Ưu đãi nội nhóm
Bài viết này không có hoặc có quá ít liên kết đến các bài viết Wikipedia khác. (tháng 7 2018) |
Ưu ái nội nhóm (hay còn gọi là ưu đãi bè phái) là một kiểu ưu đãi thành viên nhóm của mình hơn hẳn các thành viên khác không thuộc nhóm. Nó biểu hiện trong việc đánh giá người khác, phân chia tài nguyên và trong nhiều việc khác[1][2].
Hiệu tượng này đã được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu và gắn với nhiều lý thuyết liên quan đến xung đột nhóm và định kiến. Nó chủ yếu được nhìn từ quan điểm tâm lý học xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ưu ái nội nhóm phát sinh do sự hình thành của các nhóm văn hóa[3][4]. Các nhóm văn hóa này có thể được phân chia dựa trên những đặc điểm có thể quan sát được cách bình thường, nhưng theo thời gian, các quần thể dần phát triển để liên kết các đặc điểm nhất định với một số hành vi nhất định. Điều này đã góp phần gây nên hiện tượng này.
Bài này không nói đến khái niệm "đoàn kết" (unity) bởi vì "đoàn kết" chỉ nói về mối liên hệ giữa người cùng nhóm.
Trên lý thuyết, có 02 cách giải thích sáng giá cho hiện tượng ưu ái người trong nhóm đó là: thuyết mâu thuẫn thực tế và thuyết định danh xã hội. Thuyết mâu thuẫn thực tế cho rằng: khi có 2 nhóm cùng tranh giành một tài nguyên giới hạn thì sẽ phát sinh sự ganh đua giữa các nhóm và gây ra mâu thuẫn liên nhóm. Ngược lại, thuyết định danh xã hội đặt vấn đề: nỗ lực tâm lý để đạt được sự nhìn nhận đặc thù và tích cực của xã hội (cộng đồng) là nguyên nhân gốc rễ chung của việc đối xử ưu ái người trong nhóm của mình.
Nguồn gốc của nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1906, nhà xã hội học William Sumner cho rằng con người là một loài liên kết với nhau thành từng nhóm theo bản chất của mình. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định rằng con người có xu hướng bẩm sinh là thiên vị người trong nhóm của mình hơn những người nhóm khác, tuyên bố cách "mỗi nhóm nuôi dưỡng lòng kiêu hãnh và niềm kiêu căng riêng, tự hào về sự vượt trội hơn hẳn của mình so với nhóm khác, có giá trị tồn tại cao cả và coi thường người khác"[5][6]. Điều này được thấy ở cấp độ nhóm với sự thiên vị trong nhóm đối với ngoài nhóm. Khi trải nghiệm trong các nhóm lớn hơn như bộ lạc, dân tộc hoặc quốc gia, nó được gọi là chủ nghĩa vị chủng[7].
Giải thích
[sửa | sửa mã nguồn]Sự cạnh tranh
[sửa | sửa mã nguồn]Thuyết mâu thuẫn thực tế (hay xung đột nhóm thực tế) cho rằng sự cạnh tranh giữa các nhóm về tài nguyên là nguyên nhân gây ra sự ưu đãi nội nhóm và đối xử tiêu cực đối với các thành viên của nhóm khác. Thí nghiệm "Hang cướp" của Muzafer Sherif là minh chứng được biết đến rộng rãi nhất về thuyết mâu thuẫn thực tế. Trong thí nghiệm, 22 cậu bé 11 tuổi có hoàn cảnh giống nhau được nghiên cứu trong hoàn cảnh một trại hè giả, với các nhà nghiên cứu đóng giả làm nhân viên trại.
