Uranyl(VI) bromide
Uranyl(VI) bromide | |
---|---|
Tên khác | Urani(VI) đioxyđibromide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | UO2Br2 |
Khối lượng mol | 429,8348 g/mol (khan) 447,85008 g/mol (1 nước) 465,86536 g/mol (2 nước) 483,88064 g/mol (3 nước) 555,94176 g/mol (7 nước) |
Bề ngoài | tinh thể đỏ nhạt (khan) tinh thể vàng (2 và 3 nước)[1] tinh thể vàng nhạt-lục (7 nước)[2] |
Khối lượng riêng | 4,76 g/cm³ (2 nước) 3,94 g/cm³ (3 nước)[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | tan |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia, tan trong nhiều dung môi hữu cơ |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | độ độc cao, phóng xạ |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Uranyl(VI) fluoride Uranyl(VI) chloride Uranyl(VI) iodide |
Cation khác | Urani(III) bromide Urani(IV) bromide Urani(V) bromide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Uranyl(VI) bromide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học UO2Br2. Dạng khan của nó là chất rắn màu đỏ nhạt, hút ẩm; nó là muối uranyl của axit bromhydric.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Uranyl(VI) bromide có thể được tạo ra bằng cách cho urani(IV) bromide phản ứng với oxy ở nhiệt độ 150–160 ℃.
Quá trình oxy hóa anot bằng điện hóa của kim loại urani trong điều kiện có brom, hòa tan trong acetonitrile và trong điều kiện có oxy khô cũng có thể tạo ra muối.[3]
Tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Uranyl(VI) bromide là chất rắn màu đỏ nhạt, chuyển sang màu vàng trong không khí ẩm. Nó không bền về nhiệt và làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. Uranyl(VI) bromide khi đun nóng đến 350 ℃, nó phân hủy trong vòng 48 giờ. Trong dung môi phối trí, uranyl(VI) bromide tạo thành các hợp chất phức tương ứng với công thức UO2Br2·L (L = acetonitrile), UO2Br2·2L (L = anhydride acetic, đietyl ete, N-metylacetanilit), UO2Br2·3L (L = N, N-đimetylfomamit) và UO2Br2·4L (L = đimetyl sunfoxit). Uranyl(VI) bromide tạo thành trihydrat UO2Br2·3H2O, bền ở dạng tinh thể hình kim màu vàng đậm từ dung dịch nước HBr. Làm khô qua axit photphoric tạo ra monohydrat UO2Br2·H2O. Trihydrat bền trong không khí và mất một phân tử nước khi đun nóng đến 60 ℃.[4] Trong chất lỏng ion, uranyl(VI) bromide tạo thành anion tetrabromo, [UO2Br4]2− tương ứng với các ion bromide.[5]
Muối kiềm
[sửa | sửa mã nguồn]Một loại muối kiềm của uranyl(VI) bromide, UO2BrOH·2H2O đã được biết đến. Dạng monome của nó có màu cam, D = 4,4 g/cm³; đime có D = 4,27 g/cm³.[1]
An toàn
[sửa | sửa mã nguồn]Uranyl(VI) bromide, giống như tất cả các hợp chất urani, là một chất phóng xạ và rất độc, do đó cần được xử lý cẩn thận và tránh hấp thụ vào cơ thể.
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]UO2Br2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như UO2Br2·2NH3 và UO2Br2·3NH3 đều là chất rắn màu vàng, UO2Br2·4NH3 là bột vô định hình màu đỏ cam đậm[2] hay UO2Br2·6NH3 là tinh thể màu vàng.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Handbook... (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 tháng 7, 2017 - 1970 trang), trang 981. Truy cập 19 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b Gmelin's Handbook of Inorganic Chemistry, System Number 55 (Uranium and Isotopes). (Leopold Gmelin; Technical Information Branch, AEC, 1949 - 242 trang), trang 165–166. Truy cập 19 tháng 4 năm 2021.
- ^ N. Kumar, Dennis G. Tuck, Inorganica Chimica Acta, Volume 95, Issue 4, 1984, tr. 211–215.
- ^ Sigfred Peterson, Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry, Volume 17, Issues 1–2, 1961, S. 135–137.
- ^ Marie-Olga Sornein, Mickaël Mendes, Céline Cannes, Claire Le Naour, Peter Nockemann, Kristof Van Hecke, Luc Van Meervelt, Jean-Claude Berthet, Christoph Hennig, Polyhedron, 2009, 28 (7), S. 1281–1286.
- ^ Patrick Woidy, Michael Bühl, Florian Kraus – [UO2(NH3)5]Br2·NH3: synthesis, crystal structure, and speciation in liquid ammonia solution by first-principles molecular dynamics simulations. Dalton Trans., 2015, 44, 7332–7337 (ngày 16 tháng 3 năm 2015). doi:10.1039/C5DT00180C.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Ingmar Grenthe, Janusz Drożdżynński, Takeo Fujino, Edgar C. Buck, Thomas E. Albrecht-Schmitt, Stephen F. Wolf: Uranium. Lưu trữ 2012-01-18 tại Wayback Machine In: Lester R. Morss, Norman M. Edelstein, Jean Fuger (Hrsg.): The Chemistry of the Actinide and Transactinide Elements. Springer, Dordrecht 2006, ISBN 1-4020-3555-1, tr. 253–698, doi:10.1007/1-4020-3598-5_5.