Bước tới nội dung

Tra làm chiếu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tra làm chiếu
Tình trạng bảo tồn

An toàn  (NatureServe)[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Chi (genus)Hibiscus
Loài (species)H. tiliaceus
Danh pháp hai phần
Hibiscus tiliaceus
L., 1753
Danh pháp đồng nghĩa
  • Talipariti tiliaceum (L.) Fryxell, 2001[2]

Tra làm chiếu (danh pháp khoa học: Hibiscus tiliaceus) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Dâm bụt (Hibiscus), họ Cẩm quỳ (Malvaceae)..[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thân gỗ, cao từ 3 đến 5 mét, có cây cao đến 10m, phân cành nhiều. Vỏ thân màu xám trắng. Lá hình tim, mép có răng không rõ, mặt trên nhẵn, mặt dưới mềm, màu nhạt hơn mặt trên. Cuống lá dài. Hoa lúc mới nở (buổi sáng) có màu vàng chanh. Buổi trưa, hoa chuyển màu hơi cam và về chiều hoa chuyển dần sang màu đỏ. Hoa tập hợp thành chùm từ 2 đến 5 hoa. Đài có lông màu trắng nhạt, các thùy hình tam giác. Nhị nhiều. Quả hình cầu có mũi nhọn ở đỉnh, có 5 mảnh. Hạt nhẵn, phát tán nhờ gió hoặc chim. Cây ra hoa nhiều nhất vào mùa hạ. Lúc đó hoa nở rất đẹp.

Môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây mọc ở trong rừng ngập mặn, gặp ở khắp nơi trên cả nước, có nhiều trên núi đá vôi ở vịnh Hạ Long và cầu Cây Tra (sông nước mặn Cây Tra - Phú Yên).

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vỏ thân cho sợi rất bền dùng để bện thừng, làm võng, bàn chải, nệm, thảm, lấy dây đan chiếu (do đó mới có tên là Tra làm chiếu),...

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hibiscus tiliaceus”. NatureServe Explorer. NatureServe. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ Talipariti tiliaceum (L.) Fryxell”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 24 tháng 7 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ The Plant List (2010). Talipariti tiliaceum. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lowry, J.B. (1976). "Floral anthocyanins of some Malesian Hibiscus species". Phytochemistry 15: 1395–1396.
  • Masuda, T., Yonemori, S., Oyama, Y., Takeda, Y., Tanaka, T., Andoh, T., Shinohara, A., Nakata, M. (1999). "Evaluation of the antioxidant activity of environmental plants: activity of the leaf extracts from seashore plants". Journal of Agricultural and Food Chemistry 47: 1749–1754.
  • Masuda, T., Yamashita, D., Takeda, Y., Yonemori, S. (2005). "Screening for tyrosinase inhibitors among extracts of seashore plants and identification of potent inhibitors from Garcinia subelliptica". Bioscience, Biotechnology and Biochemistry 69: 197–201.
  • Wong, S.K., Lim, Y.Y., Chan, E.W.C. (2009). "Antioxidant properties of Hibiscus: Species variation, altitudinal change, coastal influence and floral colour change". Journal of Tropical Forest Science 21(4): 307–315. http://info.frim.gov.my/cfdocs/infocenter_application/jtfsonline/jtfs/[liên kết hỏng] V21n4/307-315.pdf.
  • Wong, S.K., Chan, E.W.C. (2010). "Antioxidant properties coastal and inland populations of Hibiscus tiliaceus". ISME/GLOMIS Electronic Journal 8(1): 1–2. http://www.glomis.com/ej/pdf/EJ_8-1.pdf.