. Dang (thảo luận) 18:11, ngày 14 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tinh gọn bộ máy

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạo này có vụ "tinh gọn bộ máy" của Chính phủ VN. Tự hỏi nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến các bài viết Wikipedia? Trước mắt sẽ có bộ bị giải thể, có bộ bị sáp nhập và đổi tên. Mời mọi người xem xét. Xem đồ họa: Infographics: Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ. Dang (thảo luận) 20:52, ngày 9 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Có gì khó hiểu đâu? Đợi chính phủ VN tinh gọn xong xuôi hết rồi thì cập nhật lại thông tin các bài liên quan trên Wikipedia sau. Bộ nào bị giải thể thì ghi trong bài đó là bộ đã bị giải thể (giống như mấy bài về công ty thời xưa giờ đã bị giải thể). Bộ nào bị sáp nhập thì đổi hướng trang rồi chuyển thông tin qua bài mới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:36, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Khi nào tinh gọn xong thì có thể cập nhật các bài viết liên quan. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 06:03, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 50-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:14, ngày 9 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đã cấu hình cập nhật trên của Citoid cho các bản mẫu sau:
Dang (thảo luận) 15:44, ngày 10 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đổi tên bài Sen và Chihiro ở thế giới thần bí thành Vùng đất linh hồn

[sửa | sửa mã nguồn]

chào mọi người, mới đây nhà phát hành CGV vừa chính thức công bố, bắt đầu từ Giáng sinh 2024, lần đầu tiên tại Việt Nam, CGV sẽ hợp tác trình chiếu, đưa toàn bộ 21 tác phẩm anime của Studio Ghibli lên màn ảnh rộng, trong đó có phim Spirited Away, và CGV đã lấy tên Vùng đất linh hồn làm tên chính thức cho phim, thay vì Sen và Chihiro ở thế giới thần bí, cho nên tôi viết phần này mong các admin thay đổi tên phim từ Sen và Chihiro ở thế giới thần bí thành Vùng đất linh hồn

cũng nói thêm, trước đây có đề xuất đổi tên tương tự, nhưng ko được thông qua vì nhiều lý do, nhưng như đã nói ở trên "CGV đã lấy tên Vùng đất linh hồn làm tên chính thức cho phim, thay vì Sen và Chihiro ở thế giới thần bí", ngoài ra tên Vùng đất linh hồn cũng phổ biến với công chúng hơn Sen và Chihiro ở thế giới thần bí, chứ hỏi 10 người xem Sen và Chihiro ở thế giới thần bí thì chưa chắc họ đã biết, nhưng vùng đất linh hồn thì sẽ khác. Và phim sẽ ra mắt vào ngày 3.1.2025

