Bước tới nội dung

Đồng(II) hydroxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng(II) hydroxide
Cấu trúc của đồng(II) hydroxide
Danh pháp IUPACCopper(II) hydroxide
Tên khácCupric hydroxide
Đồng đihydroxide
Cuprum(II) hydroxide
Cuprum đihydroxide
Nhận dạng
Số CAS20427-59-2
PubChem164826
KEGGC18712
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cu+2].[OH-].[OH-]

InChI
đầy đủ
  • 1/Cu.2H2O/h;2*1H2/q+2;;/p-2
ChemSpider144498
Thuộc tính
Công thức phân tửCu(OH)2
Khối lượng mol97,56068 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu xanh lam hay lục-lam
Khối lượng riêng3,368 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 80 °C (353 K; 176 °F) (phân hủy thành CuO)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcKhông đáng kể
Tích số tan, Ksp2,2 × 10-20[1]
Độ hòa tanKhông hòa tan trong etanol
hòa tan trong NH4OH, KCN
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-450 kJ·mol-1
Entropy mol tiêu chuẩn So298108 J·mol-1·K-1
Các nguy hiểm
MSDShttp://www.sciencelab.com/xMSDS-Cupric_Hydroxide-9923594
Chỉ mục EUKhông liệt kê
Nguy hiểm chínhKích thích da, mắt, đường hô hấp
NFPA 704

0
2
0
 
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD501000 mg/kg (miệng, chuột cống)
Các hợp chất liên quan
Anion khácĐồng(II) oxit
Đồng(II) cacbonat
Đồng(II) sunfat
Đồng(II) chloride
Cation khácNickel(II) hydroxide
Kẽm hydroxide
Sắt(II) hydroxide
Cobalt(II) hydroxide
Hợp chất liên quanĐồng(I) oxit
Đồng(I) chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đồng(II) hydroxide là một hợp chất vô cơcông thức hóa họcCu(OH)2. Đây là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch acid, amonia đặc và chỉ tan trong dung dịch natri hydroxide 40% khi đun nóng.[2]

Điều chế trong phòng thí nghiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phòng thí nghiệm, Cu(OH)2 được điều chế bằng cách cho muối đồng(II) như đồng(II) sulfat hay đồng(II) chloride phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó lọc lấy kết tủa:

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đồng(II) hydroxide là hydroxide lưỡng tính:
Cu(OH)2 + H2SO4CuSO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2NaOH (đặc) > Na2Cu(OH)4
  • Nó bị nhiệt phân:
Cu(OH)2 > CuO + H2O
Cu(OH)2 + NH3[Cu(NH3)4]2+ + 2OH

Đồng(II) hydroxide tetramin Cu(NH3)4(OH)2 (màu xanh tím) được gọi là nước Svayde có khả năng hòa tan cellulose và nitrocellulose. Khi pha loãng hay thêm axit vào dung dịch trên thì cellulose lại kết tủa.[2]

Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3[C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Phản ứng trên giúp nhận biết alcohol đa chức có nhiều nhóm -OH cạnh nhau trong phân tử.
2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO > HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O
Phản ứng trên dùng để nhận biết nhóm chức andehit vì tạo ra Cu2O kết tủa đỏ gạch.
  • Phản ứng màu biuret
Trong môi trường kiềm, peptide tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptide trở lên tác dụng với ion đồng.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dung dịch đồng(II) hydroxide trong amonia, với tên khác là thuốc thử Schweizer, có khả năng hòa tan cellulose. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon, một cellulose fiber.

Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, brook và nhung biển, mà không giết chết cá. Mặc dù các hợp chất đồng hòa tan trong nước có thể có hiệu quả trong vai trò này, chúng thường dẫn đến mức độ tử vong cao ở cá.

Đồng(II) hydroxide đã được sử dụng như là một sự thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một thuốc diệt nấmnematicide.[4] Các sản phẩm như Kocide 3000, sản xuất bởi Kocide L.L.C. Đồng(II) hydroxide cũng đôi khi được sử dụng như chất màu gốm.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  2. ^ a b Hoàng Nhâm (2017). Hóa học vô cơ cơ bản, tập ba - Các nguyên tố chuyển tiếp (ấn bản thứ 10). Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 245.
  3. ^ Sách giáo khoa Hóa học 11 (ấn bản thứ 6). Nhà xuất bản Giáo dục. 2013. tr. 183.
  4. ^ Bordeaux Mixture. UC Integrated Pest Management online. 2007.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Roscoe, H. E., & Schorlemmer, C. (1879). A Treatise on Chemistry 2nd Ed, Vol 2, Part 2. MacMillan & Co. (p 498).
  2. Paquette, Leo A. (1995). Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis, 8 Volume Set. Wiley. ISBN 0-471-93623-5.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]