Bước tới nội dung

Công quốc Oldenburg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Công quốc Oldenburg
Tên bản ngữ
  • Herzogtum Oldenburg (de)
1774–1810
Quốc kỳ Oldenburg
Quốc kỳ
Quốc huy Oldenburg
Quốc huy

Quốc caHeil dir, o Oldenburg [de]
("Hail to Thee, O Oldenburg")
Vị trí của Công quốc Oldenburg sau này trong Đế chế La Mã Thần thánh (phía trên bên trái, màu lục nhạt)
Vị trí của Công quốc Oldenburg sau này trong Đế chế La Mã Thần thánh (phía trên bên trái, màu lục nhạt)
Tổng quan
Thủ đôOldenburg
Chính trị
Chính phủQuân chủ phong kiến
Công tước xứ Oldenburg 
• 1774–85
Frederick August I (đầu tiên)
• 1785–1810
    (phục hồi 1813–23)
Wilhelm (công tước cuối cùng trước Pháp khi sáp nhập)
Lịch sử 
• Được tạo ra khi chia tách Sachsen
1091
• Nâng lên Công quốc
1774
• Bị sáp nhập bởi Pháp
1810
• Tái lập thành và nâng lên Đại công quốc
1815
Tiền thân
Kế tục
Bá quốc Oldenburg
Đệ Nhất Đế chế Pháp
Đại công quốc Oldenburg
Hiện nay là một phần củaĐức


Công quốc Oldenburg (tiếng Đức: Herzogtum Oldenburg) là một nhà nước lịch sử toạ lạc ở Tây Bắc nước Đức ngày nay. Tên của nó được đặt theo thị trấn Oldenburg, đồng thời cũng là thủ phủ của nhà nước này. Tiền thân của Công quốc Oldenburg là Bá quốc Oldenburg, ra đời từ năm 1091 và trở thành một nhà nước thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, đến năm 1774 thì nó đương nâng lên thành công quốc và tồn tại cho đến năm 1810 thì bị Đệ Nhất Đế chế Pháp của Hoàng đế Napoleon sáp nhập. Sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Napoleon, Đại hội Viên đã tái lập lại lãnh thổ Oldenburg, nhưng nâng nó lên vị thế Đại công quốc.

Anthony Günther, Bá tước xứ Oldenburg, dòng dõi chính của Nhà Oldenburg qua đời vào năm 1667, lãnh thổ của Bá quốc Oldenburg rơi vào tay Frederick III của Đan Mạch thuộc dòng dõi Công tước xứ Holstein-Gottorp, người đã kết hôn với Nữ đại công tước Anna Petrovna của Nga, con gái của Peter Đại đế. Một người khác, em họ đầu tiên của ông, Frederick August I, trở thành Công tước xứ Oldenburg vào năm 1774. Một trong những người anh em của ông, Adolf Frederick, trở thành Vua của Thụy Điển. Một người anh em khác, Thân vương Georg Ludwig xứ Holstein-Gottorp, là cha của Peter I, người đã trở thành Đại công tước xứ Oldenburg vào năm 1823. Những người cai trị Đại công quốc Oldenburg sau này đều là hậu duệ của ông.

Gia tộc cầm quyền của nó là Nhà Oldenburg, cũng lên nắm quyền ở Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Hy LạpNga.[1] Những người thừa kế của một dòng nhỏ của chi nhánh Hy Lạp, thông qua Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch, Công tước xứ Edinburgh, là những người trị vì ngai vàng của Vương quốc Anh và các vương quốc Khối thịnh vượng chung khác sau khi Nữ vương Elizabeth II qua đời.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chisholm 1911, tr. 72.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Oldenburg”. Encyclopædia Britannica. 20 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 71, 72.