đây là dẫn chứng: Tạp chí VHNT, Đài PTTH Hà Nội, Báo tuổi trẻ, Báo Văn hóa, VTV, Tiền Phong – Nestea99 (thảo luận) 02:14, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Nestea99 Về yêu cầu đổi tên thì bạn nên đặt yêu cầu ở Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang – I So bad 02:19, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Xem Thảo luận:Sen và Chihiro ở thế giới thần bí#Đề xuất đổi tên bài lần 2. Thảo luận ở trang này không quá cần thiết do đã đạt được đồng thuận tại trang thảo luận của bài rồi. Tôi sẽ đổi tên bài vì đã qua 3 ngày chờ. minhhuy (thảo luận) 02:20, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vấn đề với Wikipedia:Trình tải lên tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem Thảo luận Wikipedia:Trình tải lên tập tin#Thêm ghi chú về việc Việt Nam không cho phép FoP, mời các thành viên quan tâm đến vấn đề hình ảnh cho ý kiến ở đó. minhhuy (thảo luận) 02:50, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Sửa MediaWiki:Common.css và nhiều bản mẫu hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình hình là tôi đang sửa "banh chành" MediaWiki:Common.css và nhiều bản mẫu hệ thống, nhằm giảm kích thước cho tải trang nhanh. Có thể có nhiều lỗi hiển thị phát sinh, phiền mọi người báo cáo tại đây nếu nhìn thấy lỗi, hay thấy có gì khác biệt so với trước. Dang (thảo luận) 23:35, ngày 15 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Plantaest Bạn chắc là các mã infobox đó là không còn cần thiết chứ? Tôi không biết các infobox khác thế nào, nhưng infobox animanga (dùng labelstyle) đang gặp phải cái vấn đề khiến ngày xưa phải thêm đoạn mã đó cho nó (xem ví dụ tại Cardcaptor Sakura, khi các label bị hiển thị giãn ra quá xa). Cả ở Vector thường lẫn Vector 2022. minhhuy (thảo luận) 01:20, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi nhìn thử nhưng chưa thấy lỗi gì. Khi thử so sánh thì bản hiện tại nó bị giãn một chút về mặt chiều dọc so với trước. Điều này gây ra do các label ở bản mẫu này có nền tím nhạt, tạo cảm giác đóng khung, thiếu sự thông thoáng. Giải pháp theo tôi là nên bỏ cái nền tím nhạt đó, nhìn sẽ thấy thoải mới hơn. Hiện bên enwiki đang để như thế, hạn chế các style quá riêng không cần thiết cho một trường hợp nhỏ của bản mẫu. Dang (thảo luận) 01:38, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Tuy không thực sự tán thành nhưng tôi cũng đã điều chỉnh để loại bỏ nền trong labelstyle. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm tra en:Cardcaptor Sakura, thì đoạn "Other" ở cuối bản mẫu vẫn dùng nền này mà không khiến cho nó bị giãn ra như tại Cardcaptor Sakura (viwp). Quản lý đoạn đó là Bản mẫu:Thông tin animanga/Khác, tôi đã sửa để khớp với enwp nhưng không có tác dụng. Không rõ có phải họ có mã điều chỉnh ở đâu đó không. minhhuy (thảo luận) 01:58, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Nhìn 2 phiên bản en và vi có vẻ đã hao hao. Dang (thảo luận) 12:25, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Tôi đã thấy từ ít giờ trước rồi, cảm ơn bạn đã sửa. minhhuy (thảo luận) 12:29, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Plantaest Không rõ bạn có thể giúp fix lại giao diện chưa, vì loạt bài giám mục đang được quan tâm bởi sự qua đời của TGM Thể mà một loạt hộp thông tin nhìn "gớm quá". Cảm ơn bạn. ✠ Tân-Vương  04:52, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@ThiênĐế98: Tầm 1–2 tuần nữa, tốt nhất giờ đừng sửa gì, lỗi nữa mệt. Dang (thảo luận) 04:56, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn Plantaest đã thành thật trả lời, cá nhân tôi chỉ hy vọng là bạn có đủ thời gian để giúp sớm. ✠ Tân-Vương  05:00, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@ThiênĐế98: Tôi đã tạm sửa cho bản mẫu của bạn, tuy nhiên cần trả lời câu hỏi của tôi ở trang thảo luận của nó. Dang (thảo luận) 05:06, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Một số list hàng ngang thì thành hàng dọc. Để chiều sửa. Dang (thảo luận) 01:47, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Những vấn đề khác mà tôi phát hiện ra để báo cáo (bên cạnh vụ infobox trên kia) gồm:
