Bước tới nội dung

Hội chứng không dung nạp lactose

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội chứng không dung nạp lactose
Tên khácThiếu hụt Lactase
Lactose được cấu tạo bởi hai đường đơn.
Khoa/NgànhKhoa tiêu hóa
Triệu chứngĐau bụng, trương bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn[1]
Biến chứngKhông gây hại cho đường tiêu hóa[2]
Khởi phát30–120 phút sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa[1]
Nguyên nhânThiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose (di truyền, tổn thương nhẹ hệ tiêu hóa)[1]
Phương pháp chẩn đoánCác triệu chứng biến mất sau khi loại bỏ lactose khỏi thực đơn[1]
Chẩn đoán phân biệtHội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, viêm ruột, dị ứng sữa[1]
Điều trịGiảm lactose trong khẩu phần ăn, bổ sung lactase, điều trị những nguyên nhân tiềm ẩn[1]
Dịch tễ10% (Bắc Âu) đến 95% (một phần châu Á và châu Phi)

Hội chứng không dung nạp lactose hay hội chứng bất dung nạp lactose (tiếng Anh: Lactose intolerance) là một tình trạng bệnh lý thể hiện ở những người thiếu hoặc không có khả năng tiêu hóa lactose, một loại đường tìm thấy trong các chế phẩm từ sữa.[1] Những người mắc chứng bệnh thể hiện triệu chứng và mức độ khác nhau, phụ thuộc vào lượng lactose họ có thể dung nạp.[1] Các triệu chứng bao gồm đau bụng, trương bụng, tiêu chảy, đầy hơi, và buồn nôn.[1] Những triệu chứng này thường được thể hiện rõ sau khoảng từ 30 phút đến 2 tiếng ăn hoặc uống các sản phẩm từ sữa.[1] Mức độ nghiêm trọng thường phụ thuộc vào lượng lactose người đó đưa vào cơ thể.[1] Hội chứng không dung nạp lactose không gây hại cho đường tiêu hóa.[2]

Người ta chưa biết rõ số lượng chính xác người trưởng thành bị hội chứng không dung nạp lactose.[3] Nó phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến phần lớn dân số thế giới (với ước tính tổng thể khoảng 65%[4][5]).[6] Thực phẩm truyền thống các nền văn hóa thường phản ánh các biến thể địa phương về khả năng chịu.[6] Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người có hội chứng không dung nạp lactose khác nhau giữa các nhóm dân tộc, phổ biến nhất ở những người có tổ tiên Người gốc Phi, Người gốc Tây Ban Nha / Latino hoặc Đông Á và ít phổ biến nhất ở những người người Châu Âugốc Ấn Độ.[5] Khởi phát thường ở cuối thời thơ ấu hoặc đầu tuổi trưởng thành,[1] but prevalence increases with age.[6] Khả năng tiêu hóa lactose khi trưởng thành đã phát triển ở một số quần thể người một cách độc lập, có thể là sự thích nghi với thuần hóa của động vật sữa 10.000 năm trước.[7][8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l “Lactose Intolerance”. NIDDK. tháng 6 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b Heyman MB (tháng 9 năm 2006). “Lactose intolerance in infants, children, and adolescents”. Pediatrics. 118 (3): 1279–86. doi:10.1542/peds.2006-1721. PMID 16951027.
  3. ^ “How many people are affected or at risk for lactose intolerance?”. NICHD. ngày 6 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ Bayless TM, Brown E, Paige DM (tháng 5 năm 2017). “Lactase Non-persistence and Lactose Intolerance”. Current Gastroenterology Reports. 19 (5): 23. doi:10.1007/s11894-017-0558-9. PMID 28421381. S2CID 2941077.
  5. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Stat2020
  6. ^ a b c Storhaug CL, Fosse SK, Fadnes LT (tháng 10 năm 2017). “Country, regional, and global estimates for lactose malabsorption in adults: a systematic review and meta-analysis”. The Lancet. Gastroenterology & Hepatology. 2 (10): 738–746. doi:10.1016/S2468-1253(17)30154-1. PMID 28690131.
  7. ^ Ségurel L, Bon C (tháng 8 năm 2017). “On the Evolution of Lactase Persistence in Humans”. Annual Review of Genomics and Human Genetics. 18 (1): 297–319. doi:10.1146/annurev-genom-091416-035340. PMID 28426286.
  8. ^ Ingram CJ, Mulcare CA, Itan Y, Thomas MG, Swallow DM (tháng 1 năm 2009). “Lactose digestion and the evolutionary genetics of lactase persistence”. Human Genetics. 124 (6): 579–91. doi:10.1007/s00439-008-0593-6. PMID 19034520. S2CID 3329285.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]