Bước tới nội dung

Theresa May

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theresa May

Chân dung chính thức, năm 2024
Thủ tướng Anh
Nhiệm kỳ
13 tháng 7 năm 2016 – 24 tháng 7 năm 2019
3 năm, 11 ngày
Nữ hoàngElizabeth II
Phó Thủ tướngDamian Green (2017)
David Lidington (2018–19)
Tiền nhiệmDavid Cameron
Kế nhiệmBoris Johnson
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ (Anh)
Nhiệm kỳ
11 tháng 7 năm 2016 – 23 tháng 7 năm 2019
3 năm, 12 ngày
Tiền nhiệmDavid Cameron
Kế nhiệmBoris Johnson
Bộ trưởng Nội vụ
Nhiệm kỳ
12 tháng 5 năm 2010 – 13 tháng 7 năm 2016
6 năm, 62 ngày
Thủ tướngDavid Cameron
Tiền nhiệmAlan Johnson
Kế nhiệmAmber Rudd
Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Bình đẳng giới
Nhiệm kỳ
12 tháng 5 năm 2010 – 4 tháng 9 năm 2012
Thủ tướngDavid Cameron
Tiền nhiệmHarriet Harman
Kế nhiệmMaria Miller
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Công việc và Lương hưu
Nhiệm kỳ
19 tháng 1 năm 2009 – 11 tháng 5 năm 2010
Lãnh đạoDavid Cameron
Tiền nhiệmChris Grayling
Kế nhiệmYvette Cooper
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Phụ nữ và Bình đẳng giới
Nhiệm kỳ
2 tháng 7 năm 2007 – 11 tháng 5 năm 2010
Lãnh đạoDavid Cameron
Tiền nhiệmEleanor Laing
Kế nhiệmYvette Cooper
Nhiệm kỳ
15 tháng 6 năm 1999 – 18 tháng 9 năm 2001
Shadow Minister for Women
Lãnh đạoWilliam Hague
Tiền nhiệmGillian Shephard
Kế nhiệmCaroline Spelman
Lãnh đạo phe đối lập Hạ viện Anh
Nhiệm kỳ
6 tháng 12 năm 2005 – 19 tháng 1 năm 2009
Lãnh đạoDavid Cameron
Tiền nhiệmChris Grayling
Kế nhiệmAlan Duncan
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Văn hóa, Truyền thông và Thể thao
Nhiệm kỳ
ngày 6 tháng 5 năm 2005 – ngày 8 tháng 12 năm 2005
Lãnh đạoMichael Howard
Tiền nhiệmJohn Whittingdale
Kế nhiệmHugo Swire
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Gia đình
Nhiệm kỳ
ngày 15 tháng 6 năm 2004 – ngày 8 tháng 12 năm 2005
Lãnh đạoMichael Howard
Tiền nhiệmChức vụ được thành lập
Kế nhiệmChức vụ được thành lập
Bộ trưởng Đối lập về Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn và Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông
Nhiệm kỳ
ngày 6 tháng 11 năm 2003 – ngày 14 tháng 6 năm 2004
Lãnh đạoMichael Howard
Tiền nhiệmDavid Lidington (Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn)
Tim Collins (Giao thông)
Kế nhiệmTim Yeo
Chủ tịch Đảng Bảo thủ Anh
Nhiệm kỳ
ngày 23 tháng 7 năm 2002 – ngày 6 tháng 11 năm 2003
Lãnh đạoIain Duncan Smith
Tiền nhiệmDavid Davis
Kế nhiệmLiam Fox
The Lord Saatchi
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông
Nhiệm kỳ
ngày 6 tháng 6 năm 2002 – ngày 23 tháng 7 năm 2002
Lãnh đạoIain Duncan Smith
Tiền nhiệmBản thân (Giao thông, Chính quyền Địa phương và Tôn giáo)
Kế nhiệmTim Collins
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giao thông, Bộ trưởng Đối lập phụ trách Cộng đồng và Chính quyền Địa phương
Nhiệm kỳ
ngày 18 tháng 9 năm 2001 – ngày 6 tháng 6 năm 2002
Lãnh đạoIain Duncan Smith
Tiền nhiệmArchie Norman (Môi trường, Giao thông và Khu vực)
Kế nhiệmBản thân (Giao thông)
Eric Pickles (Chính quyền Địa phương và Khu vực)
Bộ trưởng Đối lập phụ trách Giáo dục và Bộ trưởng Đối lập phụ trách Việc làm
Nhiệm kỳ
ngày 15 tháng 6 năm 1999 – ngày 18 tháng 9 năm 2001
Lãnh đạoWilliam Hague
Tiền nhiệmDavid Willetts
Kế nhiệmDamian Green (Giáo dục và Kỹ nghệ)
David Willetts (Việc làm và Lương hưu)
Nghị sĩ Hạ viện Anh
cho Maidenhead
Nhậm chức
ngày 1 tháng 5 năm 1997
Tiền nhiệmKhu vực bầu cử được thành lập
Số phiếu29,059 (54.0%)
Thông tin cá nhân
Sinh
Theresa Mary Brasier

