RS-28 Sarmat
RS-28 (Sarmat) | |
---|---|
Tập tin:RS-28 Sarmat.png | |
Loại | Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng |
Nơi chế tạo | Nga |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 2021 |
Sử dụng bởi | Lực lượng tên lửa chiến lược |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Viện thiết kế tên lửa Makeyev |
Nhà sản xuất | Nhà máy cơ khí-chế tạo Krasnoyarsk, Nhà máy chế tạo máy Zlatoust, NPO Energomash mang tên Valentin Glushko, NPO Mashinostroyeniya, KBKhA |
Thông số | |
Chiều dài | 35.5 m[cần dẫn nguồn] |
Đường kính | 3 m[cần dẫn nguồn] |
Đầu nổ | trang bị 10–15 đầu đạn MIRV[1] Một số lượng không xác định thiết bị bay hồi quyển siêu thanh dạng tàu lượn Advangard |
Động cơ | Tầng đầu: động cơ PDU-99 (phát triển từ động cơ RD-274) |
Chất nổ đẩy đạn | Tên lửa nhiên liệu lỏng |
Tầm hoạt động | ~18,000 kilômét (11,185 mi)[2] |
Tốc độ | Mach 20,7; 25.560 km/h (15.880 mph); 7,1 km/s (4,4 mi/s) |
Hệ thống chỉ đạo | dẫn đường quán tính, GLONASS, định hướng theo chòm sao |
Độ chính xác | 10m[3] |
Nền phóng | giếng phóng
|
RS-28 Sarmat (Nga: РС-28 Сармат,[4] đặt theo tên người Sarmatia;[5] ký hiệu của NATO: SS-X-29[6] hay SS-X-30[7]) là tên lửa nhiên liệu lỏng liên lục địa hạng siêu nặng của Nga, trang bị các đầu đạn thâm nhập khí quyển độc lập, được thiết kế và phát triển bởi Viện thiết kế tên lửa Makeyev từ năm 2009.[4][8] Nó được dự tính sẽ thay thế cho tên lửa R-36M ICBM (SS-18 'Satan') trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.[9][10]
Tên lửa Sarmat là một trong số sáu vũ khí chiến lược được tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ vào ngày 1 tháng 3 năm 2018.[11] Dự kiến Sarmat sẽ được đưa vào trang bị vào năm 2021.[12]
Lịch sử phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 2 năm 2014, quân đội Nga tuyên bố Sarmat dự kiến được đưa vào trang bị khoảng năm 2020.[13] Vào tháng 5 cùng năm, một nguồn tin chính thức khác cho rằng chương trình đang được đẩy nhanh và theo ý kiến của ông, nó sẽ cấu thành lên đến 100% kho vũ khí hạt nhân cố định trên đất liền của Nga vào năm 2021.[14][15]
Vào cuối tháng 6 năm 2015, có thông tin cho rằng tiến độ sản xuất nguyên mẫu đầu tiên của Sarmat bị kéo dài hơn dự kiến.[16][17] Trước đó RS-28 Sarmat dự kiến được đưa vào trang bị năm 2016.[18]
Vào ngày 10 tháng 8 năm 2016, Nga đã thử nghiệm thành công động cơ giai đoạn đầu của RS-28 có tên là PDU-99.[19] Hình ảnh đầu tiên của tên lửa đã được giải mật và công bố vào tháng 10 năm 2016.[cần dẫn nguồn]
Vào đầu năm 2017, tên lửa nguyên mẫu được cho là đã được chế tạo và được đưa đến khu vực Sân bay vũ trụ Plesetsk để thử nghiệm nhưng chương trình thử nghiệm đang bị trì hoãn để kiểm tra lại các thành phần phần cứng quan trọng trước khi được phóng thử.[20]
Theo Tư lệnh Lực lượng Chiến lược Nga, Đại tá Sergei Karakayev, RS-28 Sarmat sẽ được triển khai bởi Sư đoàn tên lửa cờ đỏ số 13 của Tập đoàn quân tên lửa số 31 tại Căn cứ Không quân Dombarovsky, Orenburg và cùng với Sư đoàn Tên lửa cờ đỏ số 62 thuộc Tập đoàn quân tên lửa cận vệ số 33 tại Uzhur, Krasnoyarsk, để thay thế cho các ICBM R-36M.[9]
Vào cuối tháng 12 năm 2017, vụ phóng thử đầu tiên của tên lửa đã được thực hiện tại Sân bay vũ trụ Plesetsk. Theo báo cáo, tên lửa chỉ bay được vài chục km và rơi trong phạm vi thử nghiệm.[21][22]
