Bước tới nội dung

Acid peroxymonosulfuric

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Acid peroxymonosulfuric
Skeletal formula of peroxymonosulfuric acid
Ball and stick model of peroxymonosulfuric acid
Tên hệ thốngPeroxysulfuric acid, Sulfuroperoxoic acid
Tên khácPeroxosulfuric acid[1]
Peroxomonosulfuric acid[cần dẫn nguồn]
Persulfuric acid[cần dẫn nguồn]
Nhận dạng
Số CAS10361-76-9
PubChem2754594
Số EINECS231-766-6
ChEBI29286
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • OOS(O)(=O)=O


    [O].[O].OOSO

Tham chiếu Gmelin101039
Thuộc tính
Công thức phân tửH
2
SO
5
Khối lượng mol114,078 g mol−1
Bề ngoàiTinh thể trắng
Khối lượng riêng2,239 g cm−3
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Cấu trúc
Tọa độTứ diện tại S
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhChất oxy hóa mạnh
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Acid peroxymonosulfuric, còn được gọi là acid persulfuric, acid peroxysulfuric, hoặc acid caroic là một acid vô cơ có công thức hóa học được quy định là H2SO5. Acid này tồn tại dưới dạng chất lỏng ở nhiệt độ phòng. Trong acid này, trung tâm cấu trúc là lưu huỳnh(VI) với dạng thức hình học tứ diện đặc trưng; kết nối được biểu thị bằng công thức HO-O-S(O)2-OH. Đây là một trong những chất oxy hóa mạnh nhất được biết đến (E0 = +2.51 V) và có tính bốc cháy cao.

H2SO5 đôi khi bị nhầm lẫn với H2S2O8, hợp chất được gọi là acid peroxydisulfuric. Acid disulfuric, dường như được sử dụng rộng rãi hơn do các muối kim loại kiềm của nó, có cấu trúc HO-S(O)2-O-O-S(O)2-OH.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

H2SO5 được Heinrich Caro mô tả lần đầu tiên vào năm 1898, sau đó tên của hợp chất này được đặt theo tên ông.[2]

Tổng hợp và sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều chế acid Caro quy mô phòng thí nghiệm là cho acid chlorrosulfuric kết hợp với hydro peroxide.

H2O2 + ClSO2OH ⇌ H2SO5 + HCl

Sản xuất acid Caro quy mô lớn thường thực hiện tại chỗ, do tính không ổn định của nó. Theo sáng chế của Martin, acid Caro được sản xuất bằng acid sulfuric nồng độ >85% và hydro peroxide nồng độ <50% ("dung dịch Piranha").[3]

H2O2 + H2SO4 ⇌ H2SO5 + H2O

Sử dụng trong công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

H2SO5 đã từng được sử dụng làm chất tẩy uế và trong các ứng dụng làm sạch, như xử lý bể bơi và làm vệ sinh răng giả. Các muối kim loại kiềm của H2SO5 có triển vọng trong khử lignin của gỗ.[4]

Các muối amoni, natrikali của H2SO5 được sử dụng trong công nghiệp chất dẻo làm tác nhân mồi polymer hóa, chất khắc ăn mòn, chất loại bỏ hồ trong ngành dệt may, cải tạo đất và trong khử màu và khử mùi dầu.

Kali peroxymonosulfat, KHSO5, là muối acid kali của acid peroxymonosulfuric. Nó được sử dụng rộng rãi làm tác nhân oxy hóa.

Nguy hiểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Acid này có tính gây nổ cao. Các vụ nổ đã được báo cáo tại Đại học Brown[5] và Sun Oil. Như với tất cả các chất oxi hoá mạnh, acid peroxysulfuric nên được giữ xa các hợp chất hữu cơ như eteketon vì ​​khả năng peroxide hóa hợp chất, tạo ra một phân tử không ổn định cao như axeton peroxide.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ International Union of Pure and Applied Chemistry (2005). Danh Pháp Hóa Vô Cơ (IUPAC Hướng dẫn 2005). Cambridge (UK): RSCIUPAC. ISBN 0-85404-438-8. p. 139. Bản toàn văn.
  2. ^ Caro, H. (1898). “Zur Kenntniss der Oxydation aromatischer Amine” [[Contribution] to [our] knowledge of the oxidation of aromatic amines]. Zeitschrift für angewandte Chemie. 11 (36): 845–846. doi:10.1002/ange.18980113602.
  3. ^ Martin P. L. (USA). Hoa Kỳ Pat. Appl. Publ. (2005), 21 pp. CODEN: USXXCO US 2005031530 A1 20050210 Patent written in English. Application: US 2004-878176 20040628. Priority: US 2003-494009 20030807. CAN 142:179838 AN 2005:122569 CAPLUS
  4. ^ Springer, E. L.; McSweeny, J. D. (1993). “Treatment of softwood kraft pulps with peroxymonosulfate before oxygen delignification”. Tappi Journal. 76 (8): 194–199. ISSN 0734-1415. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ J.O. Edwards (1955). “SAFETY”. Chem. Eng. News. 33 (32): 3336. doi:10.1021/cen-v033n032.p3336.