Bước tới nội dung

Danh sách vua Hittite

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Niên đại và trình tự của các vị vua Hittite được biên soạn từ những tư liệu rời rạc, bổ sung bằng việc tìm thấy những dữ liệu gần đây ở Hattusa của hơn 3.500 dấu ấn cung cấp tên gọi, tước vị và phả hệ của các đời vua Hittite.[1] Toàn bộ niên đại đưa ra ở đây chỉ mang tính tương đối, dựa vào sự đồng bộ từ biên niên đối với các nước láng giềngAi Cập được biết đến.

Có rất ít dữ kiện về các nhà lãnh đạo của thời kỳ Trung vương quốc. Trình tự ở đây vẫn chủ yếu dựa theo Bryce (1998),[2] nhưng lại sử dụng bảng niên đại thời gian ngắn (hoặc thấp). McMahon (1989) liệt kê Hattusili IITudhaliya III theo thứ tự đảo ngược.Bryce, trong số những người khác, không phân biệt một Trung vương quốc. Thay vào đó ông kết thúc Cổ vương quốc với Muwatalli I và bắt đầu Tân vương quốc với Tudhaliya I. Mà cả Tudhaliya "Trẻ" thường bao gồm trong danh sách vua Hittite khi ông bị ám sát sau cái chết của tiên đế Tudhaliya II.

Tên Trị vì Dòng dõi và sự kiện quan trọng
Pamba khoảng đầu thế kỷ 22 TCN (sơ lược) King of Hatti
Pithana khoảng thế kỷ 17 TCN (sơ lược) Vua của Kussara, dẫn binh chinh phục Neša
Piyusti khoảng thế kỷ 17 TCN (sơ lược) Vua của Hatti, bị Anitta đánh bại
Anitta khoảng thế kỷ 17 TCN (sơ lược) Vua của Kussara, mang quân phá hủy Hattusa
(Tudhaliya) Ông cố của Hattusili I
(PU-Sarruma) Con trai của Tudhaliya

Cổ vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Trị vì Dòng dõi và sự kiện quan trọng
Labarna I khoảng 1600-1586 TCN (sơ lược) Người sáng lập truyền thống
Hattusili I hay Labarna II khoảng 1586–1556 TCN (sơ lược) Cháu/cháu trai(?) của Labarna; có lẽ là người cai trị đầu tiên tái chiếm Hattusa
Mursili I khoảng 1556–1526 TCN (sơ lược) Cháu trai của Hattusili I; cướp phá Babylon, khoảng năm 1531 TCN
Hantili I khoảng 1526–1496 TCN (sơ lược) Anh/em rể của Mursili I; đã ám sát Mursili I
Zidanta I khoảng 1496–1486 TCN (sơ lược) Con rể của Hantili I; đã ám sát con trai/người thừa kế của Hantili I
Ammuna khoảng 1486–1466 TCN (sơ lược) Con trai của Zidanta I; đã ám sát cha mình
Huzziya I khoảng 1466–1461 TCN (sơ lược) Con trai của Ammuna?
Telipinu khoảng 1460 TCN (sơ lược) Anh/em rể của Huzziya I; chiếm đoạt ngôi vị từ Huzziya

Trung vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Trị vì Dòng dõi và sự kiện quan trọng
Alluwamna khoảng giữa thế kỷ 15 TCN Con rể của Telipinu
Hantili II khoảng 1500-1450 TCN Con trai của Alluwamna
Tahurwaili Kẻ cướp ngôi. Cai trị vào khoảng thời Telipinu và Zidanta II, mặt khác thời gian thì chưa chắc chắn.
Zidanta II Con trai? của Hantili II
Huzziya II Con trai? của Zidanta II
Muwatalli I khoảng 1400 TCN Kẻ cướp ngôi; đã ám sát Huzziya II

Tân vương quốc (Đế quốc)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tudhaliya IV
Tên Trị vì Dòng dõi và sự kiện quan trọng
Tudhaliya I khoảng đầu thế kỷ 14 TCN (sơ lược) Dòng dõi chưa chắc chắn; có lẽ là một người cháu của Zidanta II. Trở thành vua sau khi Muwatalli I bị giết chết.
Arnuwanda I Con rể của Tudhaliya I
Hattusili II (?) Sự tồn tại, dòng dõi và thời gian của triều đại này vẫn còn mang tính tranh cãi
Tudhaliya II khoảng 1360? – 1344 TCN (sơ lược) Con trai của Arnuwanda (or Hattusili II?)
Tudhaliya III "Trẻ" Con trai của Tudhaliya II; bị ám sát sau cái chết của phụ hoàng; ông có thể chưa cai trị được ngày nào.
Suppiluliuma I khoảng 1344–1322 TCN (sơ lược) Con trai của Tudhaliya II (hoặc Hattusili II?); mở rộng đế chế; được đề cập trong Bức thư Amarna
Arnuwanda II khoảng 1322–1321 TCN (sơ lược) Con trai của Suppiluliuma
Mursili II khoảng 1321–1295 TCN (sơ lược) Con trai của Suppiluliuma
Muwatalli II khoảng 1295–1272 TCN (sơ lược) Con trai của Mursili II; Battle of Kadesh, ca. 1274 TCN
Mursili III hay Urhi-Teshub khoảng 1272–1267 TCN (sơ lược) Con trai của Muwatalli II
Hattusili III khoảng 1267–1237 TCN (sơ lược) Em trai của Muwatalli II; hiệp ước với Ai Cập khoảng năm 1258 TCN
Tudhaliya IV khoảng 1237–1209 TCN (sơ lược) Con trai của Hattusili III; Trận Nihriya
Kurunta khoảng 1228–1227 TCN (sơ lược) Con trai của Muwatalli II; triều đại của ông còn chưa rõ; có thể đã cai trị trong một thời gian rất ngắn ở giữa thời của Tudhaliya.
Arnuwanda III khoảng 1209–1207 TCN (sơ lược) Con trai của Tudhaliya IV
Suppiluliuma II khoảng 1207–1178 TCN (sơ lược) Con trai của Tudhaliya IV; để mất Hattusa, khoảng năm 1178 TCN

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A revised kinglist is offered in Trvor Bryce, The Kingdom of the Hittites, rev. ed. 2005:xv.
  2. ^ Bryce, Trevor (1998). The Kingdom of the Hittites. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-924010-4.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • McMahon, G., Hittite History, Biblical Archaeologist 52 (1989), 62 - 77
  • Robert S. Hardy, The Old Hittite Kingdom: A Political History, The American Journal of Semitic Languages and Literature, vol. 58, no. 2, pp. 177–216, 1941

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]