1 tháng 10, 1956 (68 tuổi)
Eastbourne, Anh, UK
Đảng chính trịBảo thủ
Phối ngẫuPhilip May (1980-nay)
Cha mẹHubert Brasier
Zaidee Barnes
Alma materSt Hugh's College, Oxford

Theresa Mary May, Quý bà May, Nữ Nam tước May xứ Maidenhead[1] (/təˈrzə/;[2] nhũ danh Brasier /ˈbrʒər/; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1956) là một nữ chính trị gia người Anh đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Vương quốc AnhLãnh tụ của Đảng Bảo thủ từ năm 2016 đến năm 2019. Bà đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ 2010 tới 2016. Theresa May lần đầu được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội (MP) của đơn vị bầu cử Maidenhead vào năm 1997. Về mặt lý thuyết, bà tự nhận mình là một người bảo thủ một quốc gia (one-nation conservative).

May lớn lên ở Oxfordshire và theo học trường St Hugh's College, Oxford. Từ năm 1977 đến năm 1983, bà làm việc cho Ngân hàng Anh, và từ năm 1985 đến năm 1997 tại Hiệp hội dịch vụ thanh toán Vương quốc Anh, cũng là một ủy viên hội đồng cho Durnsford ở Merton. Sau những nỗ lực không thành công để ứng cử vào Hạ viện vào các năm 1992 và 1994, bà được bầu làm Nghị sĩ Quốc hội, đại diện cho khu vực Maidenhead trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997. Từ năm 1999 đến năm 2010, May đảm nhiệm một số chức vụ trong Nội các đối lập của William Hague, Iain Duncan Smith, Michael Howard, và David Cameron, bao gồm Bộ trưởng Giao thôngBộ trưởng Việc làm và Lương hưu. Bà cũng là Chủ tịch Đảng Bảo thủ từ 2002 đến 2003.

Sau sự thành lập một chính phủ liên hiệp sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010, May được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụBộ trưởng về Phụ nữ và Bình đẳng, từ nhiệm vai trò thứ hai vào năm 2012. Tái đắc cử sau chiến thắng của Đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, bà tiếp tục trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại nhiệm lâu nhất trong hơn 60 năm. Trong nhiệm kỳ của mình, bà đã theo đuổi sự cải cách cho Liên đoàn Cảnh sát, một đường lối nghiêm khắc hơn về chính sách ma túy bao gồm việc cấm khat, giám sát việc giới thiệu các Ủy viên Cảnh sát và Tội phạm được bầu, trục xuất Abu Qatada, thành lập Cơ quan Tội phạm Quốc gia và bổ sung các giới hạn nhập cư.[3]

Sau sự từ chức của Cameron, May đã chiến thắng một cuộc bầu cử lãnh đạo vào tháng 7 năm 2016, trở thành nữ Thủ tướng thứ hai sau Margaret Thatcher. Với vai trò Thủ tướng, May đã bắt đầu quá trình rút Vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu, kích hoạt Điều 50 vào tháng 3 năm 2017. Vào tháng 4 năm 2017, May đã kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử bất thường vào tháng 6, với mục đích tăng cường quyền lực của bà trong các cuộc đàm phán Brexit.[4] Điều này dẫn đến một quốc hội treo, trong đó số ghế của Đảng Bảo thủ giảm từ 330 xuống 317, mặc dù đảng giành được số phiếu bầu cao nhất kể từ năm 1983, khiến bà phải làm trung gian cho một thoả thuận tín nhiệm và ngân sách với Đảng Liên hiệp Dân chủ (DUP) để hỗ trợ một chính phủ thiểu số.

Quan điểm chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

May theo phái One Nation Conservative (mỗi người trong xã hội có bổn phận đối với những người khác) trong đảng bà.[5]

Mô tả bà là một người bảo thủ tự do, báo Financial Times đánh giá bà là một "chính trị gia không ý thức hệ hoàn tất công việc mình không kiêng nể ai", so sánh bà với Thủ tướng Đức Angela Merkel (cả hai cùng có cha là mục sư).[6]

Rebecca Glover của Đơn vị nghiên cứu chính sách đổi mới của tờ The Independent đối chiếu May với Boris Johnson, tuyên bố rằng bà đã "kiên quyết bảo thủ hơn, chống nhập cư hơn, và có tư tưởng cô lập nhiều hơn" so với ông.[7]

May ủng hộ Anh ở lại EU trong chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2016, nhưng đã không vận động rộng rãi trong cuộc trưng cầu và chỉ trích các khía cạnh của EU trong một bài phát biểu.[8][9] Các nhà báo chính trị suy đoán May đã tìm cách giảm thiểu sự tham gia của mình trong các cuộc tranh luận để củng cố vị trí của mình như là một ứng cử viên tương lai để trở thành nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ.[10]

