Bước tới nội dung

Inhambanella henriquesii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Inhambanella henriquezii
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Sapotaceae
Phân họ (subfamilia)Sapotoideae
Tông (tribus)Sapoteae
Chi (genus)Inhambanella
Loài (species)I. henriquesii
Danh pháp hai phần
Inhambanella henriquesii
(Engl. & Warb.) Dubard, 1915
Danh pháp đồng nghĩa
  • Mimusops henriquesii Engl. & Warb., 1904
  • Mimusops henriquezii Engl. & Warb., 1904 orth. var.
  • Inhambanella henriquezii (Engl. & Warb.) Dubard, 1915 orth. var.
  • Lecomtedoxa henriquesii (Engl. & Warb.) A.Meeuse, 1960

Inhambanella henriquesii là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm.

Lịch sử phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1903, Adolf EnglerOtto Warburg đặt ra danh pháp Mimusops henriquesiana tại trang 516 trong Bulletin de la Société Belge d'Études Coloniales số X, nhưng không kèm theo mô tả khoa học.[1] Năm 1904, Adolf Engler thiết lập tổ Inhambanella, đặt nó trong tổ này đồng thời cung cấp mô tả khoa học đầu tiên cho nó nhưng viết danh pháp thành Mimusops henriquezii.[2] Tuy nhiên, tại hình minh họa thì tác giả lại chỉnh sửa thành Mimusops henriquesii.[3]

Năm 1915, Marcel Marie Maurice Dubard thiết lập chi Inhambanella và chuyển nó sang chi này, với danh pháp Inhambanella henriquezii.[4][5] Tuy nhiên, hiện nay IPNI, Plants of the World Online (POWO) và World Checklist of Selected Plant Families (WCSP) công nhận danh pháp Inhambanella henriquesii.[6][7][8]

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được tìm thấy tại Kenya, KwaZulu-Natal, Malawi, Mozambique, Tanzania, Zimbabwe.[7] Môi trường sống là trong các thung lũng sông, ở cao độ 10 đến 300 m.[1]

Cây gỗ nhỡ nhiều nhựa mủ, cao tới 25 m, vỏ cây màu xám. Các chồi non với lông tơ màu ánh xám hoặc nâu; các chồi khác, cuống lá và lá nhẵn nhụi. Cuống lá tương đối dài, tới 4 cm. Phiến lá hình trứng ngược, hình elip-trứng ngược tới elip, thường dài 7-15(-18) cm, rộng 3,5-8,5 cm, như da cứng, đỉnh tù tới có khía răng cưa, hình nêm, mép uốn ngược, gợn sóng và thường có hình dạng không đều; mặt dưới với 3-12 gân bên chính ở mỗi bên của gân giữa nổi cao rõ nét. Cuống hoa và đài hoa với lông tơ màu ánh xám hoặc ánh nâu; cuống hoa dài tới 1,2 cm. Lá đài hình trứng rộng-hình tam giác, dài tới 5 mm, rộng tới 4 mm. Ống tràng hình chuông, dài tới 3 mm; các thùy tràng chẻ 3; thùy giữa hình trứng nhiều hay ít, dài tới 5 mm; các thùy tràng bên nhỏ và hẹp hơn. Nhị hoa gắn vào tại họng tràng; chỉ nhị dẹp, dài tới 3 mm; các nhị lép dạng cánh hoa, hình trứng rộng, dài tới 3 mm. Bầu nhụy dài tới 2 mm; vòi nhụy dài tới 1 mm. Quả màu đỏ khi chín, đường kính tới 3 cm. Hạt dài tới 2,5 cm.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Inhambanella henriquesii tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Inhambanella henriquesii tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Inhambanella henriquesii”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013.
  1. ^ a b c Mimusops henriquesii trên JSTOR.
  2. ^ Heinrich Gustav Adolf Engler, 1904. Mimusops sect. Inhambanella: Mimusops henriquezii. Monographieen afrikanischer Pflanzen-Familien und -Gattungen 8: 80.
  3. ^ Heinrich Gustav Adolf Engler, 1904. Mimusops henriquesii. Monographieen afrikanischer Pflanzen-Familien und -Gattungen 8: Taf. XXV, fig. A.
  4. ^ Marcel Marie Maurice Dubard, 1915. Les Sapotacées du groupe des Sideroxylinées-Mimusopées: Inhambanella. Annales du Musée Colonial de Marseille 3(3): 43.
  5. ^ The Plant List (2010). Inhambanella henriquezii. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Inhambanella henriquesii”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ a b Inhambanella henriquesii trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 22-8-2021.
  8. ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families