Bước tới nội dung

Charles H. Zimmerman

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charles H. Zimmerman
Zimmerman bên cạnh mô hình trong đường hầm gió
Sinh1908
Olathe, Kansas, Hoa Kỳ
Mất(1996-05-05)5 tháng 5, 1996
Hampton, Virginia, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Học vịBằng kỹ sư điện tử trường Đại học Kansas
Bằng Master kỹ sư hàng không trường Đại học Virginia 1954[1]
Phối ngẫuBeatrice
Con cáiCharles H. Zimmerman, Craig S. Zimmerman
Nghề nghiệp kỹ sư
Ngành kỹ sưKỹ sư hàng không
Institution membershipsNational Advisory Committee for Aeronautics
Các dự án nổi bậtVought XF5U
Thiết kế nổi bậtVought V-173
Các giải thưởng nổi bậtWright Brothers Medal

Charles Horton Zimmerman (1908 – 5 tháng 5 năm 1996), là một kỹ sư hàng không. Ông là người đã tham gia phát triển chế tạo nhiều máy bay thử nghiệm nổi tiếng. Ông cũng là người đi tiên phong trong khái niệm "thân nâng" trong ngành hàng không, cùng với khái niệm máy bay cất hạ cánh thẳng đứng/trên đường băng ngắn.

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường hầm gió thẳng đứng cao 5 foot (1,524m) được chế tạo để thử nghiệm các đặc tính quay của máy bay. Đây là đường hầm gió miệng hở, có vận tốc gió thử nghiệm đạt 80 dặm/h. Charles H. Zimmerman, khi đó là kỹ sư của NACA, đã thiết kế đường hầm gió này từ năm 1928.

Zimmerman là kỹ sư tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu hàng không thuộc Trung tâm nghiên cứu Langley vào những năm 1930s. Ông tham gia nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó có tải trọng tác động lên máy bay,[2][3][4] biên dạng cánh,[5][6] và độ ổn định của máy bay.[7][8] Trong khoảng thời gian này, ông cũng suy nghĩ về những khía cạnh mới hơn của chuyến bay, đặc biệt là cách duy trì sự ổn định. Ông đưa ra giả thuyết rằng phản xạ cân bằng tự nhiên của một người có thể đủ để điều khiển các phương tiện bay rất nhỏ, một khái niệm mà ông gọi là "kiểm soát động học". Ông cũng quan tâm đến nguyên lý mà từ đó dẫn đến việc thiết kế máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng hoặc trên đường băng ngắn.

Phương tiện bay mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Những nghiên cứu của Zimmerman [5] đưa ra thiết kế một loại máy bay mới có thân tròn, phẳng, có cánh ngắn, thân máy bay là bề mặt nâng. Vào những năm 1940, Zimmerman cùng với Hải quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu ý tưởng về loại máy bay mới này, dẫn đến sự ra đời của chiếc máy bay thử nghiệm Vought XF5U.

Vào năm 1953, Hiller Aircraft ký hợp đồng với Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ để kết hợp nhiều ý tưởng thiết kế, bao gồm cả học thuyết "kinesthetic" của Zimmerman, để chế tạo một chiếc máy bay thử nghiệm. Dự án được tiến hành trong bí mật. Năm 1954, một phiên bản thử nghiệm được chế tạo. Năm 1956, quân đội Mỹ đã ký hợp đồng chế tạo chiếc máy bay thử nghiệm lớn hơn, chiếc VZ-1 Pawnee.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Saxon, Wolfgang (ngày 12 tháng 5 năm 1996). “Charles Zimmerman, 88, Dies; Designer of Innovative Aircraft”. The New York Times. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  2. ^ M. J. Bamber and C. H. Zimmerman (1933) Effect of stabilizer location upon pitching and yawing moments in spins as shown by tests with the spinning balance Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, NACA TN-474.
  3. ^ M. J. Bamber and C. H. Zimmerman (1935) The aerodynamic forces and moments on a spinning model of the F4B-2 airplane as measured by the spinning balance Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, NACA TN-517.
  4. ^ M. J. Bamber and C. H. Zimmerman (1936) Spinning characteristics of wings I: rectangular Clark Y monoplane wing Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, NACA TN-519.
  5. ^ a b C. H. Zimmerman (1933) Characteristics of Clark Y airfoils of small aspect ratios, NACA TN-431.
  6. ^ C. H. Zimmerman (1935) Aerodynamic characteristics of several airfoils of low aspect ratio, NACA TN-539.
  7. ^ C. H. Zimmerman (1936) An analysis of longitudinal stability in power-off flight with charts for use in design, NACA TN-521.
  8. ^ C. H. Zimmerman (1936) Effect of changes in tail arrangement upon the spinning of a low-wing monoplane model, NACA TN-570.
  9. ^ C. H. Zimmerman (1957) Some general considerations concerning VTOL aircraft, Society of Automotive Engineers paper number 570018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]