Thực tập
Thực tập là cơ hội làm việc ngắn hạn được một đơn vị tạo điều kiện để giúp thực tập sinh có trải nghiệm thực tế.[1] Trước đây, thực tập chủ yếu dành cho sinh viên ngành y, nhưng hiện nay đã phổ biến ở nhiều ngành khác như doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cơ quan nhà nước. Thực tập giúp sinh viên hoặc người mới ra trường học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Nhà tuyển dụng có thể chọn lọc nhân sự từ nhóm thực tập sinh xuất sắc mà không tốn nhiều chi phí tuyển dụng. Một số công ty còn liên kết với trường học để sắp xếp các kỳ thực tập. Tuy nhiên, mỗi nơi có quy định khác nhau về việc thực tập sinh có được coi là nhân viên chính thức hay không và đôi khi một số nhà tuyển dụng lợi dụng thực tập sinh để làm việc không công.[2][3][4] Thực tập cũng giống như đi học nghề, giúp sinh viên từ trường bước vào môi trường làm việc[5][6].
Ở Việt Nam, thực tập sinh là người làm việc tại doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm liên quan đến ngành học. Vị trí này thường dành cho sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp. Thực tập sinh hỗ trợ công việc theo hướng dẫn của doanh nghiệp. Dù không phải công việc chính thức, đây là cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đòi hỏi kiến thức vững và tính cạnh tranh cao.[7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Definition of Internship (as set forth in the Ohio State University Department of Political Science, accessed January 22, 2013
- ^ “Sinh viên thực tập đang bị lợi dụng như thế nào”. Znews.vn. 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
- ^ Sanjay, Satviki (4 tháng 8 năm 2020). “It Is High Time We Change the Culture of Internships”. Vice (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2024.
- ^ Solomon, Maddie (30 tháng 6 năm 2022). “Unpaid and Overworked: A Study of Unpaid Internships, Labor Law, and the Long Struggle for Fair Treatment in the American Workplace”. N.Y.U. American Public Policy Review (bằng tiếng Anh). 2. doi:10.21428/4b58ebd1.8a535be3.
- ^ Olofsson, Jonas; Panican, Alexandru (2019). “Labour market regulations, changes in working life and the importance of apprenticeship training: A long-term and comparative view on youth transition from school to work”. Policy Futures in Education (bằng tiếng Anh). 17 (8): 945–965. doi:10.1177/1478210319831567. ISSN 1478-2103.
- ^ Perlin, Ross (2013). “Internships”. Sociology of Work: An Encyclopedia. doi:10.4135/9781452276199.n165. ISBN 9781452205069.
- ^ C.B (8 tháng 11 năm 2022). “Thực tập sinh là gì? Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí thực tập sinh”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2024.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- "The Underground Intern Economy" Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, Spare Change News, Boston, ngày 1 tháng 6 năm 2012
- Lucas, Clay, "Unpaid internship: code for modern-day exploitation?", The Sydney Morning Herald, Sydney, Úc, ngày 11 tháng 4 năm 2012
- Perlin, Ross, Intern nation: how to earn nothing and learn little in the brave new economy, 1st ed., Brooklyn, NY: Verso Books, 2011. ISBN 978-1-84467-686-6
- Conlin, Michelle, "Intern Abuse?", Bloomberg Businessweek, ngày 5 tháng 5 năm 2009
- IITians shun fat paychecks to start their own ventures, inspired by success of IIT alumni startups Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine