Bước tới nội dung

Vaughan Jones

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sir Vaughan Jones

Jones in 2007
SinhVaughan Frederick Randal Jones
(1952-12-31)31 tháng 12 năm 1952
Gisborne, New Zealand
Mất6 tháng 9 năm 2020(2020-09-06) (67 tuổi)
Quốc tịchNew Zealander
Trường lớpUniversity of Geneva
University of Auckland
Nổi tiếng vìJones polynomial
Aharonov–Jones–Landau algorithm
Phối ngẫuMartha Myers
Giải thưởngFields Medal (1990)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVon Neumann algebras, knot polynomials, conformal field theory
Nơi công tácUniversity of California, Berkeley
Vanderbilt University
University of California, Los Angeles
University of Pennsylvania
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAndré Haefliger

Vaughan Frederick Randal Jones (sinh ngày 31 tháng 12 năm 1952 – mất 6 tháng 9 năm 2020) là một nhà toán học người New Zealand được biết đến với các công trình nghiên cứu về đại số von Neumann và đa thức nút. Ông đã được trao tặng Huy chương Fields vào năm 1990.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Jones sinh ra ở Gisborne, New Zealand, vào ngày 31 tháng 12 năm 1952.[1] Ông lớn lên ở Cambridge, New Zealand, và theo học tại Trường St Peter. Sau đó, ông chuyển đến Trường Ngữ pháp Auckland sau khi giành được Học bổng Gillies,[2] và tốt nghiệp năm 1969.[3]

Ông hoàn chương trình đại học của mình tại Đại học Auckland, lấy bằng Cử nhân năm 1972 và bằng Thạc sĩ năm 1973.

Ông đến Thụy Sĩ và làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Geneva và hoàn thành luân văn năm 1979 với tiêu đề "Actions of finite groups on the hyperfinite II1 factor", dưới sự hướng dẫn của André Haefliger.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Jones chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1980. Tại đây, ông giảng dạy tại Đại học California, Los Angeles (1980–1981) và Đại học Pennsylvania (1981–1985), trước khi được bổ nhiệm làm Giáo sư Toán học tại Đại học California, Berkeley.[4][5]

Công trình nghiên cứu của ông về đa thức nút, với việc khám phá ra cái mà ngày nay được gọi là đa thức Jones, là từ một hướng nghiên cứu bất ngờ với nguồn gốc từ lý thuyết đại số von Neumann, một lĩnh vực giải tích đã được phát triển nhiều bởi Alain Connes. Điều này dẫn đến lời giải của một số bài toán cổ điển của lý thuyết nút, làm tăng sự quan tâm đến ngành tôpô thấp chiều,[6] và sự phát triển của tôpô lượng tử.

Jones giảng dạy tại Đại học Vanderbilt với tư cách là Giáo sư toán học xuất sắc Stevenson từ năm 2011 cho đến khi ông qua đời.[7] Trong khi đó ông vẫn giữ chức Giáo sư Danh dự tại Đại học California, Berkeley, nơi ông đã làm việc trong khoa từ năm 1985 đến năm 2011[8] và là Giáo sư Cựu sinh viên Xuất sắc tại Đại học Auckland.[9]

Jones được phong làm phó chủ tịch danh dự suốt đời của International Guild of Knot Tyers vào năm 1992.

Huân chương Jones, do Hiệp hội Hoàng gia New Zealand tạo ra vào năm 2010, được đặt theo tên của ông.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vaughan Jones (New Zealand mathematician)”. Encyclopedia Britannica. Encyclopedia Britannica, Inc. ngày 27 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ a b “Celebrated NZ mathematician Sir Vaughan Jones dies”. The New Zealand Herald. ngày 9 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ “Obituary: Sir Vaughan Jones”. Auckland Grammar School. ngày 8 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Lambert, Max; Traue, James Edward; Taylor, Alister (1991). Who's Who in New Zealand, 1991 (ấn bản thứ 12). Auckland: Octopus. tr. 331. ISBN 9780790001302. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Vaughan Jones - University of St. Andrews”. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Fields Medalist Vaughan Jones Joins the Department”. Department of Mathematics. Vanderbilt University. ngày 25 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ Personal web page at Vanderbilt University
  8. ^ Personal web page at Berkeley
  9. ^ “Personal web page at Auckland”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ “About the Jones Medal”. Royal Society Te Apārangi. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2020.