Tôi sẽ báo cáo thêm nếu phát hiện lỗi khác. minhhuy (thảo luận) 02:24, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thanh cuối trang Đặc biệt:Đóng góp cũng gặp tình trạng giống Wikipedia:Thay đổi gần đây, [62]. caramel ribbon✧cursetard🎀 02:54, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
  • MediaWiki:Newarticletext: Fmbox có vẻ đã hỏng toàn cục. Khi tạo một bài viết mới, thông điệp đầu trang không còn khung nữa.
minhhuy (thảo luận) 07:27, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Có thể bạn đã nhận ra rồi, nhưng để phòng ngừa thì tôi báo cáo là Mô đun:Hatnote hoặc các thành phần liên quan tới nó vẫn còn lỗi, xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Hình ảnh. minhhuy (thảo luận) 13:49, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy, @Chó Vàng Hài Hước: ✅ Đã sửa các lỗi đã nêu. Nếu thấy tiếp thì báo cáo tiếp nhé. Thanks. Dọn dẹp bớt linh tinh để dễ triển khai các thay đổi về giao diện trong năm sau, bao gồm VIWP.UIChế độ tối. Dang (thảo luận) 18:43, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Vẫn còn một số vấn đề sau đây:
minhhuy (thảo luận) 01:30, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chờ đã... Wikipedia:Thay đổi gần đây đúng là đã được sửa, nhưng nó vẫn lỗi khi nhúng vào Đặc biệt:Thay đổi gần đây. Tôi đã thử mở chế độ ẩn danh và tẩy cache nhưng vẫn bị, nên có lẽ không phải do cache hay cookie của tôi. minhhuy (thảo luận) 01:34, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Đã sửa mấy chỗ liên quan fmbox hay hlist, thêm div.mw-parser-output bao quanh là được, là cách enwiki đang làm. Còn mấy cái liên quan infobox thì suy nghĩ thêm sau. Dang (thảo luận) 01:39, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Xem ra trang đóng góp của IP vẫn dính lỗi.
Ngoài ra cái này có lẽ không liên quan, nhưng với giao diện Vector thường, phần các dự án WMF ở Trang Chính đã không còn được căn giữa (dù vậy tôi cũng không chắc lúc trước nó có căn giữa hay không). minhhuy (thảo luận) 01:47, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: ✅ Đã sửa chỗ IP. Chỗ Trang Chính ở skin Vector không thấy gì đặc biệt, giống hình chụp ở trang Wikipedia tiếng Việt. Dang (thảo luận) 01:59, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Đối với màn hình rộng mà tôi sử dụng thì nó sẽ như vầy. Cảm giác khá lệch, nhưng chắc cũng không quan trọng vì không còn mấy người dùng. minhhuy (thảo luận) 02:03, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Cái này là bình thường, do máy nó tính 4 cột, thì chỉ đều khi 4 cột này không có gap (lề) giữa hai cột liền kề. Còn thực tế thì có cái gap nên nó sẽ lệch để giữ không bị dính sát nhau, như hình chụp ở Wikipedia tiếng Việt, cột số 3 cũng lệch chút so với logo đen của WMF. Dang (thảo luận) 02:08, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Muốn giảm cảm giác lệch thì thường người ta sẽ tô nền, lúc đó có khung, cảm giác sẽ nhìn ra giới hạn. Mắt người sẽ lấy giới hạn từ viền của khung thay vì là ký tự cuối của text. Dang (thảo luận) 02:11, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hoặc dùng Vector 2022, có cho chọn chiều rộng cố định hay dãn ra đủ kiểu, nhìn cũng gọn hơn. Xài lâu thì sẽ thấy quen, ban đầu tôi cũng không quen, nhưng giờ dùng được mấy năm rồi :| Dang (thảo luận) 02:15, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: À, ý tôi không phải canh các cột cho thẳng với logo WMF. "Lý tưởng" theo cảm quan của tôi là, cả 4 cột đều nên dịch về phía bên phải một chút, tạo cảm giác 4 cột này nằm trong một cái khung và đặt chính giữa trang. Logo WMF sẽ rơi vào đâu đó giữa cột 2 và 3. Hiện tại thì phần bên phải đang dư một khoảng trống khá lớn (so với phần bên trái trang), nên tạo cảm giác lệch. minhhuy (thảo luận) 02:15, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Cái này không được về mặt kỹ thuật, do không co giãn theo text được, mà chỉ co giãn theo box, quy định sẵn 1 box chiếm 25% chiều rộng trang, kiểu vậy, chứ không quy định được text của box (hay nội dung của box) chiếm 25%. Dang (thảo luận) 02:17, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: OK tôi hiểu rồi. minhhuy (thảo luận) 02:18, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Lỗi này vẫn còn tại thảo luận IP, như Thảo luận Thành viên:2001:EE0:48D3:98A0:D4B7:7E7B:19AB:922A minhhuy (thảo luận) 15:26, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