Trong lúc vận động để trở thành thủ tướng, May nói: "Chúng ta cần một nền kinh tế mà thích ứng với tất cả mọi người", hứa sẽ đối phó với việc trả lương quá cao cho các nhà điều hành doanh nghiệp bằng cách làm phiếu của cổ đông ràng buộc chứ không phải là do quyết định của tư vấn và đưa công nhân vào hội đồng quản trị công ty.[11]

Bà đã từng có 1 câu nói để đáp trả Jeremy Corbyn tại PMQs thể hiện và khẳng định sự lãnh đạo siêu đẳng của mình: "Ông có thể lãnh đạo một cuộc biểu tình, còn tôi có thể lãnh đạo một đất nước"

So sánh với Merkel

[sửa | sửa mã nguồn]

Cả hai là con của mục sư, có chồng nhưng không con. Khác với Merkel, May đồng ý với hôn nhân đồng tính nhưng lại bảo thủ trong vấn đề di dân.[12]

Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi May trở thành chủ tịch đảng Bảo thủ vì ứng cử viên thứ 2 còn lại rút lui vào ngày 11 tháng 7 năm 2016, David Cameron tuyên bố từ chức 2 ngày sau đó. Được Nữ hoàng bổ nhiệm, May trở thành nữ thủ tướng thứ 2 sau Margaret Thatcher, và là người đầu tiên trong thế kỷ 21.[13]

Nội các

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay buổi tối sau khi được bổ nhiệm, May đã nêu danh sách một số bộ trưởng mới trong đó có Boris Johnson được chọn làm bộ trưởng bộ ngoại giao và các vấn đề Khối Thịnh vượng chung Liên hiệp Anh.[14][15]

Gần 3 tuần sau cuộc trưng cầu dân ý ra khỏi EU, ở Vương quốc Anh có thủ tướng mới. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thủ tướng May trong vài tháng tới sẽ là làm giảm những hậu quả xấu cho nền kinh tế Anh do việc bầu cử Brexit và hoàn tất việc rút ra khỏi EU.[16]

Quan điểm hiện thời của May là "Brexit có nghĩa là Brexit", không có vụ trưng cầu dân ý lần nữa. Tuy bà muốn giới hạn việc di dân từ các nước EU khác tới nhưng lại muốn giữ Anh trong thị trường chung EU và làm vững chắc vị trí của London như là trung tâm tài chính.[12]

May cũng lập ra một chức vụ mới, thư ký quốc gia cho "Brexit và thương mại quốc tế", giao chức này cho nhà chính trị ủng hộ Brexit David Davis.[17]

Từ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24/05/2019, trong một bài diễn văn ngắn Thereasa May thông báo sẽ từ chức chủ tịch đảng Bảo Thủ, tức là từ chức lãnh đạo chính phủ vào ngày 07/06.[18]

  1. ^ Matthews, Andrew (1 tháng 8 năm 2020). “Former PM now Lady May after husband is knighted”. The Times. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “This Is What It's Like To Work In Government For Theresa May”. BuzzFeed News. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Rentoul, John (ngày 1 tháng 7 năm 2016). “Boring and competent Theresa May is what the nation needs after shock Brexit vote”. The Independent. London. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ “General election 2017: Why did Theresa May call an election?”. BBC News. ngày 9 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Quinn, Ben (ngày 30 tháng 6 năm 2016). “Theresa May sets out 'one-nation Conservative' pitch for leadership”. The Guardian.
  6. ^ Parker, George; Warrell, Helen (ngày 25 tháng 7 năm 2014). “Theresa May: Britain's Angela Merkel?”. Financial Times.
  7. ^ Glover, Rebecca (ngày 1 tháng 7 năm 2016). “Don't be misled by Theresa May – she's no progressive Conservative”. The Independent.
  8. ^ Bennett, Asa. “Theresa May wants you to stay in the EU. Has she blown her chances of ever being Tory leader?”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ McTague, Tom. “Theresa May, the anti-Boris who just might be Britain's next PM”. Politico. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2016.
  10. ^ Bennett, Asa. “Theresa May's silence speaks volumes about her leadership ambitions”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ Sam Coates, Deputy Political Editor. “May vows to crack down on greed of big business”. Thetimes.co.uk. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ a b Designierte Premierministerin May: Die Pragmatikerin, spiegel, 13.7.2016
  13. ^ “Theresa May to succeed Cameron as UK PM on Wednesday”. BBC. ngày 11 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  14. ^ “Boris Johnson made foreign secretary by Theresa May”. BBC News. ngày 13 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  15. ^ “Ministerial appointments: July 2016”. gov.uk. Prime Minister's Office. ngày 13 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  16. ^ Die Brexit-Premierministerin tritt an, faz, 13.7.2016
  17. ^ Johnson wird Schlüsselfigur in britischer Regierung , sueddeutsche, 14.7.2016
  18. ^ “Theresa May quits: UK set for new PM by end of July”. BBC.com.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]