Các cậu bé được chia thành hai nhóm bằng nhau và được khuyến khích gắn kết với nhau, nhằm mục đích nuôi dưỡng tâm lý nội nhóm. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu một loạt các hoạt động cạnh tranh mà các nhóm đấu phải với nhau để giành phần thưởng. Sự thù địch và tiêu cực với nhóm khác xảy ra ngay sau đó[8]. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã cố gắng đảo ngược sự thù địch bằng cách cho các cậu bé vào các tình huống phụ thuộc lẫn nhau, một nỗ lực cuối cùng dẫn đến sự hòa hợp tương đối giữa hai nhóm.
Sherif kết luận từ thí nghiệm này rằng thái độ tiêu cực đối với các nhóm khác xuất hiện khi các nhóm cạnh tranh nhau với nhau vì sự hạn chế về tài nguyên[8]. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra giả thuyết rằng xung đột nhóm có thể được giảm bớt và cũng có thể tạo ra các mối quan hệ tích cực giữa các nhóm,[8] nhưng chỉ khi có một mục tiêu chung, mục tiêu mà chỉ có thể đạt được khi cả hai nhóm cùng hợp tác với nhau[8].
//Nhóm (có khi gọi là "tập thể") bao gồm những cá nhân có chung một đặc điểm cụ thể do tự quy ước hay đặc điểm sinh học. Ví dụ: gia đình là một nhóm vì cùng huyết thống, công ty là một nhóm có cùng ông chủ, hội là một nhóm có cùng mục tiêu, băng đảng xã hội đen có cùng một lãnh tụ "đại ca", đàn ông (hoặc đàn bà) là một nhóm cùng giới tính, hoặc người đẹp là nhóm có cùng nghề nghiệp người mẫu, hoặc đồng đạo là nhóm có cùng tôn giáo, hoặc đảng phái chính trị là nhóm có cùng mục đích chính trị, hoặc nhóm người giàu (vs. nghèo) vì có cùng thu nhập, hoặc những nhóm lớn hơn như một bộ tộc, vùng miền (cùng địa phương), hoặc vị trí biên giới địa lý như quốc gia....//
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Aronson, E., Wilson, T. D., & Akert, R. (2010). Social psychology. 7th ed. Upper Saddle River: Prentice Hall.
- ^ Taylor, Donald M.; Doria, Janet R. (April 1981). "Self-serving and group-serving bias in attribution". Journal of Social Psychology. 113 (2): 201–211. doi:10.1080/00224545.1981.9924371.
- ^ Efferson, Charles; Lalive, Rafael; Fehr, Ernst (2008-09-26). "The Coevolution of Cultural Groups and Ingroup Favoritism" (PDF). Science. 321 (5897): 1844–1849. Bibcode:2008Sci...321.1844E. doi:10.1126/science.1155805. PMID 18818361. S2CID 32927015.
- ^ Fu, Feng; Tarnita, Corina E.; Christakis, Nicholas A.; Wang, Long; Rand, David G.; Nowak, Martin A. (2012-06-21). "Evolution of in-group favoritism". Scientific Reports. 2: 460. Bibcode:2012NatSR...2E.460F. doi:10.1038/srep00460. PMC 3380441. PMID 22724059.
- ^ Sumner, William Graham, 1840-1910. Folkways: a study of the sociological importance of usages, manners, customs, mores, and morals (Reprint, 2014 ed.). trang 13. ISBN 978-1-5024-6917-5. OCLC 1003045387.
- ^ each group nourishes its own pride and vanity, boasts itself superior, exists in its own divinities, and looks with contempt on outsiders
- ^ Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc, tiếng Anh: ethno-centrism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình. Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình. Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chủ nghĩa vị chủng cũng có hai chiều, nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cách tiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế. Các nhà xã hội học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vị chủng vì đó là cách phản ứng tiêu cực và bất công, sai lệch đối với những nền văn hóa, mẫu văn hóa khác nhau.
- ^ a b c d Sherif, M.; Harvey, O.J.; White, B.J.; Hood, W. & Sherif, C.W. (1961). Intergroup Conflict and Cooperation: The Robbers Cave Experiment. Norman, OK: The University Book Exchange. trang 155–184.