✅ Đã sửa. Dang (thảo luận) 15:33, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Không có thay đổi nào thực sự liên quan đến {{Thông tin viên chức}} và các thành phần của nó trong thời gian gần đây (trừ vụ prefix name nhưng cuối cùng đã hoàn lại như cũ), nhưng Marta Fernandez Miranda de Batista và nhiều bài khác xuất hiện một khoảng trống khá lớn ngay trước "Thông tin cá nhân", nên tôi tự hỏi liệu nó có liên quan gì đến css hay không. minhhuy (thảo luận) 03:52, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Cái này liên quan thay đổi cập nhật ở Mô đun:Infobox hơn là CSS. Khoảng cách đó là những hàng của bảng bị sinh thừa, với nội dung rỗng. Dang (thảo luận) 04:16, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Theo tôi thấy bài Tô Lâm dùng Bản mẫu:Thông tin viên chức/1, giống bản en nhất, không rõ vì sao có vụ chia thế này? Bài Tô Lâm thì ok, không thấy lỗi gì. Dang (thảo luận) 05:26, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Có vẻ như, {{Thông tin viên chức}} được tạo ra trước tiên với những tùy biến tham số khá đơn giản (xem phiên bản ổn định), nhưng không được cập nhật theo thời gian với những hàm cú pháp và nhãn ngày càng phức tạp của chủ đề này. Nên vào năm 2015 đã có người thử cập nhật nó nhưng thất bại, có lẽ do việc sử dụng các tham số cũ đã quá thông dụng và người này không biết cách tích hợp cả các cách dùng cũ đó vào bản mẫu mới cập nhật nên gây ra lỗi. Thay vì giải quyết thì anh ta tạo ra {{Thông tin viên chức/1}} với mã nguồn mới hoàn toàn theo enwp và từ đó các thành viên ở đây đã áp dụng cho rất nhiều bài viết dịch từ enwp (thông qua các trang đổi hướng, ví dụ Bản mẫu:Infobox Officeholder), trong khi các bài trước đó thì vẫn chịu chấp nhận dùng {{Thông tin viên chức}} (vốn cũng có một trang đổi hướng thông dụng là Bản mẫu:Infobox officeholder). Do các trang đổi hướng này mà những bài dịch sau đó sẽ hên xui mà đổi sang hai bản mẫu khác nhau.
Cuối cùng thì ai đó cũng đã cập nhật {{Thông tin viên chức}} dựa trên nền mã nguồn cũ vốn đã khiếm khuyết, nhưng ít ra nó bắt đầu hiển thị gần giống với {{Thông tin viên chức/1}}, và thế là chúng ta có tình trạng hiện giờ.
Khá tương tự {{Hộp thông tin quốc gia}} và {{Thông tin quốc gia}}. minhhuy (thảo luận) 05:45, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
.-. Chắc để 1–2 tuần nữa vậy, tôi sẽ gộp cả 2 sau. Các bản mẫu infobox khá đặc biệt, cần 1 quy ước chuẩn để nhập từ en, không nên copy mã rồi dịch luôn trong mã gốc, vì thường nó có rất nhiều tham số. Không có quy ước thì fix lỗi không nghỉ. Dang (thảo luận) 05:52, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Đối với Hộp thông tin quốc gia thì đó là cả một tiến trình còn đang dang dở: Wikipedia:Cộng đồng/Bản mẫu Hộp thông tin quốc gia minhhuy (thảo luận) 05:57, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy: Trường hợp này thì dễ vì số lượng có hạn. Mấy cái này AI giờ làm tuốt, anh Huy có thể dạy vài dòng cho ChatGPT để nó làm, chủ yếu copy bản en rồi cho nó dịch, giữ tham số, cung cấp bản cũ làm tham khảo, v.v. Dang (thảo luận) 06:01, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Có vẻ thú vị, tôi sẽ thử sau :^) minhhuy (thảo luận) 06:02, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Sao chữ trong Bản mẫu:Đạo giáo bỗng dưng đen thui (hồi trước là chữ trắng), nhờ bạn qua xem thử.  Băng Tỏa  22:20, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: ✅ Đã điều chỉnh. Mới đầu xem mã đã thấy sai sai. Có thể tùy chỉnh nền, nhưng nên chọn màu nhạt sao cho chữ đen vẫn hiển thị được, đừng gán màu mới như trắng. Tốt nhất là để mặc định, đỡ gây xung đột, giờ còn có giao diện tối nữa nên cũng phải quan tâm tương thích. Dang (thảo luận) 00:18, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Đóng kết quả biểu quyết xóa bài không thấy chữ trong chế độ tối, nhờ bạn qua xem thử. RAFAEL RONEN 06:06, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản tin Kỹ thuật: Tuần 51-2024

[sửa | sửa mã nguồn]

MediaWiki message delivery 22:23, ngày 16 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Tính năng "Tài khoản tạm thời" - giới thiệu dự án

[sửa | sửa mã nguồn]
Thông báo trên tài khoản tạm thời sau khi phát hành sửa đổi đầu tiên

Quỹ Wikimedia đang trong quá trình cho ra mắt tính năng tài khoản tạm thời cho biên tập viên (không đăng nhập) chưa đăng ký tài khoản trên nhiều wiki. Các cộng đồng pilot sẽ có cơ hội kiểm tra và đưa ra ý kiến để cải thiện tính năng này trước khi nó được triển khai trên tất cả các wiki vào giữa năm 2025.

Tài khoản tạm thời sẽ được sử dụng để ghi nhận các chỉnh sửa mới của người dùng không đăng nhập thay vì sử dụng địa chỉ IP. Tuy vậy, đây không phải là một sự thay thế hoàn toàn. Thứ nhất, người dùng tạm thời sẽ được sử dụng một số chức năng hiện không khả dụng cho biên tập viên không đăng nhập (ví dụ như thông báo). Thứ hai, các dự án Wikimedia vẫn sẽ tiếp tục sử dụng địa chỉ IP của các biên tập viên không đăng nhập ở sau màn, và các thành viên cộng đồng có kinh nghiệm vẫn sẽ có thể tiếp cận được chúng khi cần thiết. Thay đổi này đặc biệt quan trọng đối với những biên tập viên không đăng nhập và những người sử dụng địa chỉ IP để chặn người dùng và đảm bảo an toàn cho các wiki. Các địa chỉ IP cũ được ghi nhận trước khi giới thiệu tài khoản tạm thời trên một wiki sẽ không bị thay đổi.

Chúng tôi mong rằng các bạn sẽ đọc bài đầu tiên trong chuỗi bài viết liên quan tới tài khoản tạm thời (Bluetpp: Bài viết bằng tiếng Việt chứa đủ thông tin ban đầu bạn cần, các bạn vô đọc để nắm rõ hơn về tính năng này). Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những điều cơ bản của dự án, tác động của nó đối với các nhóm người dùng khác nhau và kế hoạch triển khai thay đổi này trên tất cả các wiki.

Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thông báo cho tất cả những ai bị ảnh hưởng trước khi thay đổi diễn ra. Thông tin về tài khoản tạm thời sẽ được cung cấp trên Tech News, Diff, các trang blog, trang wiki khác nhau, biểu ngữ, và các hình thức thông báo khác. Tại các hội nghị, chúng tôi hoặc các đồng nghiệp thay mặt chúng tôi đang mời những người tham dự thảo luận về dự án này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang liên hệ với các tổ chức chi nhánh điều hành các chương trình hỗ trợ cộng đồng.

Hãy đăng ký bản tin của chúng tôi để kịp thời cập nhật thông tin của dự án. Để tìm hiểu thêm về dự án, hãy đọc FAQxem những cập nhật mới nhất. Hãy nói chuyện với chúng tôi trên trang dự án hoặc ngoài wiki. Hẹn gặp lại các bạn!


Mọi người cùng đọc thông tin về dự án, sắp tới (quý 1-2/2025) Wikimedia gần như chắc chắn sẽ triển khai tính năng này thay thế cho việc sử dụng IP trên tất cả các Wikipedia bao gồm cả Wikipedia tiếng Việt. Do đó, cộng đồng chúng ta đặc biệt là các bảo quản viên/điều phối viên/tuần tra viên thường xuyên đụng tới IP nên đọc và đóng góp ý kiến, ý tưởng về tính năng mới này. Hiện tại định hướng của Wikimedia sẽ là cấp quyền Show IP (tức tiếp cận được cái IP nằm dưới cái TK tạm thời) cho admins (CheckUsers, Oversighters, Administrators và Bureaucrats), các nhóm tài khoản khác phải xin cấp quyền khi đủ điều kiện (hiện đang minimum 6 tháng+300 sửa đổi) (Đọc thêm về quyền xem IP tại đây, nhờ bạn @Hide on Rosé tiếp tục dịch trang này nếu được, cảm ơn bạn~). Tiểu Phương「长渊」 01:46, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Bluetpp: Bạn có thể cân nhắc yêu cầu giám sát viên xử lý pha vừa rồi... minhhuy (thảo luận) 01:51, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy Pha vừa rồi nào cơ bạn T--T Mình không hiểu... – Tiểu Phương「长渊」 01:59, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Bluetpp là việc bạn vừa tag tôi bằng… – Phạm Ngọc Phương Linh ♥

(T • C • CA • L • B • UR)
04:17, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Hide on Rosé À đã hiểu... Lỡ quên chưa đăng nhập........... – Tiểu Phương「长渊」 07:55, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Lúc nãy tôi tránh nói tiếp do sợ gây chú ý, nhưng có vẻ bạn không quá lo ngại việc này. Dù theo tôi thì bất kỳ người dùng có liên hệ chính thức dù là ở cấp độ nào đi nữa với WMF nên giữ bí mật càng nhiều càng tốt về thông tin riêng tư của họ, do môi trường địa phương tương đối phức tạp. minhhuy (thảo luận) 10:54, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nhìn chung không ảnh hưởng gì lắm, ai cần thì xin quyền xem IP là được. Cái quan trọng là IP (lúc này là người dùng tạm thời) có thể nhận được thông báo khi người khác ping, đây là điểm tích cực. Dang (thảo luận) 01:11, ngày 19 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest Ảnh hưởng nhiều nhất là quyền riêng tư của IP bạn ạ. – Tiểu Phương「长渊」 02:11, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cái này thì tôi lại không quan tâm, vì tôi là BQV mà. Dang (thảo luận) 07:09, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Bluetpp Nhóm người dùng "global-renamer" cũng được cấp quyền xem thông tin IP bạn nhỉ, mình thấy được cấp quyền này vài tháng trước mà chưa có dịp dùng nó lần nào. Pminh141 [ Talk ] 06:23, ngày 20 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Pminh141 Theo như tôi đọc ở đây thì không thấy có nêu global-renamer nằm trong nhóm được auto cấp quyền...? Không biết mắt có đọc lộn chỗ nào không... – Tiểu Phương「长渊」 13:49, ngày 22 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Ý bạn ấy là m:Meta:Temporary account IP viewers. Cờ này khá phổ biến. minhhuy (thảo luận) 13:57, ngày 22 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy À, cái này thì mình có nói ở trên. Ơ nhưng mà hôm nọ đọc lướt tưởng phải xin cấp quyền, hóa ra là tự động cấp khi đủ điều kiện và chọn opt in? :o Nếu thế thì không ổn lắm nhỉ. – Tiểu Phương「长渊」 01:38, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Điểm này tôi thấy cũng lạ vì mục đích chính sách mới là giảm thiểu rủi ro lộ thông tin cá nhân của người dùng, nhưng với việc chỉ cần mở tài khoản trên 6 tháng và có 300 lần sửa (gần giống với xác nhận mở rộng) thì ai cũng thấy được các thông tin này khiến chiến dịch này chỉ "giảm" chứ không "thiểu", và vẫn có khả năng cao bị "kiểm soát chính trị", một trong những mối lo ngại mà chính sách này nhắm tới, ít nhất là tại các dự án lớn và phức tạp. Dự án này thì khó vì vài lý do, nhưng xét đến hoàn cảnh rộng hơn thì khá dễ dàng để một ai đó (chuyên nghiệp) mở tài khoản 6 tháng và thực hiện 300 sửa đổi vặt vãnh để được thấy thông tin IP người dùng. Nó không hiệu quả mấy tại những nơi cấp thiết cần đến chính sách này, như ruwp và những trang khác đã xảy ra các vụ bắt giữ. Ngoài ra, với việc có đông thành viên thấy được IP người dùng như thế thì việc thực thi quy định về sự tiết lộ (Disclosure) cũng không dễ gì mà được kiểm soát.
Nhưng mặt khác, nó cũng giúp việc tuần tra sửa đổi IP gần như không có gì thay đổi, và hầu hết người dùng tích cực nào ở dự án viwp cũng sẽ không chịu tác động gì từ chính sách mới. minhhuy (thảo luận) 01:56, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
P/s: nếu việc thấy được thông tin IP là dễ dàng thế kia thì cũng đâu cần "rào trước" là khả năng này áp dụng cho sysop, bureaucrat, checkuser hay oversight làm gì. Tôi khó mà tin những người có các quyền này lại chưa đạt được yêu cầu tối thiểu là tài khoản trên 6 tháng và có 300 sửa đổi.
Nhưng nghĩ lại thì các temporary sysop ở những dự án nhỏ như Wikiquote, Wikibooks chắc vẫn hưởng lợi từ sự rào trước này. minhhuy (thảo luận) 02:03, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Trần Nguyễn Minh Huy Yên tâm, tôi sẽ feedback lại với nhóm là không nên auto cấp quyền này. Theo tôi một khi đã thực hiện việc bảo vệ quyền riêng tư thì nên tiến một bước lớn chứ không nên rụt rè bước nửa bước như vậy. – Tiểu Phương「长渊」 02:10, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Btw cũng có một số cộng đồng cũng lên tiếng phản đối về việc cái threshold này quá thấp và yêu cầu tăng lên. – Tiểu Phương「长渊」 02:12, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Nên như thế, hoặc là họ cởi mở về việc cho phép các dự án địa phương được tùy ý quyết định xem quyền mới nên được trao tự động hay phải qua xin phép. Có thể nhiều dự án không có mấy sự bận tâm về việc này (như commons), nhưng những dự án có môi trường địa phương phức tạp như ruwp, zhwp hay thậm chí là... viwp nhiều khả năng sẽ đặc biệt quan tâm. minhhuy (thảo luận) 02:15, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Phiên âm sang tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi tuần tra và nhận thấy thành viên HungKhanh0106 thêm khá nhiều phiên âm từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt (xem nhật trình). Tôi có lùi lại một vài sửa đổi, do không nguồn, cộng tình trạng dùng chính