Nickel(II) sulfide
Nickel(II) sulfide | |
---|---|
Tên khác | Nickel sulfide Nickel monosulfide Nikenơ sulfide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Số RTECS | QR9705000 |
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | NiS |
Khối lượng mol | 91,029 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu đen |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 5,87 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 797 °C (1.070 K; 1.467 °F) |
Điểm sôi | 1.388 °C (1.661 K; 2.530 °F) |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
Độ hòa tan | tan trong acid nitric |
MagSus | +190,0·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Lục phương |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | có thể gây ung thư khi hít phải |
Ký hiệu GHS | |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Nickel(II) oxide Nickel(II) selenide Nickel(II) teluride |
Cation khác | Paladi(II) sulfide Platin(II) sulfide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Nickel(II) sulfide là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học NiS, gồm thành phần là hai nguyên tố nickel và lưu huỳnh. Về cảm quan bên ngoài, hợp chất này là một chất rắn có màu đen được sản xuất bằng cách thúc đây các muối nickel(II) tác dụng với hydro sulfide (H2S). Ngoài hợp chất NiS, có nhiều loại nickel sulfide khác cũng được biết đến, gồm có khoáng sản millerit, có cùng công thức hóa học là NiS. Ngoài các quặng hữu ích, nickel(II) sulfide còn là sản phẩm của phản ứng khử lưu huỳnh và đôi khi được sử dụng làm chất xúc tác cho các phản ứng. Ngoài ra, còn có các dạng không định lượng được của nickel sulfide khác được biết đến ví dụ như Ni9S8 và Ni3S2.
Sự xuất hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Khoáng sản mang tên millerit cũng là một nickel(II) sulfide với cùng công thức phân tử NiS, mặc dù cấu trúc của nó khác với NiS theo chu trình tổng hợp do các điều kiện mà nó hình thành. Khoáng sản này được tạo thành trong tự nhiên ở các hệ thống thủy nhiệt nhiệt độ thấp, trong các hốc đá cacbonat và là một sản phẩm phụ của các khoáng chất nickel khác.[1]
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Nickel(II) sulfide có thể được điều chế bằng cách cho muối nickel(II) tác dụng với acid sulfhydric.[2]
- Ni2+ (dd) + H2S (dd) → NiS (r) + 2 H+ (dd)
Cũng có thể điều chế hợp chất bằng cách cho nickel và lưu huỳnh tác dụng với nhạu.[3]
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Giống như các vật liệu liên quan, nickel(II) sulfide có mô-típ nickel(II) asenide. Trong cấu trúc này, nickel có dạng bát diện và các tâm sulfide nằm trong các vị trí lăng trụ tam giác.[4]
Nickel sulfide có hai đa hình. Pha α kết tinh dưới dạng lục phương, trong khi pha β kết tinh dưới dạng trực thoi. Pha α ổn định ở nhiệt độ trên 379 °C (714 °F; 652 K), và chuyển đổi thành pha β ở nhiệt độ thấp hơn. Sự chuyển pha đó làm cho khối lượng tăng thêm 2–4%.[5][6][7]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Gamsjager H. C., Bugajski J., Gajda T., Lemire R. J., Preis W. (2005) Chemical Thermodynamics of Nickel, Amsterdam, Elsevier B.V.
- ^ O.Glemser "Nickel Sulfide" in Handbook of Preparative Inorganic Chemistry, 2nd Ed. Edited by G. Brauer, Academic Press, 1963, NY. Vol. 2. tr. 1551.
- ^ Shabnam Virji, Richard B. Kaner, Bruce H. Weiller – "Direct Electrical Measurement of the Conversion of Metal Acetates to Metal Sulfides by Hydrogen Sulfide". Inorg. Chem., 2006, 45 (26): 10467–10471. doi:10.1021/ic0607585.
- ^ Wells, A.F. (1984) Structural Inorganic Chemistry, Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.
- ^ Bishop, D.W.; Thomas, P.S.; Ray, A.S. (1998). “Raman spectra of nickel(II) sulfide”. Materials Research Bulletin. 33 (9): 1303. doi:10.1016/S0025-5408(98)00121-4.
- ^ “NiS and Spontaneous Breakage”. Glass on Web. tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2013.
- ^ Bonati, Antonio; Pisano, Gabriele; Royer Carfagni, Gianni (ngày 12 tháng 10 năm 2018). “A statistical model for the failure of glass plates due to nickel sulfide inclusions”. Journal of the American Ceramic Society. doi:10.1111/jace.16106.