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong bài phát biểu thường niên trước Quốc hội Liên bang Nga, nói rằng "giai đoạn thử nghiệm tích cực" của tên lửa đã được bắt đầu.[23] Ngay sau đó, một nguồn tin quân sự giấu tên được trích dẫn nói rằng thông tin về tên lửa Sarmat vào năm 2007 đã bị phương Tây cố tình tiết lộ.[24] Vào ngày 30 tháng 3 năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video buổi phóng thử thành công lần thứ hai của ICBM RS-28 Sarmat tại Sân bay vũ trụ Plesetsk.[cần dẫn nguồn]
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2019, trong cuộc triển lãm các hệ thống vũ khí hiện đại tại Trung tâm Quản lý Quốc phòng Quốc gia, có thông tin cho rằng Sarmat có khả năng thực hiện "chuyến bay trên quỹ đạo phụ với tầm bắn 35.000 km". Các cuộc thử nghiệm của tổ hợp tên lửa này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021 và trong giai đoạn 2020-2027, "hai mươi trung đoàn tên lửa được lên kế hoạch tái trang bị bằng RS-28".[25]
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]RS-28 Sarmat có khả năng mang theo tải trọng đầu đạn nặng 10 tấn (gồm 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 15 đầu đạn xâm nhập khí quyển độc lập hạng nhẹ,[26] nó cũng có thể mang một số lượng chưa xác định các thiết bị bay siêu vượt âm dạng tàu lượn Avangard (HGVs)[27] hoặc hỗn hợp đầu đạn cùng nhiều mồi nhử chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.[28][29] Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố rằng tên lửa Sarmat là sự đáp trả với hệ thống Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ.[14]
Sarmat có khả năng bay lên với gia tốc rất lớn, giúp rút ngắn khoảng thời gian nó có thể bị theo dõi bởi các vệ tinh có cảm biến hồng ngoại, chẳng hạn như Hệ thống dò tìm tín hiệu hồng ngoại từ trên quỹ đạo của Mỹ, khiến việc đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn.[30][31][32][33] Người ta suy đoán rằng Sarmat có thể bay theo quỹ đạo qua Nam Cực, hoàn toàn miễn nhiễm với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại nào,[31] và nó có khả năng Tấn công dưới quỹ đạo (FOBS).[9]
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, địa điểm phóng của RS-28 sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động " Mozyr "[34], được thiết kế để loại bỏ lợi thế tấn công phủ đầu của kẻ thù tiềm tàng bằng cách phá hủy bằng động học các loại bom, tên lửa hành trình và đầu đạn ICBM ở độ cao tới 6 km.[35][36][37][38][39]
Hoạt động tương lai
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga
- RS-24 Yars
- RS-26 Rubezh
- Họ tên lửa R-36
- UR-100N
- RT-2PM Topol
- RT-2PM2 Topol-M
- LGM-30 Minuteman
- DF-5
- DF-41
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Global Security Newswire – Russia Reportedly Approves Production of New Liquid-Fueled ICBM”. nti.org. ngày 1 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Army 2019: Russian army discloses RS-28 Sarmat ICBM characteristics”. Army Recognition. ngày 2 tháng 7 năm 2019.
- ^ “SS-X-30 "Satan II" (RS-28 Sarmat) | Missile Threat”.
- ^ a b Новую тяжелую ракету "Сармат" будут делать в Красноярске Rossiyskaya Gazeta, 2 Feb 2015.
- ^ “Key facts about Russia's advanced Sarmat ICBM system”. TASS (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.
- ^ Kristensen, Hans M.; Korda, Matt (ngày 4 tháng 3 năm 2019). “Russian nuclear forces, 2019”. Bulletin of the Atomic Scientists. 75 (2): 73–84. Bibcode:2019BuAtS..75b..73K. doi:10.1080/00963402.2019.1580891.
- ^ “Russia's Nuclear Weapons: Doctrine, Forces, and Modernization” (PDF). fas.org. ngày 2 tháng 1 năm 2020. tr. 14. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Перспективная тяжелая МБР РС-28 / ОКР Сармат, ракета 15А28 - SS-X-30 (проект) - MilitaryRussia.Ru — отечественная военная техника (после 1945г.)”. militaryrussia.ru.