phiên âm đó kiểm tra thử trên Internet thì công cụ tìm kiếm không tra cứu được đúng chủ thể (các bạn có thể thử và sẽ gặp trường hợp như tôi nói). Thành viên này cũng đã thêm nguồn, nhưng đó là các nguồn từ sách giáo khoa. Phiên âm cách đọc một ngôn ngữ sang tiếng Việt vốn là đặc trưng của sách giáo khoa tiếng Việt. Hiện nay, tôi hầu như không thấy các cuốn sách thông thường khác có kiểu phiên âm này. Trước đây rối Trieu Thuan Son phiên âm hàng loạt vào các bài viết tiếng Thái, các sửa đổi thời gian đó cũng có tình trạng tương tự vụ này, và tôi đã lùi sửa tất cả. Nhưng đó là cách giải quyết đối với tài khoản rối. Trường hợp này, không rõ đã có thảo luận nào quy định tình trạng có nên hay không cho phép những phiên âm tương tự tồn tại, dịch cách đọc các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt? Và khi người dùng dẫn được nguồn kiểm chứng, thì phiên âm đó có được xem là hợp lệ? Mời các thành viên cho ý kiến. phongđăng (thảo luận) 15:57, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@HungKhanh0106 Nên dẫn thẳng tài liệu chuyên môn được viết bởi người có chuyên môn về địa lý thay vì dẫn SGK (vì chuyên môn chính của những người soạn SGK là giáo dục và sư phạm, không phải địa lý). Các phiên âm nào không nguồn thì xóa hết, ví dụ: Đặc biệt:Khác/72017897. –  Băng Tỏa  16:20, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ chắc nó thuộc mảng ngôn ngữ học. Người viết địa lý họ giỏi địa lý chứ phiên âm thì chưa hẳn. Chưa kể, học tiếng Anh hoặc du lịch nhiều cách đọc tự nhiên bị Tây hóa. Nhớ thời đi học, tôi từng có thắc mắc mấy cái phiên âm tên người, địa lý... (có lúc thử nói với người khác mà người ta không hiểu tôi đang nói gì, phiên âm tự mình và sách hiểu), nhưng có giáo viên họ bảo do ảnh hưởng từ cách viết sách giai đoạn đầu, thời điểm đa số mọi người chưa có cơ hội nhiều tiếp xúc với ngôn ngữ ngoại quốc nào đó nên mới phiên âm vậy cho dễ đọc. Sau này mặc dù dần dần giảm nhưng vẫn còn thấy ở các sách giáo khoa tái bản đời sau. Tài liệu đại học cũng không có cách phiên âm này. Tôi có vài cuốn bách khoa địa lý, sách lịch sử cũng không mang lối phiên âm này. Đa số thời nay mọi người đều đã có thể tự đọc. phongđăng (thảo luận) 08:51, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Những lúc thế này mới thấy tầm quan trọng của WP:CNBS (đang chưa hoàn thiện). Cộng đồng có vẻ cũng từng thảo luận về vụ phiên âm này, nhưng tập trung vào tên bài và infobox chứ không đặt ra hạn chế cho nội dung. Bản thân cái phiên âm này tôi nghĩ vốn đã không thực sự "chuẩn xác" và mang tính bách khoa, chúng ta chỉ nên dùng IPA để xác định cách đọc mà thôi. Có thể có một số ngoại lệ nhất định, nhưng dùng nó tràn lan sẽ dẫn đến một vấn đề: ai đó sẽ bắt chước và thêm phiên âm hàng loạt ở các bài khác theo cách đọc do họ tự chế ra chứ không nằm trong SGK. Cộng đồng vốn đã ít người, không thể có nhân lực đâu mà đi kiểm tra từng bài để xác định xem cái phiên âm đó có nằm trong SGK hay không được, và nó cũng... chẳng mấy quan trọng cho bài viết. minhhuy (thảo luận) 16:27, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Mấy tháng nay tôi chẳng thấy ai viết bài chất lượng cao về địa lý cả chứ nếu có tôi sẵn sàng đi năn nỉ, thuyết phục, dụ dỗ, "hối lộ", chèo kéo viết CNBS cho các bài về địa lý. –  Băng Tỏa  17:03, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Gần đây có DSCL về Thanh Hóa mà. Dang (thảo luận) 18:28, ngày 17 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thì ra bộ quy định WP:CNBS chúng ta thường hay giới thiệu với các thành viên mới vẫn gặp phải tình trạng "chưa hoàn thiện". Tôi nghĩ đã đến lúc thảo luận thẳng vấn đề rồi :D (Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Phiên âm sang tiếng Việt), mời Trần Nguyễn Minh HuyPlantaest gửi thư, để cho các thành viên "khai xuân" 2025 bằng quy định hướng dẫn mới, có lẽ cuối năm mọi người sẽ ít chủ động thấy thảo luận để tham gia. Tôi sẽ không buồn đâu nếu đồng thuận này đa dạng ý kiến như bao thảo luận khác, nhưng sẽ khá thất vọng nếu "ít người quan tâm tham gia" đấy. phongđăng (thảo luận) 09:09, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@P. ĐĂNG:  Đã gửi thông báo rộng rãi. minhhuy (thảo luận) 16:27, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Phiên âm sang tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng đang có thảo luận Wikipedia:Thảo luận cộng đồng/Phiên âm sang tiếng Việt. Trân trọng mời các bạn tham gia! phongđăng (thảo luận) 09:12, ngày 18 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Thông tin nghệ sĩBản mẫu:Thông tin tu sĩ Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân dịp dọn dẹp các vấn đề bản mẫu cuối năm, tôi nhận thấy một số bất cập, mời mọi người tham gia thảo luận sau: Thảo luận Bản mẫu:Thông tin nghệ sĩ#Về những dòng gộp. Dang (thảo luận) 05:35, ngày 21 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đổi ảnh logo của Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trên bài viết chính và các nhà ga

