Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện)
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Phần hướng dẫn này giải thích chi tiết hơn về độ nổi bật liên quan đến các sự kiện cũng như những tin tức gây chấn động.
Thông tin chung
Các biểu quyết xóa bài thường có nhiều quan điểm gây tranh cãi liên quan đến các sự kiện, đặc biệt là những tin tức gây chấn động được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Các quy định và hướng dẫn chung thường được trích dẫn trong các cuộc tranh luận này.
- Các phiếu "Giữ" thường trích dẫn các tiêu chí thỏa mãn độ nổi bật chung, theo đó "một chủ đề được cho là đáp ứng tiêu chí nổi bật nếu nó thỏa mãn nguồn tin cậy đề cập độc lập với chủ thể."
- Các phiếu "Xóa" thường trích dẫn "Wikipedia không phải là nơi thu thập những tài liệu về tin tức" và tiêu chí về người được chú ý do vai trò của họ trong một sự kiện riêng lẻ. (xem Tiểu sử người đang sống#Bài viết về người nổi tiếng chỉ nhờ một sự kiện và Độ nổi bật tiểu sử)
- Các "Ý kiến" đa số trích dẫn các hướng dẫn gồm nổi bật không có tính tạm thời và độ nổi bật về hành vi tội phạm.
Nhằm cố gắng làm rõ việc áp dụng các quy tắc này đối với các bài viết về sự kiện, hướng dẫn này phản ánh sự đồng thuận của cộng đồng về cách xử lý/ áp dụng đối với các bài viết trong tương lai lọt vào những trường hợp đã nêu ra.
Các tiêu chí
Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư in trên giấy nên không bị giới hạn về nội dung hay dung lượng. Tuy nhiên, nó cũng không là nơi thu thập thông tin hay dịch vụ về tin tức. Wikinews là nơi mà các biên tập viên có thể viết về các tin tức thời sự, không phải mỗi sự kiện được các phương tiện truyền thông đưa tin là sẽ hoặc nên có bài viết về nó trên Wikipedia. Nguyên tắc để tạo một bài viết Wikipedia là nó có thỏa mãn tính chất ảnh hưởng lâu dài, tính lịch sử và mục đích báo cáo (như đề cập đến báo cáo quốc gia hay toàn cầu).
Các biên tập viên nên nhớ về tính tức thời, khuynh hướng mà tin tức và các vấn đề hiện tại có vẻ quan trọng hơn so với khi xem xét chúng ở thời điểm một vài năm sau. Một số sự kiện được đưa tin nhiều nhưng chưa có tính lịch sử và độ quan trọng lâu dài. Các phương tiện truyền thông đều có các tiêu chí về nội dung tin tức, nhưng nó khác với các tiêu chí của Wikipedia và bách khoa toàn thư nói chung. Bạo lực, chết do tai nạn, hay các sự kiện khác có thể đủ ấn tượng đối với phóng viên và các biên tập viên phần tin tức, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đủ nổi bật để có bài viết ở Wikipedia.
- Các sự kiện được cho là có thể nổi bật nếu chúng thật sự mang tính lịch sử và thỏa mãn hướng dẫn độ nổi bật chung, hoặc nếu chúng có ảnh hưởng lâu dài.
- Các sự kiện được cho là rất có thể nổi bật nếu chúng ảnh hưởng rộng rãi (quốc gia hoặc quốc tế) và được nhiều nguồn đề cập đến, đặc biệt nếu nó được các nguồn phân tích lại (như miêu tả bên dưới).
- Các sự kiện được ít bao quát hoặc phạm vi đề cập bị hạn chế hơn có thể hoặc không nổi bật được hướng dẫn chi tiết ở phần bên dưới.
- Các loại sự kiện tin tức (như tội phạm, tai nạn, tử vong, tin kỷ niệm hoặc chính trị, tin giật gân, các câu chuyện không có giá trị lâu dài và viral phenomenae) - thường không nổi bật trừ khi có điều gì đó bổ sung vào làm tăng ý nghĩa lâu dài của nó.
Khi đánh giá một sự kiện, các biên tập viên nên đánh giá nhiều khía cạnh của sự kiện và tính bao quát của nó: độ ảnh hưởng, chiều sâu, thời gian, phạm vi địa lý, tính đa dạng và độ tin cậy của tin tức cũng như tin tức đó có tính lập lại hay không. Các yếu tố này được miêu tả bên dưới.