- ^ a b c “Sarmatian ICBM & FOBS Reintroduction”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017.
- ^ В обойме – «Сармат», «Кинжал», «Авангард»... Lưu trữ 2018-04-24 tại Wayback Machine: interview by deputy defence minister Yuriy Borisov, redstar.ru, ngày 12 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Here's The Six Super Weapons Putin Unveiled During Fiery Address”. thedrive.com. ngày 1 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2018.
- ^ “Delivery of new Russian-made Sarmat RS-28 ICBM ballistic missile will begin in 2021 | February 2020 Global Defense Security army news industry | Defense Security global news industry army 2020 | Archive News year”.
- ^ Podvig, Pavel (25 tháng 2 năm 2014). “Sarmat ICBM to be ready by 2020”. Russian Strategic Nuclear Forces. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
- ^ a b “Минобороны рассказало о тяжелой баллистической ракете - неуязвимом для ПРО ответе США”. ngày 31 tháng 5 năm 2014.
- ^ “Russia Fast Tracking "Unique" Missile”. The Moscow Times. 1 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Russian Program to Build World's Biggest Intercontinental Missile Delayed”. The Moscow Times. ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015.
- ^ Начало испытаний новой ракеты «Сармат» отложено, ngày 26 tháng 6 năm 2015.
- ^ Ракета "Сармат" взлетит в 2016 году, ngày 16 tháng 9 năm 2015.
- ^ “Испытания тяжелой стратегической ракеты "Сармат" начнутся в ближайшее время”. interfax.ru. ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Russia's Deadliest Nuke Program Faces Delays”. The Diplomat. ngày 28 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ “В России успешно прошло первое бросковое испытание прототипа ракеты "Сармат"”. Moskovskij Komsomolets. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2017.
- ^ Podvig, Pavel (ngày 29 tháng 12 năm 2017). “Sarmat ejection test, at last”. Russian Strategic Nuclear Forces. Russianforces.org. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2017.
- ^ Russia begins tests of promising Sarmat missile complex TASS, ngày 2 tháng 3 năm 2018.
- ^ Источник сообщил об утечке по ракетам "Сармат" специально для США RIA Novosti, ngày 3 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Испытания комплекса "Сармат" планируется завершить в 2021 году - Национальный центр управления обороной РФ” (bằng tiếng Nga). Interfax. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019.
- ^ Litovkin, Nikolai (ngày 2 tháng 3 năm 2018). “Which new weapons has Putin given Russia?”.
- ^ “Испытания новейшей российской ядерной ракеты стартуют в начале года” (bằng tiếng Nga). ngày 29 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020.
- ^ “SS-30 ?? / R-X-? Sarmat New Heavy ICBM”. globalsecurity.org. Bản gốc lưu trữ 5 Tháng hai năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Russia plans new ICBM to replace Cold War 'Satan' missile”. Reuters. 17 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015.
- ^ Majumdar, Dave (ngày 12 tháng 3 năm 2018). “Russia's Most Lethal Nuclear Missile Ever Will "Enter Duty in the Near Future"”.
- ^ a b Majumdar, Dave (ngày 1 tháng 3 năm 2018). “Russia's Nuclear Weapons Buildup Is Aimed at Beating U.S. Missile Defenses”.
- ^ “Russia's Most Lethal Nuclear Missile Ever Will "Enter Duty in the Near Future"”. Bản gốc lưu trữ 4 Tháng hai năm 2021. Truy cập 27 Tháng Một năm 2021.
- ^ Trevithick, Joseph. “Russia Fires Topol Ballistic Missile to Test New Tech to Defeat Missile Defense Systems”.
- ^ “Mozyr active defense complex (KAZ)”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “New Russian Sarmat and Rubezh ICBM missiles able to defeat all deployed anti-missile systems”. armyrecognition.com. ngày 25 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Последний рубеж ПРО вооружат стрелами и шариками” (bằng tiếng Nga). Izvestia. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “В ожидании "Сармата"” (bằng tiếng Nga). Vzglyad. ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Защита шахтных пусковых установок МБР от высокоточного оружия” (bằng tiếng Nga). ngày 27 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Министерство обороны возобновляет испытания комплекса активной защиты от ракет и высокоточного оружия с перспективными поражающими элементами” (bằng tiếng Nga). ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.