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước tiên, mình xin lỗi do đã tự tiện chuyển đổi ảnh logo của hệ thống ĐSĐT trên một số bài viết mà không hỏi ý kiến trước của mọi người. Mình cũng không biết nhiều về lề thói ở Wikipedia tiếng Việt này nên xin mọi người thông cảm.

Vấn đề ở đây là mình thấy ảnh File:HCMC Metro logo.svg khá mất nét so với ảnh bitmap gốc (File:HCMC Metro Logo.png), cộng thêm có phần nền màu trắng góc dưới bên phải. Thế nên mình đã chuyển dạng ảnh của file bitmap gốc qua SVG trên VTracer, nói chung chuyển đổi ảnh khá tốt so với bản cũ, khi xuất ra được ảnh này (mình không dám hỏi admin bên Commons để lấy file mình ghi đè lên file của người ta vì sợ Commons không cho). Mình đã thế ảnh logo ở một số bài viết mà không biết có cho phép không nên thử hỏi ở đây. – HungKhanh0106 (thảo luận) 09:36, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời

@P. ĐĂNG Bạn giúp bạn ý trả lời thắc mắc với nhé. Cảm ơn bạn. Pminh141 [ Talk ] 13:47, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
@HungKhanh0106: Nhìn sơ Tập tin:Logo of HCMC Metro.svg và dựa vào những gì bạn mô tả thì tôi thấy đây chỉ là cải tiến / thay đổi rất nhỏ, không ảnh hưởng gì đến nội dung truyền đạt của tập tin nên đáng lẽ bạn hoàn toàn có thể ghi đè lên tập tin gốc. Nếu có sai sót gì đó trong thành phần vector thì người am hiểu sẽ lùi lại hoặc dựa vào đó để cải tiến tiếp, chứ lý do cũng không nằm ở việc bạn vi phạm cái gì trong commons:Commons:Overwriting existing files cả. Bạn nên xem xét yêu cầu hợp nhất hai tập tin ở Commons để tránh những người dùng khác cảm thấy phân vân trong quyết định sử dụng tập tin nào. minhhuy (thảo luận) 15:31, ngày 23 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bạn đã ý kiến. Mình gửi yêu cầu để ghi đè tập tin bên Commons rồi. – HungKhanh0106 (thảo luận) 06:49, ngày 24 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời